Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
1.3. Vai trò của việc bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đối với Việt Nam và EU
Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình quan trọng nhất của các công ty hiện nay. Quyền tác giả cùng với kiểu dáng, sáng chế, đặc biệt là nhãn hiệu đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần không thể mất đi của công ty. Ví dụ: năm 2016 giá trị của nhãn hiệu Zara là 16.766 triệu đô la Mỹ, giá trị của nhãn hiệu Mercedes Benz là 43.490 triệu đô la Mỹ8. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi chuyển nhượng nhãn hiệu. Nhãn hiệu P/S ban đầu là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một công ty Việt Nam là Công ty Hóa phẩm P/S.
Sau một thời gian dài liên doanh với Tập đoàn Unilever N.V., vào năm 2003 nhãn hiệu P/S đã được Tập đoàn mua lại với giá 14 triệu USD (trong khi định giá thương hiệu ban đầu chỉ là 3.5 triệu USD)9. Các quyền sở hữu trí tuệ cho phép các doanh nghiệp và cá nhân hưởng lợi từ sự sáng tạo của trí tuệ và tạo ra động lực đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là giúp cho Việt Nam và EU có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, các khoản đầu tư lớn phục vụ cho việc phát triển đất nước. Ngược lại, một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu sẽ dẫn đến các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh phi pháp như làm hàng giả, hàng nhái, sao chép bất hợp pháp, ăn cắp sáng chế,…Thực tế là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ dừng lại ở phạm vi lãnh thổ quốc gia mà ngày càng mang tính toàn cầu. Chính điều này thúc đẩy các nước phát triển tìm kiếm và xây dựng một cơ chế mang tính kiểm soát toàn cầu đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia phát triển như EU luôn kêu gọi đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ đủ mạnh để đảm bảo lợi ích của mình thì các quốc gia khác lại muốn trì hoãn quá trình này để tạo điều kiện cho các
8 Bảng xếp hạng các nhãn hiệu tốt nhất toàn cầu 2016 của Interbrand tại địa chỉ http://interbrand.com/best- brands/best-global-brands/2016/ranking/, ngày truy cập 27/04/2017.
9 Theo ông Nguyễn Hùng Việt, Giám đốc Công ty Hóa phẩm P/S, trích trong bài báo: Thanh Nhân (2011),
―Thắp lại hào quang thương hiệu Việt: Từ P/S đến Hynos‖, Báo Người lao động, tại địa chỉ:
http://nld.com.vn/kinh-te/thap-lai-hao- quang-thuong- hieu-viet- tu-ps-den-hynos- 20110824120122187.htm, ngày truy cập 25/4/2017.
doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và khai thác lợi ích từ các kẽ hở của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa hoàn thiện.
Một công cụ cơ bản để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn cầu là các điều ước quốc tế đa phương và song phương, tiêu biểu là Hiệp định TRIPS, các điều ước quốc tế trong khuôn khổ WIPO như Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883... Trong khi các nước phát triển như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... đã phê chuẩn các điều ước này, nhiều nước đang phát triển hoặc chậm phát triển lại chưa thực hiện việc phê chuẩn.
Trong khi mức độ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi thì mức độ bảo hộ theo các điều ước này là chưa toàn diện và việc thực thi chưa được đầy đủ ở nhiều nước. Chính vì vậy, các FTA ―thế hệ mới‖ hiện này đều có các điều khoản/chương về sở hữu trí tuệ, còn được gọi là các điều khoản ―TRIPS cộng‖ quy định về tiêu chuẩn bảo hộ ở mức độ rộng hơn đối với nhiều đối tượng (như bảo hộ dữ liệu thử nghiệm các sản phẩm dược phẩm hoặc nông hóa), đi kèm với cơ chế thực thi mạnh, giảm bớt sự ―đối xử đặc biệt và khác biệt‖ cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Ngoài những điểm chung nói trên, việc bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa thiết thực đối với EU và Việt Nam, thể hiện ở các nội dung sau:
* Đối với EU
EU là một trong các bên ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Một lý do là toàn cầu hóa tạo cho EU, các nước có lợi thế so sánh về các hoạt động nghiên cứu, nhiều cơ hội để xuất khẩu và buôn bán các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và các bí quyết cho các nước thứ ba. Chiến lược Châu Âu 2020 khẳng định: ―kiến thức và đổi mới là động lực cho sự tăng trưởng của chúng ta trong tương lại‖10.
Thứ nhất, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo điều kiện cho các công ty của EU hưởng lợi nhuận đầy đủ từ các cơ hội này nếu các quyền sở hữu trí tuệ của họ không được bảo hộ thích đáng khi buôn bán ở nước ngoài.
