Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM (Trang 26 - 37)

Chương 2: Đời sống và nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào Chăm ở Việt Nam

2.2 Nét đặc sắc trong văn hóa Chăm ở Việt Nam

2.2.2 Văn hóa tinh thần

Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng, người Chăm cũng vậy, họ cũng có những luật tục. Những luật tục chi phối hầu hết mọi mặt đời sống của người Chăm.

Trong đó có những luật tục thành văn hoặc không thành văn nhưng đều được tin theo gần như tuyệt đối. Chẳng hạn như, khi phụ nữ mang thai phải kiêng cữ nói năng đi lại, khi sinh song phải sống trong phòng kín, tránh tiếp xúc với người lạ. Khi thấy những dấu hiệu ngăn cấm sự tiếp xúc thì mọi người phải có ý thức thực hiện. Người Chăm Hồi giáo thường treo một miếng lưới trắng trên giường sản phụ với mục đích bảo vệ

bà mẹ và đứa bé. Người Chăm cho rằng có loài mang đến niềm hạnh phúc và an lành cho người mẹ, nhưng cũng có loài mang đến niềm bất hạnh. Họ sợ tiếng cú kêu trong vườn nhà vì cho rằng đó là điềm mang đến điều không may. Điều này cũng lý giải vì sao trong vườn nhà Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận rất ít trồng cây .

Đối với người Chăm An Giang kiêng ăn thịt lợn, thịt chó, khỉ rùa, rắn, chuột, chim bay dùng chân quấy mồi. Những gia súc gia cầm, chim, bò, dê,…được ăn nhưng phải đọc kinh Coran trước khi giết và hướng về Thánh địa Mécca làm lễ. Rượu là thức uống bị cấm cấm, tuy nhiên thanh niên Chăm ngày nay do giao lưu với nhiều mối quanh hệ đã có hiện tượng “xé rào” nhất là khi có những cuộc vui chơi nơi mình cư trú. [3, tr 65, 66, 67].

Cấm các hành vi xấu như trộm cắp, dâm ô, cờ bạc, hỗn láo với người lớn, những người có chức trách, giáo chức, các bô lão…

Tập tục người Chăm An Giang hiện nay có thể cho phép lấy vợ, lấy chồng dân tộc khác nhưng bắt buộc người đó phải nhập đạo và phải chịu những quy định nghiêm ngặt của Hồi giáo.

Tuy nhiên, tội nặng nhất đối với tín dồ Hồi giáo là bỏ đạo theo đạo giáo khác.

Chính vì vậy, cho đến nay, hầu như có rất ít trường hợp người Chăm lấy vợ, (chồng) ngoài cộng đồng Chăm hoặc ngoài đạo Hồi.

Bên cạnh đó người Chăm An Giang cũng có một số luật tục như: Tục cấm cung (Gia Sâm), tục kho tanh (Cắt da quy đầu), tục cúng dòng họ có nguồn gốc Minăng kabâu ở Châu Giang, lễ cúng gọi là “Mafch”, tục cúng dòng họ (Bai khel), tục bố thí mùng 1 tháng 10 Hồi lịch,…

Hôn nhân

Do theo chế độ mẫu hệ, nên trong hôn nhân của Chăm Bà La Môn, quyền chủ động thuộc về người con gái hoặc nhà gái. Khác với lễ cưới của người Việt, ở người Chăm không có tục rước dâu, thay vào đó là tục rước rể. Do đó, mọi chi phí cho lễ cưới không thuộc về nhà trai như ở người Kinh mà thuộc về nhà gái. Cũng như lễ cưới của những người dân tộc khác, lễ cưới của người Chăm hàm chứa nhiều khuôn mẫu văn hóa, là những mực thước về liên hệ xã hội của người Chăm, nhằm đảm bảo sự hiện tồn và phát triển không chỉ riêng dòng họ có lễ cưới, mà còn đảm bảo cho sự tồn

tại và phát triển của các cộng đồng dân tộc Chăm. Lễ cưới không chỉ liên quan đến cô dâu và chú rể, mà nó còn liên quan đến cả hai bên dòng gia đình. Nó được bắt đầu từ việc chọn lựa và tìm hiểu cặp vợ chồng tương lai bằng cách xem xét dòng dõi, tổ tiên của hai bên, tức bắt đầu từ việc xây dựng nền móng quan hệ giữa hai nhóm dòng họ.

