Chương 3: Những chính sách của Đảng đối với đồng bào Chăm hiện nay. Thực trạng – giải pháp
3.1 Chính sách văn hóa của Đảng đối với đồng bào dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc lại góp phần tô điểm vào vườn hoa văn hóa của Tổ quốc Việt Nam thêm phong phú và đa dạng. Ngày nay, trong xu thế giao lưu và hội nhập, nguy cơ nền văn hóa dân tộc bị mai một, lai căng là đều không thể tránh khỏi. Do đó, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (11/2002) đã nêu rõ: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc;quan tâm và phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất”.
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế Tư bản chủ nghĩa, khẳng định tính thống nhất và toàn diện của nền văn hóa chính là khẳng định nội lực và tạo sức cạnh tranh – cạnh
tranh văn hóa. Đây cũng chính là cội nguồn của sự phát triển bền vững, một xu thế của thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam đa dạng được Đảng ta kế thừa và phát huy chỉ đạo việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, hẹp hòi, kì thị và chia rẽ dân tộc, các chính sách kinh tế, xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”[1, tr 16].
Đại hội lần thứ 7 của Đảng đã xác định: “Đoàn kết, bình đảng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta:.
Nội dung cơ bản của chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc trong gia đoạn hiện nay được thể hiện trong các văn bản, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như sau:
- Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, của nhân dân các dân tộc, cả đa số và thiểu số trong vùng, vì lợi ích trực tiếp của nhân dân các dân tộc thiểu số đồng thời vì lợi ích chung của cả nước…Phương châm chung thực hiện chính sách này là: Trung ương và địa phương cùng làm, Nhà nước và nhân dân cùng làm… trước mắt tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước và đất đai cho sản, sinh hoạt của dân cư, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế,… nhằm xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát triển miền núi và vùng đồng bằng dân tộc thiểu số toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quan tâm đúng mực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, một mặc pháp luật phải đảm bảo quyền bình đẳng đó; mặc khác phải có chính sách và điều kiện để dân tộc vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, coi trọng cán bộ người dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc vừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác, góp phần phát triển nền văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự thống nhất trong đa dạng của “nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
- Có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số,
Trước hết cần tập trung vào việc nâng cao dân trí. Thực hiện có kết quả việc xóa mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho thanh niên và cán bộ cơ sở. Có quy hoạch vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các loại cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển mọi mặt của từng vùng, từng dân tộc. Tăng cường vốn đầu tư cho các trường học. Xây dựng các loại trường, lớp nội trú đảm bảo đủ giáo viên và chỗ học cho các em các dân tộc thiểu số có chữ viết được khuyến khích học chữ dân tộc song song với chữ phổ thông, đồng thời có cơ chế, chính sách quy định cán bộ dân tộc Kinh công tác tại vùng dân tộc tiếng dân tộc để làm tốt hơn cho các công tác dân tộc.
Mở rộng hệ đào tạo cán bộ dân tộc trong các hệ thống trường Đảng, trường Đoàn thể, trường của các lực lượng vũ trang theo chương trình đổi mới. Có chính sách ưu tiên tuyển chọn cán bộ dân tộc vào các trường đào tào bậc Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề. Củng cố các trường Dự bị Đại học, xây dựng các trường Đại học khu vực, Đại học cộng đồng. Chấn chỉnh lại chính sách cử tuyển, đảm bảo đúng đối tượng. Thực hiện miễn giảm học phí cho con em người dân tộc thiểu số học trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thực hiện tốt chính sách, chế độ khuyến khích đối với cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở miền núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng cao và thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học phục vụ có hiệu quả chi sự nghiệp phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Có chế độ, chính sách ưu đãi, động viên về tinh thần và vật chất với các già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong các dân tộc (kể cả chức sắc tôn giáo) trong sự nghiệp đoàn kết các dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chính sách văn hóa của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ là không nhằm đưa các thành tựu văn hóa mới đến với nhân dân, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa chung của đất nước, của nhân loại để phát triển văn hóa của dân tộc mình, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất của cả đồng bào dân tộc Việt Nam lên ngang tầm với thời đại.
