Những ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đạo đức NHO GIÁO đến GIÁO dục GIA ĐÌNH VIỆT NAM từ TRUYỀN THỐNG đến HIỆN đại (Trang 36 - 40)

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục gia đình Việt Nam

2.2.1. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục gia đình Việt Nam truyền thống

2.2.1.1. Những ảnh hưởng tích cực

Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa, có nhiều liên quan ảnh hưởng đến nhiều phạm trù khác về đạo đức và cuộc sống của con người.

Nho giáo coi con người là cơ sở của xã hội, đề cập đến kỷ cương và ổn định xã hội. Tề gia và trị quốc là hai công việc gắn bó với nhau như Mạnh Tử nói: “Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia”. Nho giáo xây dựng mối quan hệ rất chặt chẽ trong gia đình đó là mối quan hệ: Cha – con, chồng – vợ, anh – em. Trong ba mối quan hệ này thì quan hệ cha con được biểu thị bằng chữ “ Hiếu” và được Nho giáo đặt vào vị trí cực kì quan trọng.

Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong tục và theo tín ngưỡng nhưng về sau lại được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội.

Nho giáo cho rằng “hiếu” là nết đầu tiên trong trăm nết, người có “hiếu” là người có ý thức đầy đủ về tình cảm, bổn phận của mình đối với cha mẹ. Đó là sự biết ơn và ý nguyện thường xuyên làm sao để cha mẹ được vui sướng, dù mình phải ăn gạo xấu, uống nước lã cũng cam lòng.

Nho gia cho rằng: Làm cho cha mẹ được tôn trọng là bậc hiếu cao nhất, không làm nhục đến cha mẹ bậc hiếu thứ hai, có thể nuôi cha mẹ là bậc hiếu cuối cùng.

Đối với Nho giáo, hiếu là cái đạo cần phải làm của mọi người. Trong xã hội, việc đầu tiên cần phải làm của mỗi người là chịu khó học tập, rèn luyện bản thân để có thể

“lập thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”.

Như vậy, hiếu đòi hỏi người con cần phải:

Thứ nhất, phải có trách nhiệm làm cho cha mẹ được xã hội tôn trọng, mà chỗ làm cho cha mẹ được tôn trọng chi cực không gì bằng đem cả thiên hạ phụng dưỡng cha mẹ.

Thứ hai, giữ địa vị của cha mẹ, là theo lễ của cha mẹ, kính trọng những người mà cha trọng, mến những người mà cha yêu, trọng người đã qua như trọng người đang tồn tại. Để làm được như vậy, theo Khổng Tử “cha mẹ còn sống phải xem xét chí của cha, cha mẹ mất rồi thì phải xem việc làm của cha, ba năm không thay đổi lời cha dạy, như thế có thể gọi là hiếu vậy

Thứ ba, biết phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ còn sống, điều này có ý nghĩa khi phụng dưỡng cha mẹ thì phải kính cẩn, phải có lễ. Khổng Tử chỉ: “Đời này hễ thấy ai nuôi cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng những con thú như con ngựa thì người ta cũng nuôi. Cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật” [Luận ngữ]. Vì vây, khi phụng dưỡng cha mẹ cần phải kính cẩn, chăm sóc cha mẹ.

Một mặt chỉ rõ nội dung chữ hiếu; mặt khác Nho giáo chỉ rõ những việc làm được coi là bất hiếu và đáng bị xã hội lên án. Những việc được Nho giáo xem là bất hiếu gồm có:

Một là, làm những chuyện bậy bạ khiến cho cha mẹ mang nhục

Hai là, nhà nghèo mà cha mẹ lại già yếu nhưng chẳng chịu ra làm quan để nuôi cha mẹ.

Ba là, không có con nối dõi khiến cho cha mẹ không có người hương khói

Trong ba điều bất hiếu nói trên, Nho giáo xem không có con nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất.