Tiếp đó là việc giao nhận các nguồn tài chính (tài sản) nhân lực và sự chứng kiến một cách hợp thức lễ cưới; đồng thời cũng là chứng kiến sự mở rộng của các mối liên hệ xã hội giữa các cá nhân trong từng gia đình và giữa các gia đình (với tư cách là nhóm xã hội) có “dây mơ rễ má” với nhau. Những hành vi nghi thức mang tính biểu tượng được thực hiện ở lễ cưới, không chỉ để dành riêng cho cô dân chú rể mà chúng còn có ý nghĩa quan trọng với cả hai dòng họ và cả xã hội xung quanh. Đó là những chuẩn mực xác định những cách ứng xử của cá nhân trong vai trò xã hội nhất định; cũng như trách nhiệm bổn phận của từng người trong những vai trò xã hội nhất định; cũng như trách nhiệm bổn phận của từng người trong những vai trò xã hội ấy. Chính nhờ những lễ cưới, mà màng lưới xã hội giữa các nhóm trước kia có thể là độc lập với nhau, hoặc chỉ có những sự tiếp xúc thông thường, nay trở nên mở rộng và gắn kết nhau một cách chắc chắn hơn.

Mặt khác, lễ cưới bao giờ cũng là nơi bảo lưu nhiều nét văn hóa truyền thống đặc thù nhất của một dân tộc. Do đó, nghi thức đồng thời cũng là những hành vi tiêu biểu được thực hiện ở lễ cưới của người Chăm.

Theo phong tục, nghi lễ hôn nhân của người Chăm Bà La Môn phải trải qua ba giai đoạn. Trước hết là đính hôn. Hai gia đình giao ước với nhau làm thông gia. Cũng theo cổ tục, lễ đính hôn thường được tổ chức vào các ngày thứ ba, hoặc các ngày thứ tư, trong lịch Hồi giáo. Tiếp đó là lễ hỏi chồng; một tuần trước ngày cưới, nhà gái nhờ ông mai mang lễ vật đến nhà trai để hỏi cưới. Nhà trai cùng họ hàng của mình bàn bạc về của cải thách cưới, về thời gian ở rể nhà gái. Ông mai thu nhận ý kiến nhà trai để về thông báo với nhà gái chuẩn bị hôn lễ, cuối cùng là lễ cưới: sáng sớm ngày cưới, nhà trai tụ tập họ hàng để đưa rể về nhà vợ. Ông mai đi trước, chú rể theo sau, tiếp đó là họ hàng, bạn bè thân của chú rể. Đến cách nhà gái khoảng 200m, đoàn đưa rễ dừng lại, chờ nhà gái đến đón. Họ hàng nhà gái mang trầu cau, nước đến, hai bên mới cùng nhau ăn trầu, uống nước trò chuyện. Tiếp đó, nhà gái mời ông mai dẫn chú rể vào nhà.

Ở cửa nhà gái có sẵn thao nước rữa chân và có người đón tiếp cắt nón mũ. Ông mai và chú rễ đi trên chiếc chiếu hoặc tấm phên trải từ cổng nhà đến phòng cô dâu. Phòng cô

dâu có sẵn bàn thờ thần và tổ tiên đặt ngay giữa giường đôi tân hôn. Cô dâu cùng các phụ dâu đón chàng rễ vào bàn lễ. Chàng rễ ngồi bên cạnh cô dâu. Ông mai rót rượu, nước, khấn vái trước bàn thờ, rồi xé đôi lá trầu, miếng cau cho đôi uyên ương. Cả hai ăn trầu rồi nhổ chung vào một ống nhổ. Đây là những hành vi mang tính biểu trưng bắt buộc phải có để nói lên rằng vợ chồng phải cùng đồng lòng phát triển, một sự hợp tác hài hòa, cân đối và đầy tính âu yếm. Sau đó, ông mai cầm tay đôi trẻ đặt vào nhau rồi khắn vái cầu chúc cho cả hai nên duyên vợ chồng. Lễ cúng xong, chú rễ cởi áo cưới đưa cho cô dâu treo lên giường, rồi cô dâu ra tiếp khách (hành vi trao áo để cô dâu treo lên giường mang ý nghĩa công nhận sự có mặt chàng rễ ở nhà cô dâu).

