Nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đạo đức NHO GIÁO đến GIÁO dục GIA ĐÌNH VIỆT NAM từ TRUYỀN THỐNG đến HIỆN đại (Trang 23 - 32)

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ NHO GIÁO VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

1.3. Nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo

Đạo đức Nho giáo gồm một hệ thống các phạm trù nhất quán, chặt chẽ, nhất quán và có liên quan mật thiết với nhau. Tam cương, ngũ thường là nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo, nó chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng: “Tam cương” là nền tảng tư tưởng của đạo đức Nho giáo, còn “Ngũ thường” là giá trị đạo đức cao nhất của Nho giáo. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét những biểu hiện của đạo đức Nho giáo qua Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1.3.1. Nhân

Trong thuyết Nho giáo, cụ thể là trong Luận ngữ chúng ta thấy chữ “nhân” được nhắc đến nhiều lần và trở thành tư tưởng cốt lõi của đạo đức Nho giáo. Theo Nho gia, đức lý tưởng này bao hàm trong nó mọi đức tốt đẹp khác. Người có đức “Nhân” đồng nghĩa với người hoàn thiện nhất nên “nhân” là nghĩa rộng nhất của đạo làm người.

“Nhân” được coi là tiêu chuẩn cao nhất trong đạo làm người.

Đạo làm người có hàng ngàn, hàng vạn điều nhưng quy chung lại chỉ là những điều đối với mình và đối với người khác, nên “nhân” có thể hiểu là cách cư xử với mình và cách cư xử với người.

Đối với mình: “Trước hết phải làm những việc khó, sau hưởng thành quả mới có thể gọi là nhân” [9,tr.199]. Khác với những người “bất nhân” – những người không cam chịu cảnh khốn quẫn và cũng không thể hưởng lâu dài cảnh khoái lạc – người

“nhân” sẵn sàng sống trong cảnh vui vẻ dù bất kì hoàn cảnh nào, dù đấy là vinh hoa hay đói nghèo, túng thiếu, vì đối với người “nhân” cái cao cả nhất là “đức nhân” của mình.

Người sáng lập ra Nho giáo đã đề cập đến nhiều biểu hiện khác nhau của đức nhân, song, chung quy lại “Người có đức nhân là người phải nghiêm trang, tề chính,

rộng lượng, khoan dung; đức tín, lòng thành; siêng năng, cần mẫn; bố đức, thi ân”

“Nghiêm trang, tề chỉnh sẽ làm người khác không dám khinh nhờn; rộng lượng, khoan dung sẽ làm người khác bị thu phục; đức tín, lòng thành sẽ làm người khác phải tin cậy; thi ân, bố đức sẽ làm người khác bị sai khiến và cần mẫn, siêng năng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích” [Luận ngữ].

Đối với người: nguyên tắc suốt đời người có đức nhân phải theo là “ái nhân”

(thương yêu người khác). Khổng Tử dạy: “Người nhân muốn tự lập lấy mình thì cũng phải lo tập cho người, muốn thành đạt cho mình thì cũng phải lo thành đạt cho người.

Người nhân ứng xử với mình thế nào cũng phải ứng xử với người khác như thế”

[9,tr.211-212].

Tất nhiên, theo Nho gia không phải bất kì ai người nhân cũng phải thương yêu, đùm bọc. Đạo lý của xã hội luôn luôn là tiêu chuẩn để người nhân phân định, đánh giá, tỏ thái độ của mình đối với người khác.

Đánh giá vai trò của đức nhân, Khổng Tử cho rằng: Nếu tâm con người luôn hướng về đức nhân thì không bao giờ con người nghĩ đến chuyện phản loạn, miệng không nói những điều sàm bậy và thân không dấn vào việc ác. Chính vì vậy, đối với dân, đức nhân cần thiết hơn cả lửa, nước và đối với những người cầm quyền, đức nhân như một thành trì vững chắc để giữ gìn và bảo vệ những gì họ đạt được.