Nho giáo chủ trương xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình và phát triển chúng thành mối quan hệ trong toàn bộ xã hội, trong việc xây dựng những tình cảm và những đức tính tốt trong xã hội. Vì vậy, muốn đánh giá được phẩm chất một con người ở ngoài xã hội, muốn xem có nên cân nhắc và sử dụng họ hay không, trước tiên phải xem tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao, có đối xử tốt trong gia đình thì mới đối xử tốt ngoài xã hội.

Các triều đại phong kiến xã hội Việt Nam cũng vậy, đều lấy chữ hiếu để củng cố gia đình, lấy chữ hiếu để làm những chuẩn mực cho những giá trị của xã hội, làm tiêu

chuẩn để rèn luyện nhân cách, để ràng buộc con người đối với con người. Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn nên tư tưởng hiếu hay nói cách khác là đạo hiếu ở trong gia đình Việt Nam cũng vậy. Được thể hiện cụ thể như sau:

Công việc của đạo đức trước hết thể hiện con cháu phải nuôi dưỡng cha, mẹ, ông, bà đây chính là yêu cầu tối thiểu của mỗi thành viên trong gia đình.

Hiếu chính là nhân cách của con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị của một xã hội cao quý.

Đạo hiếu là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng họ. Trong cộng đồng gia đình của người Việt Nam từ xưa đến nay phổ biến là gia đình nhỏ. Quan hệ bằng ngang được ứng xử theo nguyên tắc thứ lễ, lễ nghĩa; quan hệ dọc phải ứng xử theo nguyên tắc hiếu, kính.

Vì vậy, chữ hiếu trở thành phong cách sống của nhiều gia đình Việt Nam, trở thành chuẩn mực đạo đức và ứng xử trong luân lý.

Trong mối quan hệ vợ - chồng, Nho giáo đòi hỏi phải có sự hòa thuận, vợ chồng phải biết yêu thương nhau. Điều này có nghĩa, trong một gia đình thì người chồng phải biết yêu thương vợ con, chăm sóc cho vợ con, chăm lo cho vợ con và là chổ dựa của vợ con. Ngược lại, người vợ phải biết chăm lo, vun vén cho gia đình mình và gia đình nhà chồng, phải biết nghe theo chồng.

Nho giáo rất đề cao việc gia đình hòa thuận, coi thuận vợ thuận chồng là cái gốc của xã hội thái bình.

Gia đình truyền thống trước đây chịu ảnh hưởng nhiều của đạo đức Nho giáo, một trong số đó – loại gia đình nền nếp hay gia đình lễ nghĩa – được xây dựng theo tinh thần của Nho giáo. Vì lẽ đó, nói đến gia đình truyền thống Việt Nam không thể bỏ qua ảnh hưởng của Nho giáo. Nhưng ảnh hưởng đó cũng khác nhau tùy từng thời kỳ, từng vùng và từng loại gia đình. Trong việc nghiên cứu gia đình truyền thống và ảnh hưởng của Nho giáo, ta sẽ thấy ảnh hưởng của Nho giáo trong đó rất rõ. Để tìm ảnh hưởng đó, chúng ta không nên căn cứ vào lý thuyết của Nho giáo mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức và quản lý theo Nho giáo, bị điều kiện hóa trong thể chế là chế độ chuyên chế với quyền vương hữu, quyền thần dân hóa với toàn thể

nền kinh tế cống nạp, trật tự trên dưới theo phận vị; tổ chức làng họ; cuộc sống nông thôn và cung đình; sự giáo hóa sâu rộng về trách nhiệm với vua, với nước về tình nghĩa gia đình, họ hàng, về lý tưởng sống êm ấm, trên kính dưới nhường, về quyền của người đàn ông, người cha, người chồng.