Trong đêm tân hôn đầu tiên, bên bếp lửa, đôi vợ chồng trẻ ăn cùng một mâm cơm với nhau (đây là hành vi mang ý nghĩa “mở màn” cho việc hợp đồng ăn cơm chung cả đời, cùng nhau gánh vác việc gia đình: đói, no, vui, sướng, khổ, cực điều có nhau). Trong bữa cơm này còn có mặt hai ông mai. Sự có mặt của hai ông mai vừa là để xóa đi những ngại ngùng e lệ ban đầu của đôi vợ chồng trẻ. Sau bữa cơm, hai ông mai rút lui để đôi vợ chồng trẻ nghỉ trên chiếc giường có ba ngọn nến cháy sáng cùng khay trầu cau làm ranh giới phân cách hai người: chú rễ nằm hướng đông, cô dâu nằm bên hướng tây. Hai người chỉ được nói chuyện với nhau chứ không được chạm vào nhau. Sau ba đêm liên tiếp như thế, đến đêm thứ tư, ba ngọn nến và khay trầu cau mới được cất đi, cô dâu chú rễ chính thức ”nhập phòng”.

Sau đêm nhập phòng, nhà gái mổ lợn giết gà làm tiệc đãi hai họ. Khi tiệc tan, ông mai đưa hai vợ chồng về nhà bố mẹ chồng để cảm ơn bố mẹ chồng, vừa để nhận phần gia tài được chia.

Đối với người Chăm An Giang, hôn nhân là việc quan trọng hàng đầu và trước tiên của một đời người, vì vậy vấn đề cưới hỏi luôn mang tính đặc trưng của một cộng đồng dân tộc. Người Chăm xem việc hôn nhân đồng tôn giáo là một nguyên tắc cơ bản. Trước khi chưa tiếp thu Hồi giáo, người Chăm An Giang theo chế độ mẫu hệ. Từ khi thấm nhuần tư tưởng đạo Hồi, người Chăm bắt đầu theo chế độ phụ hệ. Do đó, những dấu tích của chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong vấn đề hôn nhân. Điều này được thể hiện rõ như sau:

Gia đình người Chăm An Giang là gia đình phụ quyền, nam giới làm chủ gia đình và xã hội, chồng cưới vợ nhưng phải về ở rễ bên nhà vợ (tàn dư mẫu hệ). Nhưng

gia đình có con trai lớn lên (nam từ 20 tuổi trở lên), cha mẹ thường lân la đến đám cưới vào đêm “nhóm họ” để chọn dâu tương lai của mình, nếu tìm được cô nào ưng ý, gia đình đồng tình cậy ông mai hay bà mai qua nhà gái bàn bạc, trao đổi. Sau khi gia đình đồng ý, mỗi bên cha mẹ thông báo cho con mình biết với mục đích là để chấp hành nghi thức (đạo Hồi) để tổ chứ lễ cưới cho đôi trai gái.

Trong lễ cưới bắt buộc phải có ông mai và bà mai, vì những người ấy rất am hiểu về luật tục tộc, họ sẽ hướng dẫn cô dâu chú rễ về ăn mặc, trang phục, trang sức, trang trí giường chú rễ cô dâu trong ngày nhóm họ, nhất là trang trí phòng cưới để làm lễ động phòng theo đúng tập tục của người Chăm theo đạo Hồi Islam.

Tang lễ

Ma chay của người Chăm An Giang

Khi biết tin một bệnh nhân đang hấp hối, một số hàng xóm được huy động tới để đọc kinh Coran mong linh hồn người chết được thanh thản. Lúc tắt thở, người thân lấy nước vuốt mặt cho người chết, người nhà khóc lóc. Sau đó những chức sắc của Hồi giáo tại địa phương sẽ cầu nguyện cùng mọi người tại nhà và tại huyệt.

Người chết thường được chôn ngay trong ngày, nếu chết ban đêm, sáng hôm sau được chôn ngay. Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho tử thi, không được mặc áo, người ta bọc tử thi vào ba lần vải trắng (không cắt, may mà phải xé vải) thay cho áo quan.

Tử thi được đặt trên một tấm ván, các thanh niên khiên đi (không có quan tài).

Đám tang đi không kèn không trống, thỉnh thoảng ngừng lại để vong hồn người chết nhắn nhủ với cỏ cây. Mộ không xây, chỉ đắp đất, đầu mộ có bia.

Người ta thường chọn một khoảng đất chung quanh thánh đường Châu Giang để đào huyệt, nhưng đất ở đây chặt chọi, người ta có thể đào đất nhà. Huyệt đào sâu hơn đầu, theo hướng Đông – Tây. Dưới cùng, ở mé nam có khoét một cái cổ đặt vừa tử thi vào lỗ khoét đó rồi một tấm ván dùng để chặt tử thi với huyệt.