Trong lĩnh vực văn hóa, nhân dân các dân tộc thiểu số cần được thông tin về thời sự, chính sách, những thành tựu văn hóa tiên tiến… bằng ngôn ngữ phổ thông và ngôn ngữ của dân tộc mình. Đảm bảo có đủ sách báo, tiến tới có đủ phương tiện nghe nhìn… tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng bảo vệ, kế thừa, phát huy những những truyền thống văn hóa tốt đẹp, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cản trở sự tiến bộ của các dân tộc. Có chính sách đầu tư thích đáng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho các văn nghệ sĩ sáng tác các đề tài miền núi và về các dân tộc thiểu số.
- Nâng cao đời sống kinh tế là yếu tố quan trọng để nhân dân các dân tộc thiểu số có điều kiện hưởng thụ các thành tụ văn hóa, nâng cao dân trí.
3.2 Chính sách văn hóa của Đảng đối với đồng bào Chăm ở Việt Nam
Dân tộc thiểu số Chăm là dân tộc xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta, chính đều đó đã góp phần làm cho nền văn hóa của Việt Nam có nét độc đáo và phong phú hơn. Nhận thức được đều đó, Đảng ta luôn có những chính sách quan tâm đặc biệt đối với đồng bào Chăm, tạo điều kiện và giúp đỡ để đồng bào Chăm không ngừng vươn lên ổn định và phát triển cuộc sống cộng động, đặc biệt nhất là chính sách về văn hóa của Đảng ta đối với Đồng bào Chăm. Điều đó được thực hiện bằng việc Đảng ta đã thi hành nhiều chính sách cụ thể đối với dân tộc như: Chỉ thị số 121-CT/TW ngày 26-10-1981 của Ban Bí thư Trung ương về công tác đối với đồng bào Chăm, Thông tư số 03-TT/TW ngày 17 tháng 10 năm 1991 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng và Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh-trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới.
Để thi hành chỉ thị số 121-CT/TW, riêng về công tác văn hóa đối với đồng bào Chăm, Đảng bộ các tỉnh có đồng bào Chăm cần thực hiện một số công tác sau đây:
- Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc (kể cả người Việt) học tập chính sách dân tộc của Đảng. Trong học tập, có liên hệ kiểm điểm sâu sắc cả về nhận thức và việc làm để phát huy những mặt tốt, khắc phục những suy nghĩ và việc làm sai trái có hại đến khối đoàn kết dân tộc. Từ nay cấm dùng các tên gọi có hàm ý miệt thị như gọi người Chăm là Hời, gọi người Việt là Duôn;
- Phát triển mạng lưới thông tin tuyên truyền tới tận thôn ấp Chăm như loa phát thanh, nhà thông tin, v.v... có hoạt động thường xuyên, có nội dung phong phú, sinh động, có hình thức thích hợp với đồng bào để phổ biến kịp thời đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, động viên phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nếp sống mới, con người mới;
- Tổ chức cho cán bộ và quần chúng nòng cốt dân tộc Chăm đi tham quan thủ đô, các di tích lịch sử chung và những điển hình sản xuất tốt; khuyến khích và giúp đỡ quan hệ trao đổi lành mạnh về các mặt giữa các địa phương, các vùng tôn giáo khác nhau trong nội bộ dân tộc Chăm.cụ thể để khuyến khích họ lao động sản xuất;
- Các địa phương phải bảo vệ giữ gìn tất cả các Tháp Chăm. Đối với những tháp tiêu biểu như Tháp Pô Klông-Garai ở Thuận Hải, cần tiếp tục tu bổ và xây dựng thành nơi thắng cảnh;
- Ngành văn hoá cần tiếp tục sưu tầm các di tích văn hoá của dân tộc Chăm. Đối với các di sản văn hoá quý còn nằm rải rác trong nhân dân thì tích cực vận động đồng bào tập hợp lại để giữ gìn, bảo quản cho tốt và xây dựng thành bảo tàng văn hoá dân tộc;
- Nơi có đồng bào Chăm cần tổ chức lực lượng văn nghệ chuyên nghiệp trong đoàn văn công tỉnh để làm nòng cốt phát triển phong trào văn nghệ quần chúng của dân tộc Chăm;
- Đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào theo đạo Hồi giáo Islam, có kế hoạch cụ thể phát triển số học sinh Chăm ở các cấp học, tạo mọi điều kiện để thiếu niên, thanh niên Chăm đi học được dễ dàng, nhất là đối với học sinh các lớp trên;
- Đối với chữ viết của dân tộc Chăm, phải phân biệt chữ của dân tộc với chữ của tôn giáo, ở những nơi nhân dân có yêu cầu thì thực hiện việc dạy xen kẽ chữ dân tộc với chữ phổ thông theo tinh thần Quyết định số 53-CP ngày 22-2-1980 của Hội đồng Chính phủ;
