Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒ THƯỜNG THỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY THIỆT
3.3. Một số án điển hình về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Vụ án thứ 1: Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang nêu rõ, ngày 12/8/2011, Lê Văn Luyện mượn của anh Trương Văn Nhị chiếc xe máy trị giá 14.300.000 đồng đem đi cắm được 5.500.000 đồng ăn tiêu. Do không có tiền ăn tiêu và chuộc xe, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của vợ chồng anh Trịnh Thành Ngọc, Đinh Thị Chín ở phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Luyện đã mua 1 chiếc ba lô, 1 con dao phớ, 1 con dao díp nhọn, 1 chiếc đèn pin làm công cụ gây án. Khoảng 3 giờ ngày 24/8/2011, Luyện đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích đi vào trong nhà. Sau khi lục soát các phòng nhưng không lấy được tài sản, Luyện lên tầng 3 chờ gia đình anh Ngọc ngủ dậy sẽ giết từng người sau đó thực hiện cướp vàng. Hậu quả làm anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo bị chết; cháu Bích bị tỷ lệ thương tích 74,6%. Luyện cướp của gia đình anh Ngọc số tài sản gồm: 59 dây vàng, 13 vòng tay vàng, 4 kiềng cổ vàng, 5 mặt đá, 8 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc vàng, 231 nhẫn vàng các loại và 1 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Nokia 3110C
tổng trị giá 1.272.069.000 đồng. Sau khi vụ án hoàn tất tài liệu điều tra, cơ quan điều tra đã thu hồi toàn bộ số vàng trên trả lại cho gia đình bị hại. Về phía Luyện, sau khi giết cả nhà anh Ngọc, cướp tài sản, đã gọi cho anh họ là Trương Thanh Hồng đi xe máy đến cổng trường cấp 3 Phương Sơn đón Luyện về nhà, đưa đến trạm y tế xã Thanh Lâm-huyện Lục Nam băng vết thương, đưa Luyện ra thị trấn Vôi-huyện Lạng Giang để trốn lên Lạng Sơn, được Luyện đưa cho 2 dây chuyền vàng nhờ bán. Sau khi đưa em họ là Lê Văn Luyện đi trốn, Hồng về nhà nói với bố đẻ của Luyện việc Luyện đưa dây chuyền và sau đó, bố Luyện là Lê Văn Miên đã cất giấu số vàng của Luyện cướp được để tại nhà. Vợ chồng Lê Thị Định, Lê Thành Nghi là cô chú Luyện ở Lạng Sơn biết rõ Luyện phạm tội nhưng cho Luyện ở tại nhà sau đó giúp Luyện trốn sang Trung Quốc nên phải chịu trách nhiệm về hành vi che giấu tội phạm. Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược biết rõ hành vi phạm tội của Luyện nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền nên phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm [13]. Đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị xét xử Lê Văn Luyện 18 năm tù về 03 tội: giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lý giải cho mức án này, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, tại thời điểm phạm tội Luyện mới 17 năm 8 tháng 8 ngày tuổi. [3].
Hội đồng xét xử tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm tù giam, Trương Thanh Hồng 30 năm tù giam, Trương Văn Hợp 18 tháng tù giam, Dương thị Lược 9 tháng tù giam, Hoàng Văn Nghi 15 thàng tù giam, Lê Thị Định 15 tháng tù giam, Lê Văn Miên 48 tháng tù giam. Luyện và bố mẹ còn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 316 triệu đồng và cấp dưỡng 1,5 triệu đồng/tháng cho cháu Trịnh Thị Bích đến năm 18 tuổi.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ án nên đa số mọi người khi tiếp cận vụ án đều chỉ quan tâm tới khía cạnh hình sự mà không mấy ai quan tâm tới khía cạnh dân sự của vụ án này. Khi nhắc tới vụ án này, tác giả chỉ tiếp cận dưới góc độ trách nhiệm dân sự của Lê Văn Luyện. Lê Văn Luyện đã có hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại cho gia đình chủ tiệm vàng. Tại thời điểm gây ra thiệt hại, Lê Văn Luyện chưa đủ mười tám tuổi nên căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại, cha mẹ của Lê Văn Luyện cũng có trách nhiệm bồi thời thiệt hại. Để ý tình tiết vụ án, có một điểm đáng chú ý: tại thời điểm có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác, Lê Văn Luyện chưa đủ mười tám tuổi, nhưng khi vụ án được đưa ra xét xử Luyện đã đủ mười tám tuổi;
mặc dù vậy Tòa án vẫn phán quyết Luyện và bố mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Từ phán quyết của Tòa án có thể thấy khi xét xử các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, để xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Tòa án không căn cứ vào thời điểm đưa vụ án ra xét xử, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đã đủ mười tám tuổi hay chưa mà căn cứ vào thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại người đó đã thành niên hay chưa. Việc đưa ra mức bồi thường thiệt hại và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ vào thời điểm người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại mà không căn cứ vào thời điểm đưa vụ án ra xét xử của Tòa án là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, một vấn đề được ra từ vụ việc này: trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án này là nghĩa vụ cấp dưỡng và kéo dài trong nhiều năm trong khi đó Lê Văn Luyện đã thành niên, vậy khi Lê Văn Luyện mãn hạn tù, có điều kiện để có thể thực hiện bồi thường thiệt hại thì phải chăng nên có một quyết định chính thức chuyển giao hoàn toàn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sang cho Lê Văn Luyện?