Tối ngày chôn xong, tại nhà tang lễ hay Tiểu Thánh đường, bà con chòm xóm tập hợp làm lễ tableb (lễ cầu siêu), sau đó dùng cơm với tang chủ. Sau khi chôn cất người quá cố xong, tang chủ phải làm tuần như sau: từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 40, ngày hai lần: buổi sáng mặt trời vừa mọc và chạng vạng lúc mặt trời vừa sắp lặn.

Trong gia đình phải thường xuyên có người ra mộ đọc kinh Coran gọi là lễ baik deah sika bô.

Những ngày làm tuần hay đám giỗ theo trình tự ngày thứ 3, 7,10, 30, 40 và 100, từ đó đến nửa năm mới làm thêm 1 lần là xong. Ngày đám giỗ có mục đích là tập hợp bà con hàng xóm đến đọc kinh Coran cho người quá cố và tang chủ làm cơm đãi khách để đền ơn.

Ngoài đám giỗ, không có cúng kiếng gì nữa và cũng không có tục làm bàn thờ cúng người chết. Nhưng, nếu có món ăn vật quý, nhớ đến người thân quá cố, gia đình có thể mang lễ vật đến nhờ ông Tuôn (thầy dạy kinh Thánh) hay ông Imâm ở Thánh đường làm lễ “Căm gọi” đọc kinh cầu nguyện cho hồn người quá cố. Tục tập ma chay cũng vệ sinh, sạch sẽ. Chết ở chỗ nào, chôn ở chỗ đó không được chuyển cốt. Đám ma không phân biệt người giàu nghèo. Dù giàu có cũng không được xây mộ gạch đá mà mộ đất như nhau, ngoài việc đánh dấu bằng hai tấm bia đá phía đầu và chân người quá cố [21, tr 73].

Trong ấp có người chết thì láng giềng cũng đến viếng để bày tỏ tình làng nghĩa xóm. Những người viếng lần lượt giở khăn che mặt người chết để nhìn lần cuối. Điều này cũng giống với tình nghĩa người Kinh.

Ma chay người Chăm miền Trung

Một người Chăm chết, cả nhà òa khóc lên. Bà con chòm xóm nghe thấy tiếng khóc biết có người qua đời, bèn rú lên kể lể rồi kéo nhau tới nhà người chết. Bà con sui gia thì đem chén đĩa, chăn gối đến cho. Để tạ ơn, gia chủ mổ trâu, giết heo làm lễ, rồi sau đó cùng ăn uống. Một phần đưa tai, mắt, mũi trâu đưa theo đám tang ra mộ cúng cho người chết.

Đám tang có người cầm cuốc đi trước, sau đó là thi hài người chết rồi đến người đi đưa đám. Người Chăm đào huyệt không sâu khoảng hơn một thướt. Huyệt thường đào gần mộ mẹ người chết. Nhà mồ làm trước khi chôn. Người chết được người sống chia một phần của cải bằng cách phá hỏng đi rồi bỏ ngoài mộ. Chôn cất xong, thân nhân người chết kiêng cữ một ngày, ở luôn trong nhà, không ra ngoài và mua bán gì. Người Chăm có nghĩa địa riêng, thường ở trên những khu đồi cao ráo.

Ngôn ngữ,chữ viết

Bởi cư dân Chăm sống rải rác nhiều khu vực nên ảnh hưởng của ngôn ngữ bản địa. Người Chăm Bình Định, Phú Yên sử dụng tiếng Ba Na, Việt. Người Chăm An Giang, Tây Ninh sử dụng thành thạo tiếng Kinh, Mã Lai. Đây là lợi thế trong giao tiếp, buôn bán. Ý thức giữ gìn ngôn ngữ và bảo tồn văn hóa của người Chăm rất cao. Các chức sắc, người già trong làng, kể cả gia đình thường nhắc nhở con em mọi người trong xóm sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hằng ngày. Hiện nay, chữ viết Chăm được đưa vào giảng dạy, chương trình được các giáo viên Chăm soạn thảo, lồng vào các tiết học chính quy giảng dạy cho các em dân tộc Chăm gọi là song ngữ Việt Chăm.