Như vậy, “Nhân” là phạm trù quan trọng nhất, cơ bản nhất trong đạo đức Nho giáo. Nhân là cái đích tu dưỡng của Nho học. Song, Nhân chỉ dừng lại ở nguyên tắc mang tính phổ quát. Cái cụ thể của nguyên tắc này là “Hiếu”.

Chữ “hiếu” được người Trung Quốc nói đến rất sớm. Những bản kim văn như Đại Khắc Đỉnh, Trung Đôn, Quốc Khương Ân, Đỗ Bá Sở đã đề cập đến “Hiếu”. Kinh thi cũng nói về trung hiếu, khắc hiếu…Ở đây chữ hiếu đã đề cập đến quan hệ giữa người với người, song, nó thuộc đời sống chính hệ, nó như sợi dây nối liền bề dưới với bề trên, nối liền con người với tổ tiên, thần thánh; còn “hiếu” với tính cách là chuẩn mực đạo đức, như các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã khẳng định, đến đời Khổng Tử mới hoàn toàn rõ nét.

Theo Khổng Tử, Hiếu có lúc là cội nguồn của Nhân và cũng có lúc Hiếu với Nhân là một. Sách Luận ngữ có ghi lại lời Hữu Tử phản ánh tư tưởng Hiếu là cội nguồn của Nhân như sau: “Bậc quân tử luôn chú vào việc gốc. Cái gốc vững vàng thì đạo lý từ đó mà sinh ra. Hiếu đễ chính là cái gốc của đức nhân đó chăng?” [9,tr.6].

Sách Luận ngữ cũng ghi: có lần Tể Ngã hỏi Khổng Tử: “Cái tang ba năm tưởng nên thâu lại một năm cũng đã là dài rồi. Người quân tử ba năm chẳng tập lễ thì sự học lễ của mình ắt hư hỏng, ba năm chẳng tập nhạc thì nhạc ắt cũng lụi bại. Vả lại lúa trọn năm thì lúa cũ đã ăn hết, lúa mới đã gặt xong, những cây lúa lửa cũng đã dùng hết cả.

Vậy nên để tang một năm là cũng được rồi”. Khổng Tử lại hỏi: “Trong khi chưa mãn tang ba năm, mà ăn gạo thơm, mặc áo ấm thì người có an lòng chăng?”…Này, bậc quân tử khi cư tang dẫu ăn đồ ngon cũng không biết mùi vị, dẫu nghe nhạc hay cũng chẳng thấy vui…

Tể Ngã lui ra. Khổng Tử than rằng: “trò Dư là người bất nhân”.

Hiếu theo Khổng Tử là vô vi, vô cải.

Như vậy, nếu Nhân là đức cao nhất của con người và nếu thực chất của nhân là hiếu thì hiếu trở thành ý nghĩa lớn lao của cuộc sống.

Tóm lại, Nhân chính là đạo làm người. Đạo làm người rất sâu rộng, vừa xử thế vừa là tu nhân, tức là cả đối với mình và đối với người, nói vắn tắt chính là “trung”

thứ”. Đó là những điều theo Nho giáo là hợp với đạo trời và lòng người. Nếu Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc giữa con người với con người thì Nghĩa là trách nhiệm để thực hiện tình cảm đó.

1.3.2. Nghĩa

Với nội dung và ý nghĩa sâu rộng như trên, nhân không chỉ bao hàm hiếu đễ, trung tín mà còn gốm cả đức “nghĩa”. Tư tưởng nhân nghĩa đã được các thế hệ nhà Nho nối tiếp nhau bàn rất sâu sắc, rất kỹ và trở thành một giá trị đạo đức truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc của người Trung Hoa.

Theo Khổng Tử, “nghĩa” được hiểu trước hết là lẽ phải, là việc cần phải làm về mặt đạo đức. Ông cho rằng người quân tử thấy điều gì đáng làm, hợp nghĩa thì cứ làm mà không cần tính toán lợi hay hại cho bản thân. Khổng Tử đã từng nói: “Bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì người cố ý làm, không có việc gì người cố ý bỏ, hễ

hợp nghĩa thì làm”. Về tư tưởng này của Khổng Tử sau này được sách Trung Dung giải thích rõ hơn : “Nghĩa là cư xử cho thích hợp”.

