Chương 3: Những chính sách của Đảng đối với đồng bào Chăm hiện nay. Thực trạng – giải pháp
3.4 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa Chămpa hiện nay
3.4.2 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích Chămpa
Kiến trúc đền tháp, thành quách, điêu khắc, bia ký Chămpa có những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu. Nó phản ánh đặc trưng văn hoá, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm, và được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước đánh giá cao như UNESCO đã công nhận quần thể tháp Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới. Nhưng do tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử, chịu tác động bất lợi của tự nhiên, sự huỷ hoại của chiến tranh, sự huỷ hoại của môi trường và con người cho nên rất ít các đền tháp Chămpa, thành quách,...còn giữ được tính chất, hình dáng nguyên ven như thuở ban đầu.
Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới;luật di sản văn hoá đã được Quốc hội khoá X nước ta thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, với những nội dung nhằm bảo vệ, tu bổ, phục hồi các di tích…
Nhằm bảo vệ những di sản kiến trúc Việt Nam nói chung và kiến trúc đền tháp Chămpa nói riêng, bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá đến năm 2020. Quan điểm bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hoá có thể tóm tắt như sau:
Phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn, bảo đảm tính nguyên gốc của di tích.
- Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của di tích.
- Tạo lập sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá với bảo vệ các di tích.
- Nâng cao vai trò quản lí của nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Tất cả những công việc này đảm bảo được mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, và truyền thống văn hiến của dân tộc.
- Trong điều kiện cho phép, các di tích cần được tu bổ, tôn tạo một cách hoàn chỉnh với tư cách là một sản phẩm du lịch có giá trị phục vụ chiến lược phát triển ngành du lịch.
- Tăng cường quản lí của nhà nước về di tích và danh lam thắng cảnh theo hướng mở rộng quá trình xã hội hoá, thu hút rộng rãi sự tham gia của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích, gắn với quản lí nhà nước bằng pháp luật.
Định hướng bảo tồn, tôn tạo Định hướng chung
- Tôn trọng và giữ gìn bằng mọi bịên pháp các thành tố nguyên gốc của di tích;
hạn chế tối đa mọi sự thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới. Giải pháp ưu tiênlà bảo quản, gia cố và tu bổ di tích.
- Trong tu bổ, chống xuống cấp di tích phải ưu tiên vận dụng các quy trình và kỹ thuật thi công truyền thống.
- Việc tu bổ, chống xuống cấp di tích phải tuân thủ quy trình sau: nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng- xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật, dự toán,thẩm đinh, phê duyệt- thi công dưới sự giám sát của nhà chuyên môn và duy trì nhật kí công trình- nhgiệm thu- hoàn chỉnh hồ sơ.
Định hướng cụ thể
- Khoanh vùng bảo vệ di tích.
- Ưu tiên sử dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng truyền thống.
- Các giải pháp kỹ thuật cần dựa trên kết quả nghiên cứu về di tích như khảo sát, phân tích, thí nghiệm vật liệu, kết cấu, nền móng và kỹ thuật xây dựng.
- Về tổng thể kiến trúc, quy hoạch phải phản ánh trung thực hình ảnh, bố cục không giancủa khu di tích như nó vốn có.
- Từ các định hướng nêu trên, việc bảo tồn các đền tháp Chămpa có thể được tiến hànht các công việc cụ thể như sau: gia cường nền móng và chống lún cho các đền tháp; chống mối cho nền đất và các khối xây; làm sạch toàn bộ các mặt tường tháp; gia cố các vết nứt; bảo quản khối xây gạch đá; tái định vị các thành phần rơi vỡ. Dựa vào các căn cứ từ hiện trạng tiến hành tu bổ phục hồi các thành phần kiến trúc quan trọng.
Bảo vệ các thành phần chưa có hiểu biết đầy đủ để tiếp tục nghiên cứu.
Phát huy giá trị văn hóa Chămpa Phát huy giá trị vật thể
Được dựa trên nền tảng khả năng bảo tốn các di tích. Thực chất chỉ có thể phát huy được các giá trị của di tích khi di tích được bảo tồn tối đa các giá trị nguyên gốc và các giá trị chân xác. Tình trạng bảo tồn kiến trúc đền tháp Chămpa hiện còn có thể thấy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
- Dạng thứ nhất là: các di tích còn tương đối nguyên vẹn và đã được gia cố, bảo quản hay phục hồi từng phần, trong đó có những di tích còn được sử dụng với một chức năng tôn giáo nào đó theo nghi thức Chămpa truyền thống. Ví dụ như tháp Po Klaong Girai, Po Rome, hay cụm tháp Bà ở Nha Trang.