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng sơ khai, nguyên thủy

+ Tôtem giáo, các dòng họ người Chăm còn tôn thờ các thần tình yêu (A tâu cơk ) và thần biển (A tâu pathik). Các dòng họ này còn lấy tên các loại cây đặt cho dòng họ, như “cây me lửa” (Guăp amin pui), “cây cóc hành” (Guăp kađak).”cây sung”

(Guăp Jar)…

+ Loại hình tín ngưỡng nữa là dòng bùa giải ma thuật để chữa bệnh, ngăn chăn sự quấy phá của ma quỷ, hoặc tạo nên sức mạnh cho con người, do thầy pháp thực hiện.

+ Những hình thức tính ngưỡng cổ xưa có liên quan đến sự tôn thờ thần tình yêu, biểu hiện ở việc thờ cúng âm – dương vật, trong tục múa phồn thực (Yang jri), múa đầu năm (RiJa Nưgar).

+ Tín ngưỡng của người Chăm còn thể hiện trong các tục cúng tế của dòng họ, gia đình, tục thờ cúng tổ tiên do thầy Vỗ (Mư đuôn) và vũ sư (muk RiJa) thực hiện với nhiều hình thức lên đồng.

Tín ngưỡng dân gian của người Chăm còn thể hiện gắn liền với lễ hội.

+ Lễ múa tống ôn vào đầu năm Chăm lịch mục đích cầu xin thần linh ban cho thời tiết thuận lợi và tống tiễn điều xấu của năm cũ, đón điều tốt lành cho năm mới.

+ Lễ chặn nguồn nước (Kap halâu Krauan), tổ chức vào tháng 8 Chăm lịch tại đầu nguồn các sông lớn, nhằm ngăn lũ lụt (nghi lễ này hiện nay cơ bản không còn).

+ Lễ chém trâu tế thần (Ngăn Kaban Yang Patau), tổ chức 7 năm lần vào tháng Chăm lịch (tại núi đá trắng thôn Như Bình, Ninh Phước, Ninh Thuận). Lễ vật là một con trâu trắng, gà, bánh trái,…

Ngoài ra còn một số nghi lễ liên quan đến nông nghiệp, chủ yếu do từng gia đình thực hiện, ở tại nhà; lễ vật thường là gà, rượu, trừng, cơm, canh… [3, tr 30,31].

Bên cạnh những lễ hội của người Chăm nói chung, như: PôDam, lễ cầu mưa, lễ hội Katê, lễ Tống Na, lễ xây cột đâm trâu, lễ Yô yang, lễ Rija,… thì người Chăm An Giang cũng có một số lễ hội truyền thồng như: lễ Đại xá, Đại, lễ xả Chay, lễ hội hát Gi, lễ tạ ơn, lễ cầu an, lễ sinh nhật Mohammed, lễ giáo chủ thăng thiên (Nabi Nao Mekrat).

Nhìn chung, tín ngưỡng dân gian của người Chăm đa dạng, nhưng ngày nay với sự phát triển về dân trí, khoa học nên niềm tin tín ngưỡng giảm dần, một số nghi lễ cúng tế các vị thần không còn nữa. Tuy vậy, tín ngưỡng Chăm đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng dân tộc này suốt bao thế hệ, trở thành yếu tố tâm linh làm hạt nhân tồn tại của một số tôn giáo, làm cho diện mạo tôn giáo Chăm có nét độc đáo mang bản sắc văn hóa riêng.

- Về mặt tôn giáo

+ Đạo Hồi Bàlamôn được truyền vào người Chăm ngay từ đầu Công nguyên.

Người Chăm tiếp nhận Bàlamôn, có sự cải biến, phát triển gắn với đặc điểm lịch sử, văn hóa của mình nên mang một sắc thái riêng biệt.

Trong các ngôi đền tháp có thờ các vị thần: Brahma (thần sáng tạo), thần Siva (thần hủy diệt), thần Vishnu (thần bảo tồn). Các vị thần đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến là hình tượng Linga –Yoni (âm – dương). Các thần còn được người Chăm đồng nhất với các vị thần (thần dân tộc) như Pônưgar, Pôklongirai và Pônômê. Ngoài theo đạo Bàlamôn, người Chăm còn thờ các vị vua, hoàng hậu, các vị tướng dân tộc, thần đất, thần sông, thờ tổ tiên và cả thánh Ala của đạo hồi. Hiện nay các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận có tới 97 vị thần mà người Chăm theo đạo Bàlamôn kêu cầu, cúng tế.

Tầng lớp tu sĩ trong đạo Bàlamôn của người Chăm là Paseh (nghĩa là thông thái) là chỗ dựa tinh thần của cộng đồng. Họ lưu giữ các kinh luật, thánh ca, truyện

Một phần của tài liệu NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)