Vụ án thứ 2: Ngày 26/12/2010, Bà Nguyễn Thị Nam điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 47H1 – 1931 trên đường liên xã đi theo hướng từ xã Ea H’Ding đến xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar. Khi đi đến đoạn đường thôn 6, xã Ea Kpam thì bị Mai Công Hậu (sinh năm 1995) điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 47FB – 0098 chạy ngược chiều không đúng phần đường đâm vào. Hậu quả bà Nam bị gãy xương đùi phải, thiệt hại 30% sức khoẻ. Sau khi bị tai nạn, bà Nam điều trị thương tích tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk 10 ngày (từ 26/12/2010 đần 05/01/2011). Ngày 31/12/2010, bà Nguyễn Thị Thêm (mẹ đẻ của Mai Công Hậu) đã bồi thường cho bà Nam 3.000.000đ (ba triệu đồng). Hành vi gây tai nạn cho bà Nam của Hậu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nên cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cư M’gar chỉ xử lý hành chính đối với Hậu. Do hai bên không thoả thuận được việc bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nam, nên ngày 14/4/2011, bà Nam khởi kiện dân sự tại Toà án nhân dân huyện Cư M’gar, yêu cầu gia đình Mai Công Hậu phải bồi thường cho bà toàn bộ chi phí điều trị thương tích và tiền sửa chữa xe máy là 85.755.000đ.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Toà án nhân dân huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định: Áp dụng Điều 298; Điều 604; Điều 606; Điều 609 BLDS. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Nam. Buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nguyễn Thị Nam là 42.877.000đ, chia theo phần ông Mai
Văn Thụ phải bồi thường là 21.438.400đ; bà Nguyễn Thị Thêm phải bồi thường số tiền còn lại là 18.438.500đ.
Ngày 22/6/2012, bà Nguyễn Thị Thêm có đơn kháng cáo bản án nói trên với nội dung: Cháu Hậu khi gây tai nạn chưa đủ 15 tuổi, nhưng Toà án không chỉ định luật sư bào chữa cho Hậu là vi phạm pháp luật; Bà Nam chỉ bị thương tích 16% chứ không phải 30% như Toà án xác định; Một số khoản Toà án buộc bà bồi thường cho bà Nam là quá cao (thu nhập bị mất, tiền công người nuôi dưỡng, tiền sửa xe máy…); Theo Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn số 02/QĐTTLH ngày 03/02/2005 của Toà án thì ông Mai Văn Thụ là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Mai Công Hậu, vì vậy Toà án buộc bà phải bồi thường 1/2 thiệt hại cho bà Nam là không đúng, vì về pháp lý bà không còn trách nhiệm gì đối với cháu Hậu. Bà đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Ngày 09 tháng 7 năm 2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm số 514/QĐ/KNPT – P5, theo hướng huỷ bản án dân sự sơ thẩm trên, vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Ngày 12/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm: Chấp nhận Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Chấp nhận đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thêm. Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Toà án nhân dân huyện Cư M’gar, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại, vì thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự [7].
Từ tình tiết của vụ án, đối chiếu với quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại, một vấn đề được đặt ra: trong trường hợp người chưa thành niên có cha mẹ đã li hôn, người chưa thành niên do một trong hai người quản lý, người chưa thành niên gây thiệt hại thì xác định trách nhiệm bồi thường như thế nào? Theo như bà Thêm (mẹ của Hậu) thì bà và bố của Hậu đã li hôn, Hậu do bố quản lý và bà Thêm không còn trách nhiệm gì với Hậu về mặt pháp lý, vỡ vậy Tũa buộc bà phải bồi thường ẵ cho bà Nam là khụng đỳng. Vậy quan điểm như bà Thêm có đúng hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (thời điểm giải quyết vụ án, Luật vẫn đang có hiệu lực) và cả khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đều có chung quy định: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên”. Như vậy, khi cha mẹ của con chưa thành niên ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ chồng hai
người, không đương nhiên làm chấm dứt nghĩa vụ đối với con. Vì vậy, khi con chưa thành niên gây thiệt hại, cha, mẹ vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 bất kể cha, mẹ có phải là người trực tiếp nuôi dưỡng con chưa thành niên hay không.