Thứ hai, “Nghĩa” là cái đối lập với “lợi”. Sách Luận ngữ đã ghi lại lời nói của Khổng Tử như sau: “Bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân rành rẽ về việc lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiều nhân dụ ư lợi) [9,tr.114]. Ở đây phải thấy quân tử và tiểu nhân là hai loại người đối lập nhau không phải chủ yếu vì địa vị xã hội mà chủ yếu là về đạo đức, nên khi cho rằng: “Quân tử tinh tường về việc nghĩa” còn “tiểu nhân thì rành rẽ về việc lợi” không phải Khổng Tử chỉ đề cập đến cái trí, đến sự hiểu biết của hai loại người này mà còn muốn xác định sự khác nhau cơ bản giữa hai nhân cách.

Tư tưởng “nghĩa”, “lợi” đối lập nhau được Mạnh Tử khẳng định trong các lời dạy của mình. Trình rằng, Mạnh Tử ra mắt Lương Huệ Vương, Huệ Vương hỏi: Mạnh tiên sinh chẳng ngại đường xa đến đây, hẳn có cách gì đem lại cái lợi cho đất nước tôi?

Mạnh Tử đáp: Vua cần gì phải nói đến việc lợi. Hãy nói việc nhân nghĩa mà thôi. Nếu ở trên bậc quốc vương nói rằng: có cách gì để làm lợi cho đất nước ta. Kế đó hàng đại phu nói rằng: có cách gì làm lợi cho gia tộc ta. Hạng sỹ và hạng bình dân cũng nói rằng: có cách gì làm lợi cho thân phận ta. Như vậy, từ trên xuống dưới đều tranh nhau mối lợi, ắt vận nước phải lâm nguy… Kẻ trên, người dưới đều làm việc lợi trước, việc nghĩa sau thì người này tước đoạt hết của cải của kẻ kia mới vừa lòng. Trái lại, chưa hề có người quí điều nghĩa nhân, mà lại bỏ bê cha mẹ, bà con mình; chưa hề có người trọng điều nghĩa mà lại coi việc vua, việc nước nhẹ hơn việc riêng của mình. Vậy vua chỉ nên nói việc nhân nghĩa mà thôi”.

Thứ ba, “Nghĩa” đồng nghĩa với “Nhân”. Trong những lời dạy, Khổng Tử thường nhấn mạnh đến Nhân. Ông cho rằng: “Người có nhân chẳng vì lẽ bảo toàn sự sống của mình mà làm hại đức nhân. Người ấy có thể tự quyên sinh để giữ tròn đức nhân” (Chí sỹ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân) [9,tr.554].

Còn Mạnh Tử ví sinh mạng con người như cá, đức nghĩa như bàn tay gấu (món ăn rất quý của người Trung Quốc), giữa hai món ấy, được chọn một, Nho sỹ không ngần ngại gì khi phải bỏ cá. Ông viết: “Cá là món ăn ta thích ăn, bàn tay gấu là món mà ta cũng chuộng. Nếu chẳng được luôn cả hai món ấy một lượt, ta sẽ bỏ cá mà lựa bàn tay

gấu. Sống thì ta cũng ham, nghĩa thì ta cũng mộ. Nếu chẳng được cả hai thứ ấy một lượt, ta sẽ bỏ mạng sống để chỉ giữ lấy nghĩa mà thôi”.

Như vậy, nếu ở Khổng Tử, con người sẵn sàng chết vì nhân và đến Mạnh Tử con người sẵn sàng chết vì nghĩa thì nhân và nghĩa có gì khác nhau. Điều này còn thể hiện khá rõ khi nói đến nhân, Nho gia sau này thường để nhân đi cùng với nghĩa để thành nhân nghĩa.

Nói về nhân nghĩa Mạnh Tử viết: “Tôi vì nhân nghĩa mà thờ vua con vì nhân nghĩa mà thờ cha, em vì nhân nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha con, anh em đều bỏ lợi, đến với nhau chỉ vì lòng hâm mộ nhân nghĩa. Quốc gia như thế mà chưa hưng thịnh thì chưa từng có”.