- Có kế hoạch bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hoá dân tộc Chăm, trùng tu các ngôi tháp Chăm, nhất là số tháp đang ở trong tình trạng hư hỏng; khôi phục một số trung tâm văn hoá tiêu biểu của đồng bào Chăm, trước hết phục hồi trung tâm văn hoá Chăm ở khu vực Phan Rang (Thuận Hải). Tiếp tục thực hiện việc dạy chữ Chăm cổ, tái bản bộ sách giáo khoa chữ Chăm đáp ứng nguyện vọng đồng bào Chăm ở An Giang. Khuyến khích phong trào văn nghệ quần chúng, nhất là ở cơ sở, đầu tư củng cố, xây dựng đoàn văn nghệ Chăm không chuyên đang hoạt động;
- Đi đôi với củng cố và phát triển các ngành học phổ thông, mẫu giáo, bổ túc văn hoá, cần nghiên cứu tổ chức các loại trường phổ thông dân tộc nội trú, mở lại các trường dân tộc PôKlông ở thị xã Phan Rang để đào tạo con em đồng bào Chăm và các dân tộc thiểu số khác theo quy hoạch. Nhà nước xét miễn phí cho học sinh Chăm ở các cấp học, nghiên cứu cấp học bổng cho những học sinh thuộc diện chính sách và học giỏi ở tất cả các cấp học, ngành học; có chế độ trợ cấp thích đáng cho đội ngũ giáo viên người Chăm, nhất là đối với giáo viên dạy song ngữ;
- Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh và xây dựng nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan và những phong tục, tập quán lạc hậu. Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt quan tâm giải quyết bệnh phụ khoa cho phụ nữ và bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em. Cung ứng kịp thời thuốc chống dịch bệnh, các loại thuốc thiết yếu cho phòng chữa bệnh. Nhà nước xem xét miễn viện phí cho đồng bào Chăm nghèo. Khuyến khích khai thác, nuôi trồng và sử dụng;
- Tiếp tục tập trung thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Chăm. Tổ chức lại và nâng cao năng lực sản xuất theo hường chuyển dich cơ cấu kinh tế, tăng nâng suất, chất lượng và hiệu quả để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống về mọi mặt về vật chất và tinh
thần, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, cả trước mắt và lâu dài, trong đó ưu tiên tập trung trước hết là học hành và việc làm cho đồng bào dân tộc;
- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Chăm trong nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở các cấp, tiếp tục duy trì các lớp học tiếng, chữ Chăm đã có và tổ chức thực hiện việc đẩy mạnh, đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi theo chỉ thỉ số 38/2004/CT-TTg ngày 9/11/2004 của Thủ tướng Chính Phủ;
- Thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo, văn hóa, dân tộc. Chủ động tạo điều kiện cho sinh hoạt tín ngưỡng và quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng của quần chúng tín đồ đúng giáo luật, pháp luật. Chăm lo đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm. Đấu tranh có hiệu quả đối với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…Kịp thời ngăn chặn âm mưu ổn định chính trị, xã hội của các thế lực phản động.
- Chăm lo phát triển vùng đồng bào dân tộc Chăm. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ, hiểu biết trong đồng bào dân tộc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước để đồng bào sống gắn bó, hòa nhập với cộng dồng, nhận rõ âm mưu xuyên tạc, kích động, chi rẽ của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức tự lực cánh sinh không trông chờ ỷ lại. Có chương trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đặc biệt cho khu vực này, trên cơ sở huy động nhiều nguồn lực và lồng ghép với chương trình, mục tiêu cho phù với mặt bằng kinh tế, dân trí và tập quán sinh hoạt của đồng bào.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiết, tin tưởng giữa các ủy Đảng, chính quyền các cấp với chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Đáp ứng tốt những yêu cầu chính đáng, hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng tín đồ tu hành theo tín ngưỡng. Kiên quyết đấu tranh và sử lý nghiêm các hành vi lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để vi phạm pháp luật…
3.3 Quá trình và kết quá thực hiện chính sách văn hóa của Đảng đối với đồng bào Chăm