Vụ án thứ 3: Lê Ngọc Chung (sinh ngày 31/5/1991), trú tại Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội là thủ phạm vụ án giết người một cách man rợ vào ngày 2/5/2007 tại số nhà 888 phố Minh Khai, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo hồ sơ của CQ CSĐT, Lê Ngọc Chung bỏ nhà đi và xin vào làm thợ sửa xe ở số nhà 888 Minh Khai. Trong thời gian làm việc ở đây, do mắc lỗi, Chung bị chủ nhà nhiều lần nhắc nhở. Bản tính trẻ con, thiếu suy nghĩ nên Chung tỏ thái độ khó chịu và nảy sinh ý định trả thù. Ngày 29/4, Chung xin anh Hùng nghỉ việc một ngày với lý do về quê thăm bà bị ốm. Nhưng thực chất, ngày hôm đó, Chung đã đi sục sạo một vài nơi để mua dao và kiếm rồi cất giấu dưới cốp xe với ý đồ trả thù chủ nhà. Chung lên kế hoạch vào rạng sáng ngày 2/5, khi gia đình gia chủ đang ngủ sẽ ra tay và chuồn.
Nằm đợi đến nửa đêm dưới chỗ nằm của mình ở tầng một, khoảng hơn 1h sáng, Chung lần mò lên gác 2. Thấy bà Nữ (mẹ đẻ của anh Hùng) đang nằm ngủ ở đấy, Chung đã định rút kiếm đâm, nhưng vì cháu Nghĩa nằm ngay ở ghế phát hiện ra nên Chung đã dùng dao đâm cháu Nghĩa trước gây tử vong tại chỗ. Sau khi đâm nạn nhân đầu tiên, Chung tiếp tục lấy chăn trùm kín đầu bà Nữ và dùng dao đâm nhiều nhát làm bà Nữ cũng chết ngay tại chỗ. Gây án xong ở tầng hai, Chung tiếp tục lần mò lên phòng ngủ của vợ chồng anh Hùng tại tầng 3. Chung dùng dao đâm anh Hùng nằm ngoài. Sau khi phát hiện được hành vi của Chung, hai vợ chồng anh Hùng đã cố gắng vật lộn với kẻ giết người và chạy được ra ngoài, chốt cửa lại. Lúc này chị Nga, vợ anh Hùng là người bị thương nhẹ nhất trong ba người đã chạy xuống kêu cứu để mọi người cùng vào bắt kẻ thủ ác. Lúc đó, Chung cũng đã kịp đâm cháu Thùy Anh thêm mấy nhát vào người và đập cửa sổ kính thoát ra ngoài. Khi Chung bước xuống cầu thang, tay vẫn còn cầm nguyên chiếc kiếm đầy máu. Biết Chung đang tẩu thoát, nhưng chị Nga cũng không làm được gì hơn ngoài kêu cứu. Khi Chung dắt xe ra ngoài đường thì bị một số người chặn lại dùng gạch ném để vây bắt nên Chung đã bỏ xe và chạy bộ.
Chạy được khoảng 2 km, Chung đã bị lực lượng công an truy đuổi và bắt giữ. Chung bị truy tố về tội danh giết người với 4 tình tiết tăng nặng là giết nhiều người, giết trẻ em, giết một cách man rợ và vì động cơ đê hèn. Sau 4 lần hoãn tòa vì các lý do như:
Chung khai lại ngày sinh, Chung khai có thêm đồng phạm, trả hồ sơ điều tra bổ sung [14]. Lý do của việc thay đổi lời khai trên rất đơn giản: Chung cho rằng, vì y đã chứng kiến 3 lần xét xử tại TAND TP Hà Nội, những người tham dự phiên tòa đe dọa, chửi bới, đánh y và gia đình, sau đó, tòa yêu cầu bà Nguyễn Thị Chín (mẹ đẻ của Chung) phải có trách nhiệm bồi thường dân sự số tiền là 383.383.128 đồng. Cũng trong quá trình điều tra bổ sung, ngày 5-5-2008, bà Nguyễn Thị Chín có đơn đề nghị bổ sung về việc miễn giảm tiền bồi thường với nội dung: Hiện tại, tôi sống độc thân, cuộc sống rất cơ cực. Tình trạng bệnh tật của tôi ngày càng trầm trọng do thời gian vừa qua lo lắng giải quyết công việc của cháu Chung [1]. Bản kết luận cuối cùng khẳng định, khi gây án, Lê Ngọc Chung mới 15 tuổi 11 tháng 2 ngày. Chung bị tuyên mức án cao nhất là 12 năm tù giam.
Qua vụ án vừa nêu cũng như vụ án của Lê Văn Luyện đã trình bày ở phía trên, có thể thấy mặc dù pháp luật dân sự quy định con chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có tài sản riêng thì phải dùng tài sản riêng để bồi thường thiệt hại và là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng trong thực tế cuộc sống, người thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại là cha mẹ của người chưa thành niên. Đặc biệt trong các vụ án hình sự thì khi gây hậu quả nghiêm trọng, người chưa thành niên phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, thông thường họ phải chịu mức án tù giam trong thời gian rất dài. Cho nên nghĩa vụ bồi thường thiệt hại lại càng chỉ do cha mẹ của họ thực hiện. Nên khi áp dụng các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp luật đã xem xét và áp dụng cho người chịu trách nhiệm bồi thường chứ không phải người gây thiệt hại. Chẳng hạn như trong vụ án, các quy định về việc xin giảm mức bồi thường được áp dụng cho mẹ của bị cáo.