Tóm lại, đối với Khổng – Mạnh, nhân nghĩa là vô cùng quan trọng, mọi đức khác của con người cũng từ nhân, nghĩa mà ra, cũng như vạn vật trong trời đất đều do âm dương, cương nhu mà thành.

1.3.3. Lễ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, lúc đầu “Lễ” là cái để thờ cúng thần, là cái gọi việc cúng thần. Lễ khởi thủy từ việc ăn uống như đồ xôi mổ lợn, rót rượu vào chén mà bưng lên, dìu bọc rơm với trống đất dường có thể bày tỏ niềm tôn kính với quỷ thần… Ở đây lễ mang tính chất tôn giáo là chủ yếu.

Khi người Chu lên ngôi, bằng việc tôn giáo hóa chính trị, lễ trở nên đa dạng và phức tạp hẳn lên. Lễ lúc này được chia thành năm loại gọi là ngũ lễ gồm: Cát lễ, Hung lễ, Quân lễ, Tân lễ và Gia lễ.

Từ nhà Chu trở đi, ngoài tính chất tôn giáo, lễ còn bao hàm mọi nghi thức trong xã hội, kể cả những vấn đề về thể chế chính trị. Những quy định này cực kì chi tiết, nó đi vào cả những hoạt động cá nhân, gia đình như ăn, măc, đi, đứng, chào hỏi, cưới xin, ma chay, hội hè, đình đám… của từng loại người trong xã hội. Theo lễ, thì người sang, người hèn có y phục phân biệt, đồ dùng phân minh, ngôi thứ phân định…

Vì muốn khôi phục lại tôn chỉ của nhà Chu và nhận thấy lễ rất hữu ích cho việc thực thi thuyết Chính danh nên Khổng Tử rất coi trọng lễ. Ông đã san định lại lễ và từ ông trở đi Nho gia đã khai thác triệt để ở góc độ luân lý của nó.

Sở dĩ như vậy vì:

Thứ nhất, căn cứ vào lễ có thể xác định được vị trí của từng người trong các quan hệ. Lễ đã đóng vai trò là cái định ra sự phân minh trong trật tự xã hội, trật tự gia đình và cũng là cái định sự thân – sơ trong giao tiếp.

Thứ hai, với những quy định chặt chẽ, tỉ mỉ cho mọi hành vi, hành động và đồ dùng trong cuộc sống, lễ từng ngày, từng giờ tác động đến tâm tư, tình cảm của con người, góp phần tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội đòi hỏi.

Thứ ba, cũng với những quy định chặt chẽ, tỉ mỉ cho mọi hành vi, hành động và đồ dùng trong cuộc sống, cùng với việc góp phần tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội đòi hỏi, lễ đóng vai trò không nhỏ trong việc kìm hãm những đam mê của cá nhân mà cộng đồng muốn chế ngự.

Với những công dụng nói trên, “lễ ngăn cấm những điều tà đạo từ khi nó chưa hình thành, lễ giúp con người tiến gần đến điều thiện và tránh xa điều ác mà bản thân con người không biết ”.

Về nguồn gốc của Lễ, Tuân Tử cho rằng: “Con người sinh ra ai cũng có lòng ham muốn. Ham muốn mà không được thì không thể tìm tòi, dò hỏi. Tìm tòi, dò hỏi mà không có chừng mực thì không thể không tranh. Tranh thì loạn. Loạn thì khốn cùng.

Tiên vương ghét loạn cho nên chế định ra lễ để phân ra trật tự” hoặc “trời đất là nguồn gốc của sự sống, tổ tiên là nguồn gốc của giống nòi, vua và thầy là nguồn gốc của nền bình, trị. Không có trời, đất thì sự sống ở đâu mà ra? Không có tổ tiên thì giống nòi ở đâu mà có? Không có vua, thầy thì nền bình, trị ở đâu mà được thiết lập?

Ba nguồn đó mà mất một thì con người mất yên. Muốn yên thì trên thờ trời, dưới thờ đất, tôn kính tổ tiên, quý trọng vua, thầy… Đó là nguồn gốc của lễ”.