Do ảnh hưởng của Nho giáo và ảnh hưởng của gia giáo Việt Nam xưa, nên gia đình truyền thống Việt Nam rất chuộng gốc, nhớ nguồn, rất coi trọng lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên, coi trọng dòng giống họ hàng. Trong gia đình truyền thống Việt Nam, quan hệ tình cảm giữa những người trong họ hàng với nhau luôn được coi trọng và giữ gìn. Những người trong họ thường hay đi thăm viếng lẫn nhau. Người Việt Nam xưa luôn quan tâm tìm hiểu, nhìn nhận bà con thân thích với nhau dựa theo gốc gác ông bà trong phạm vi nhiều đời. Giữa những người thân thuộc, họ nội và họ ngoại, không chỉ có quan hệ tình cảm mà còn có trách nhiệm với nhau, có những nhiệm vụ chung, có những trách nhiệm liên quan đến nhau nữa. Với những bà con gần gũi “trong nội thân”, có những quy định theo lễ hay theo nền nếp theo tục lệ về đi lại, thăm viếng vào những dịp nhất định, về thời gian để tang, trách nhiệm dự cúng tế, giỗ chạp và kèm theo là trách nhiệm quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi người đều nằm trong một mạng lưới rất phức tạp về họ hàng.

Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ rất quan tâm, chỉ dạy con cháu nắm vững phổ hệ đằng nội, đằng ngoại để có cách xưng hô, cư xử cho đúng phép tắc. Ông bà thường bảo: “Bạc đầu con nhà chú, xanh đầu con nhà bác. Bé như củ khoai, cứ vai mà gọi” tức là phải chú ý cách xưng hô. Bởi lẽ, nếu xưng hô và cư xử không đúng phép tắc, tôn ti trên dưới giữa những người trong họ hàng bị đảo lộn thì có thể sẽ bị sứt mẻ, giảm sút tình thân. Chẳng hạn, một người vai cháu gặp chú họ mà không biết bà con với nhau nên gọi chú bằng anh, thế là bị ông bà, cha mẹ điều chỉnh ngay. Nếu cha mẹ nghe thấy mà không nhắc nhở con sửa cách xưng hô cho phải lẽ thì bị người ta trách là không biết giáo dục con cái, để nó xưng hô vô phép.

Việc thờ cúng tổ tiên tuy không phải là gốc Nho giáo nhưng mang nhiều hình thức Nho giáo và biểu hiện cụ thể ở chữ hiếu. Vì nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên, giữ gìn phần mộ, cùng nhau cày cấy ruộng hương quả, tự điền phải tìm kiếm sự tương trợ của bà con, họ hàng, nên người cùng họ thường sống quây quần với nhau và giữa họ cũng

hình thành một tổ chức không chỉ có ý nghĩa đối nội mà còn có cả ý nghĩa đối ngoại đối với làng nước. Người tộc trưởng và các bậc cha chú trong họ chịu trách nhiệm tinh thần về con cháu, về người trong họ, như người gia trưởng đối với con cháu trong gia đình. Làng thực tế là gồm một số họ. Điều đó được vận dụng từ lâu vào tổ chức hành chính làng xã hoặc là kết hợp một số họ thành “giáp”, một đơn vị dưới làng xã hoặc dựa vào người tộc trưởng và các bậc cha chú trong họ (tộc biểu) mà thực hiện sự phân bố nhiệm vụ đóng góp cho dân xã. Quan hệ họ hàng có ý nghĩa chi phối trong đời sống của đơn vị hành chính làng xã.

Theo quan niệm của Nho giáo, gia đình quý là ở chỗ được đông con, nhiều cháu và có thanh thế. Và vì gia đình muốn thịnh vượng nên thường thích sống quây quần, sống chung nhiều thế hệ. Do ảnh hưởng của quan niệm ấy nên trước đây người Việt Nam rất tự hào về gia đình đông đúc, bữa ăn nấu bằng nồi to, mâm cơm đông người, nhà đông con cháu mà sống hòa thuận. Vấn đề sinh nhiều con có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây ta không thể không nhắc đến gia đình truyền thống. Việt Nam đã chịu ảnh hưởng đậm nét của quan niệm: Đông con là nhà có phúc, là cái quý của gia đình… của Nho giáo. Cùng với quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ”. Người Việt Nam xưa không hề sợ cảnh gia đình đông con sẽ làm cho đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nên vẫn cứ nuốn sinh nhiều con.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đạo đức NHO GIÁO đến GIÁO dục GIA ĐÌNH VIỆT NAM từ TRUYỀN THỐNG đến HIỆN đại (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)