- Dạng thứ hai là: các di tích còn lại ở tình trạng kỹ thuật không tốt và chưa thực hiện được việc quan tâm bảo vệ, mặc dù có khả năng gia cố, phục hồi. Ví dụ như tháp Khương Mỹ (Quảng Nam), Bình Lâm, Thủ Thiện (Bình Đinh)…
- Dạng thứ ba là: các phế tích đã được khai quật khảo cổ học, đã được nghiên cứu và bảo vệ và còn nhiều khả năng bảo tồn như các phế tích An Mỹ, An Thiện (Quảng Nam), Khánh Vân (Quảng ngãi), Mỹ Khánh (Huế)…
- Dạng thứ tư là: các khu vực được xác định là phế tích kiến trúc đền tháp Chămpa nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu hay khai quật khảo cổ học một cách đầy đủ như Đồng Dương (Quảng Nam)…
- Và dạng thứ năm là: trường hợp một quần thể rất nhiều tháp như khu di tích Mỹ Sơn.
Đối với mỗi loại hình di tích còn tồn tại, đều cần có những giải pháp phát huy giá trị khác nhau dựa trên nền tảng, như đã nêu, là khả năng bảo tồn các thành phần nguyên gốc và chân xác.
Tuy nhiên, việc phát huy giá trị vật thể các di tích đền tháp Chămpa, trước khi đi vào các giả pháp cụ thể, nhìn chung cần đề cập đến các góc độ như: quy hoạch, kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc…Trong đó, về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc còn liên quan đến kỹ thuật xây dựng. Và ở góc độ này, việc phát huy giá trị di tích cần đựơc hiểu là sự kết hợp giữa việc phát huy các giá trị vật thể với các giá trị phi vật thể, các giá trị được phát huy có ảnh hưởng đến nhau, cái này bổ trợ cho cái kia. Phát huy giá trị về điêu khắc, nghệ thuật
Điêu khắc kiến trúc là một đặc trưng của kiến trúc Chămpa, và điêu khắc tượng tròn là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa. Các hiện vật điêu khắc được tập trung tại bảo tàng điêu khác Chămpa ở Đà Nẵng, bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bảo tàng cổ vật cung đình Huế…các hiện vật này vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa có giá trị khoa học quan trọng trong nghiên cứu.
Các điêu khắc kiến trúc có thể chia thành 2 loại là điêu khắc gạch và điêu khắc trên đá sa thạch. Trong đó điêu khắc trên gạch lại được thể hiện theo hai cách, đó là điêu khắc trước khi nung và sau khi nung. Người Chăm xưa là bậc thầy về kỹ thuật cũng như nghệ thuật thể hiện trông điêu khắc gạch sau khi nung này. Giá trị của chúng ngày càng lan toả trên toàn thế giới, nhất là sau khi khu di tích Mỹ Sơn đã được công nhận là Di sản Thế Giới.
Phát huy giá trị phi vật thể
Các giá trị phi vật thể ngày càng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nó có ý nghĩa quang trọng trong quá trình hội nhập và phát triển hướng tới sự bền vững. Các di sản vật thể bao giờ cũng mang trong nó các giá trị phi vật thể, chỉ có điều là nó thể hiện ra dưới các hình thức khác nhau, tuỳ hoàn cảnh và các gia đoạn lịch sử, cho dù chúng ta thấy rằng các giá trị phi vật thể hầu như ít biến đổi, có tính ổn định và bền vững cao hơn rất nhiều so với di sản vật thể. Tuy nhiên trong bề dày của lịch sử mỗi dân tộc nó vẫn biến đổi, dù là rất chậm. Di sản kiến trúc Chămpa có thể xem là một điển hình như thế.
Phát huy giá trị phi vật thể đã tiếp biến, thích nghi
Nhiều di tích Chămpa hiện nay có thể coi như những di tích khảo cổ kiến trúc.
Trong đó có những di tích chỉ có giá trị về khoa học, nghệ thuật, nhưng có những ngôi tháp còn mang một nội dung tín ngưỡng, văn hoá tiếp biến hoặc văn hoá mới. Cụm tháp Bà là một ví dụ về tiếp biến văn hoá, trong sự bao dung, tiếp nhận và kế thừa những giá trị tín ngưỡng, văn hoá bản địa vốn có. Không những thế nó còn được người Việt phát triển và nơi đây trở thành một trung tâm tín ngưỡng tâm linh, trung tâm văn hoá của người Việt.
Cùng với sự phát triển du lịch không chỉ rất cần thiết bảo tồn mà còn cần và bắt buộc phải quan tâm đến tôn tạo thích nghi cho các di tích như làm cơ sở hạ tầng phục vụ cho du khách góp phần bảo vệ bền vững cho di tích. Song song với nó phải quan tâm tới những nội dung văn hoá mới với hình thức phù hợp như tổ chức các lễ hội trong đó có các nội dung văn hoá Chămpa được tai hiện.
Sự tồn tại nhiều hình thức văn hoá trong bảo tồn tôn tạo thích nghi các đền tháp Chămpa là do các điều kiện lịch sử cụ thể, không thể áp đặt, nó mang tính khách quan của kịch sử. Nắm chắc tính quy luật, hiểu rõ các điều kiện cụ thể là điều kiện quang
trọng để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đền tháp Chămpa một cách tốt nhất.
Cần gắn công tác nghiên cứu, bảo tồn với phát huy giá trị di tích thông qua du lịch lễ hội, du lịch văn hoá, nhất là du lịch văn hoá chuyên biệt tìm hiểu các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, kiến trúc văn hoá của đồng bào người Chăm.