Về vai trò của lễ, Tuân Tử viết: Trời đất nhờ lễ mà hòa hợp; mặt trăng, mặt trời nhờ lễ mà sáng tỏ; bốn mùa nhờ lễ mà có thứ tự; tinh tú nhờ lễ mà chuyển vần; sông ngòi nhờ lễ mà lưu thông; vạn vật nhờ lễ mà sống còn; ưa ghét nhờ lễ mà đúng mức;

mừng giận nhờ lễ mà đúng mực. Đúng là lễ như dây, như thước của người thợ. Nảy dây mực thì không ai lừa dối được thẳng, cong; bắc cán cân thì không ai lừa dối được nặng, nhẹ; đặt cái quy, cái củ thì không ai lừa dối được vuông, tròn. Vậy nên, dây mực là tiêu chuẩn cực tốt của sụ ngay thẳng; cái cân là tiêu chuẩn tốt của cực sự thăng bằng;

cái quy, cái củ là tiêu chuẩn cực tốt của sự vuông, tròn. Còn lễ là tiêu chuẩn cực tốt của đạo làm người trong cuộc sống.

Tuân Tử khẳng đinh: Lễ rất mực uy nghi vì nó phân biệt trật tự trên dưới. Lễ rất mực rành mạch vì nó phân biệt lời phải, lẽ trái. Thiên hạ theo lễ thì trị, không theo lễ thì loạn, theo lễ thì yên, không theo lễ thì nguy, theo lễ thi còn, không theo lễ thì mất.

Với cách khẳng định này, cùng việc thuyết phục, Tuân tử đã bộc lộ thái độ răn đe để con người tuân thủ theo.

Có thể nói, với những quy định của lễ và việc truyền bá có tính chất khuyên con người tự giác thực hiện, vừa có tính chất cưỡng bức con người thực hiện, lễ đã từng ngày, từng giờ tạo ra thói quen đạo đức của cá nhân, của toàn xã hội.

Nếu nhân là đức cao nhất của con người, là đức mà con người phải vươn tới thì như Khổng Tử đã nói: “khi con người tự kiềm chế mình, làm theo những điều lễ đã dạy, con người sẽ đạt đến đức nhân, xã hội sẽ có nhân” . Chính vì thế Nho gia chủ trương: “Không xem, không nghe, không nói, không làm những gì không hợp với lễ”.

Với quan điểm trên, lễ trở thành công cụ hữu hiệu nhất để Nho gia thực hiện thuyết “Chính danh”, và đấy cũng là tại sao lễ quan trọng đến vậy, lễ chỉ đứng sau nhân.

1.3.4. Trí

Theo Khổng Tử, trí được hiểu là sự minh mẫn, sáng suốt của con người để có thể phân biệt được người chính, kẻ tà. Vì thế, khi Phàn Trì hỏi về trí thì ông nói: “Trí là biết người”. Phàn Trì chưa hiểu, Khổng Tử giải thích: “Là dùng người trực, bỏ kẻ gian, như vậy có thể giáo hóa kẻ gian thành người trực” [9,tr.436].

Khổng Tử còn dạy học trò: “Kẻ tìm chỗ ở không biết dựng nhà nơi Lý tốt không thể gọi là người có trí” (Lý: Tên gọi một khu dân cư có khoảng 25 gia đình sinh sống);

hoặc, có lần Tể Dư hỏi: “Giả sử có người nhân biết có kẻ ngã xuống giếng, người nhân có nên nhảy xuống cứu chăng?. Khổng Tử đáp lại: “Nên đến đó để tìm cách cứu chớ đừng nhảy liều xuống mà thiệt thân. Hãy để bị lừa gạt bởi những điều có lý chứ đừng để bị mê muội bởi những điều đần độn”.

Như vậy, trí là sự hiểu biết nói chung để phân biệt, đánh giá con người và tình huống, qua đó xác định cho mình cách ứng xử đúng đường, đúng đạo. Là cái hướng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đạo đức NHO GIÁO đến GIÁO dục GIA ĐÌNH VIỆT NAM từ TRUYỀN THỐNG đến HIỆN đại (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)