10 http://ec.europa.eu/trade/creating-opportunities/trade-topics/intellectual-property/
Thứ hai, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều thiết yếu trong chiến lược này vì nó cho phép các doanh nghiệp và cá nhân hưởng lợi từ sự sáng tạo của trí tuệ và tạo ra động lực đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Sản phẩm giả mạo và vi phạm bản quyền ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của các công dân EU và việc buôn lậu và bán các sản phẩm này có thể là nguồn tài trợ cho các tổ chức tội phạm và khủng bố. Ủy ban châu Âu đánh giá rằng ―hơn bao giờ hết trong nền kinh tế dựa vào tri thức, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một mục tiêu chủ yếu, là điều sống còn đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp châu Âu và đối với sự tăng trưởng, việc làm của EU cũng như sự an toàn của mỗi công dân EU‖11. Những điều trên giải thích tại sao EU là một bên thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo hộ và thực thi hiệu quả đối với sở hữu trí tuệ, một trong các mục tiêu của các FTA của EU phải đạt được với nước thứ ba là ―đạt được mức độ bảo hộ tương tự như mức độ hiện hành ở EU‖ trong các điều khoản về sở hữu trí tuệ.12
Rõ ràng mục tiêu của chương về quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA là để bổ sung sự bảo hộ theo Hiệp định TRIPS. Cụ thể, Hiệp định TRIPS chỉ đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, do đó các thành viên WTO được tự do gia tăng mức độ bảo hộ thông qua các điều khoản ―TRIPS cộng‖
trong các FTA. Các quy định trong Chương sở hữu trí tuệ của Hiệp định EVFTA đã tạo ra ảnh hưởng ―tăng cường‖ các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với cả EU cũng như Việt Nam.
* Đối với Việt Nam
Một mặt, bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế tri thức và hoạt động trên cơ sở thị trường. Các lợi ích kinh tế từ việc có một khuôn khổ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vững mạnh, cũng như sự đóng góp của hệ thống này vào tham vọng phát triển của đất nước, đều đã được Nhà nước khẳng định. Chiến
11 Tài liệu công tác Ủy ban ―Báo cáo thực thi IPR 2009‖, trang 3.
12 Thông cáo ―Một thị trường duy nhất về quyền sở hữu trí tuệ. Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc làm chất lượng cao và các sản phẩm, dịch vụ hàng đầu‖ (Doc. COM (2011) 287 final), trang 20.
lược Phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 ghi nhận rằng bảo hộ IPR sẽ giúp phát triển thị trường khoa học, là nhân tố quan trọng phục vụ tiến bộ công nghiệp, phát triển đất nước13.
Mặt khác, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở mức cao sẽ hỗ trợ cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ quốc tế và bí mật thương mại thông qua liên kết mạng lưới và hợp tác với các công ty nước ngoài, thúc đẩy sáng kiến và nghiên cứu của các công ty và cá nhân trong nước. Việt Nam cũng đồng ý với quan điểm của EU rằng việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe và an toàn cho các công dân Việt Nam, cắt giảm nguồn tài trợ cho các tổ chức tội phạm.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề và thách thức trong việc bảo hộ và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ.
Trên thực tế, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam xếp hạng thứ 95 trong tổng số 138 quốc gia về tính hiệu quả trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ14. Tại Điều 20 Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA), các Bên đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo việc bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các quyền nói trên phù hợp với tiêu chuẩn/hiệp định quốc tế liên quan.
Để kết luận, có thể khẳng định rằng hai Bên đều có lợi ích khi dành hẳn một chương quy định về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA. Mặc dù Việt Nam có thể gặp một số khó khăn trong quá trình thực thi các cam kết, nhưng những quy định trong Hiệp định EVFTA sẽ có những tác động nhất định nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đối với cả hai bên.
13 MUTRAP, Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Tháng 6/2014.
14 Bảng xếp hạng cạnh tranh về tính hiệu quả trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tại địa chỉ http://reports.weforum.org/global-competitiveness-index/competitiveness-rankings/#series=GCI.A.01.01.01 ngày truy cập 27/4/2017.
Tiểu kết chương 1
Các FTA ―thế hệ mới‖ với những cam kết mở cửa thị trường sâu hơn, rộng hơn so với các FTA truyền thống đang trở thành xu thế mới trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định song phương và đa phương trên thế giới. Sự xuất hiện của các FTA ―thế hệ mới‖ đã đem lại những lợi ích tích cực về kinh tế, hệ thống pháp luật, và thể chế. Đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các FTA ―thế hệ mới‖ đã góp phần tăng cường mức độ hiệu quả trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Với 17 chương quy định về 15 lĩnh vực, Hiệp định EVFTA được coi là một trong những FTA ―thế hệ mới‖ với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Quá trình nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm hiệp định thương mại tự do ―thế hệ mới‖; các nội dung cơ bản của Hiệp định EVFTA, các mục tiêu và nguyên tắc của Chương sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA; vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với cả Việt Nam và EU trong Chương 1 là cơ sở để tác giả nghiên cứu các nội dung chi tiết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu ở Chương 2.