KẾT LUẬN
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Đối với từng quốc gia đều có những nét văn hóa riêng, đặc trưng của quốc gia dân tộc mình, gắn với sắc thái văn hóa của tất cả các dân tộc sinh sống trên quốc gia đó. Việt Nam có 64 tỉnh thành, gắn với 54 dân tộc anh em đang sống trong
đại gia đình nước Việt Nam, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng nhưng lại góp phần không nhỏ làm phong phú và đa dạng hơn nền văn hóa chung của dân tộc.
Những phong tục tập quán, nếp sống gia đình và xã hội, cùng với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật của các dân tộc, trong đó có dân tộc Chăm trên đất nước Việt Nam, đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt mang tính bền vững, đa dạng và phong phú mang sắc thái chung của văn hóa Việt, nhưng lại mang sắc thái riêng của dân tộc Chăm. Những sắc thái riêng đó được thể hiện cụ thể qua từng phong tục tập quán, nếp sống gia đình, hôn nhân, hay tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện thông qua những công trình kiến trúc, điêu khắc, lễ hội …
Khi nói đến văn hóa dân tộc Chăm, chúng ta không chỉ hiểu riêng lẻ về một khía cạnh nào đó, chẳng hạn như nghiêng về tôn giáo, tín ngưỡng, hay những công trình kiến trúc…trong lịch sử dân tộc đó đã tạo ra và các thế hệ sau giữ gìn và phát triển. Mà khi nói đến văn hóa dân tộc Chăm là phải nói đến toàn bộ mọi mặt của đời sống văn hóa họ, bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Nền văn hóa của dân tộc Chăm là kết quả của một quá trình hoạt động nội tại có định hướng, đồng thời cũng chịu sự tác động của nhân tố lịch sử xã hội, sự giao lưu về văn hóa với những cộng đồng người cộng cư trong vùng, và sự giao lưu văn hóa hóa đó đáng kể nhất là với văn hóa Ấn Độ, nhưng sự giao lưu này có chọn lọc và phát triển theo nét riêng cho phù hợp với nơi sống và phong tục tập quán của dân tộc và quốc gia mà người Chăm sinh sống. Chính điều này, đã tạo cho văn hóa Chăm có một nét văn hóa khá độc đáo. Nói đến văn hóa Chăm không thể không nói đến các công trình kiến trúc, thành quách, tác phẩm điêu khắc, bia ký cổ,… Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Chămpa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chămpa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của dân tộc Chăm. Với những công trình kiến trúc đặc biệt là tháp Chăm đã góp phần không nhỏ làm cho nền văn hóa Chăm mang những nét độc đáo riêng không pha lẫn với văn hóa nào.
Những công trình kiến trúc, điêu khắc, thành quách, bia ký cổ đã được tạo ra trong quá khứ, nhưng ở hiện tại công trình kiến đó vẫn mang giá trị văn hóa rất to lớn góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam tỏa sáng hơn. Nhưng hiện nay, những giá trị văn hóa đó đang trong tình trạng xuống cấp, nguyên nhân vì do chiến tranh, thời gian mà đặc biệt là do con người. Chính vì nó mang những giá trị văn hóa mà đòi hỏi chúng ta đặc biệt là các cấp, ban ngành lãnh đạo cần phải có những giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy những những giá trị văn hóa đó. Vì nếu ngay bây giờ chúng ta không có những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát triển thì e là những công trình sẽ bị biến mất trên khỏi mặt đất này, tới lúc đó chúng ta muốn có thì sợ đã quá muộn.
Người Chăm, do nhiều hạn chế về mọi mặt của đời sống nên đồng bào Chăm gặp không ít khó khăn, mặc khác người Chăm sống tập trung chủ yếu ở vùng biên giới, vùng núi,…cho nên rất dễ bị kẻ thù lôi kéo gây chia rẽ kích động, cộng với những mặc trái của nền kinh tế thị trường, tệ nạn và những tiêu cực xã hội đã tác động xấu đến đời sống văn hóa và vật chất của đồng bào Chăm. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho đồng bào Chăm nhằm có những biện pháp tích cực để nâng cao mọi mặt đời sống của họ. Với những chính sách ưu đãi dành cho đồng bào Chăm Đảng và Nhà nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế mà do điều kiện khách quan vẫn chưa thực nhiện được, vì thế Đảng và Nhà nước ta đã và đang đề ra nhiệm vụ và mục tiêu nhằm thực hiện tốt chính sách dành cho đồng bào dân tộc Chăm.
Tóm lại, văn hóa Chăm là một bộ phận của văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Văn hóa của dân tộc này có những giá trị thể hiện bản sắc riêng của dân tộc họ trong công cuộc phát triển văn hóa của đất nước và cũng là nền tảng tinh thần cho quá trình bảo vệ Tổ quốc cũng như sự nghiệp đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước hiện nay. Do đó, chúng ta phải biết tôn trọng, bảo tồn và phát huy nền văn hóa của đồng bào Chăm, cũng như chăm lo và nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần và vật chất của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008). Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam,, Nxb Lao động – Xã hội , Hà Nội.