Chương 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
2.5. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là việc nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước bằng việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền30.
Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những ưu tiên hàng đầu của EU và Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hiệp định EVFTA không có các điều khoản riêng về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.
Các điều chung khoản về thực thi quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng đối với
30 Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (Thanh tra Bộ), trích trên website: http://thanhtra.most.gov.vn/vi/faqs/view/id/18, ngày truy cập 29/06/2017.
tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định và có cấu trúc như sau: các điều khoản thực thi chung, các chế tài dân sự, biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới.
2.5.1. Các điều khoản thực thi chung
Điều 12 Hiệp định EVFTA tái khẳng định nghĩa vụ chung của các Bên trong việc áp dụng Phần III của Hiệp định TRIPS về thực thi quyền sở hữu trí tuệ gồm có các nghĩa vụ chung (Điều 41), các thủ tục và các biện pháp chế tài dân sự và hành chính (từ Điều 42 đến Điều 49), các biện pháp tạm thời (Điều 50), các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới (từ Điều 51 đến Điều 60), các thủ tục hình sự (Điều 61). Như vậy tất cả các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (bao gồm cả nhãn hiệu) đều được Hiệp định EVFTA kế thừa. Bên cạnh đó, các Bên sẽ đưa ra những biện pháp, thủ tục và các phương thức bổ sung khác, tất cả đều nhằm mục đích đảm bảo cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ như đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Ngoài ra, các Bên cũng đưa ra các cam kết về các điều kiện để thực thi các biện pháp trên. Cụ thể, các biện pháp phải đúng và công bằng, không được quá phức tạp hay tốn kém, hay đặt ra các thời hạn bất hợp lý hay chậm trễ không cần thiết. Đồng thời, các biện pháp này phải hiệu quả và phù hợp.
Cuối cùng, các biện pháp phải được triển khai theo cách thức để tránh tạo ra các rào cản đối với thương mại hợp pháp và để đưa ra các biện pháp bảo vệ chống lại việc lạm dụng chúng.
Điều 42 Hiệp định TRIPS quy định các thành viên phải ban hành thủ tục tư pháp dân sự liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể quyền, bao gồm ―các tổ chức và hiệp hội có tư cách pháp lý đối với các quyền‖31.
Điều 13 Hiệp định EVFTA đã quy định rõ hơn những người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm gồm:
31 Chú thích 11 của Điều 42 Hiệp định TRIPS.
- Các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật áp dụng;
- Các cá nhân khác được cho phép sử dụng các quyền này, cụ thể là bên được chuyển quyền sử dụng, trong giới hạn cho phép bởi và theo các quy định của pháp luật áp dụng,
- Các cơ quan hay tổ chức quản lý quyền sở hữu được công nhận là có quyền đại diện cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong giới hạn cho phép bởi và theo các quy định của pháp luật áp dụng.
- Các cơ quan hay tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp (Professional defence bodies) được công nhận là có quyền đại diện cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong giới hạn cho phép bởi và theo các quy định của pháp luật áp dụng.
Những chủ thể này có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp, thủ tục, phương thức đề cập trong mục này và Phần III của Hiệp định TRIPS, cụ thể là có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự và các biện pháp biên giới theo quy định tại các tiểu mục C.2 và C.3 Mục C của Hiệp định EVFTA. Ngoài ra, quy định trên còn tham chiếu rõ đến Phần III Hiệp định TRIPS. Vì thế bên cạnh hai biện pháp nói trên, người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm có thể khởi xướng thủ tục tố tụng hình sự và áp dụng các biện pháp hành chính khác như đã nêu ở trên.
2.5.2. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự
2.5.2.1. Biện pháp tạm thời
Không ảnh hưởng đến các quy định của Điều 50 Hiệp định TRIPS, Hiệp định EVFTA yêu cầu các Bên quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời để cho phép các hành động hiệu quả và nhanh chóng chống lại các hành vi vi phạm bị cáo buộc. Các biện pháp tạm thời này là một công cụ quan trọng trong khi chờ việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án bởi lẽ các thủ tục tố tụng đầy đủ thường sẽ tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện.
Theo Điều 14 Hiệp định EVFTA, chủ thể có quyền khi nhận thấy rằng quyền sở hữu trí tuệ của mình đã bị bên thứ ba vi phạm hoặc sắp bị vi phạm, khi có bằng chứng hợp lý sẵn có, có thể yêu cầu cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm thu giữ; kê biên;
niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu. Theo Chỉ thị số Directive 2004/48/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp này bao gồm: lệnh cấm vi phạm tạm thời, tịch thu hàng hóa nghi ngờ vi phạm, tịch biên động sản và bất động sản; đóng băng tài khoản ngân hàng,…
Cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể thông báo trước cho người vi phạm trong hai trường hợp:
Trường hợp đầu tiên là ―ngăn chặn hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và đặc biệt để ngăn chặn sự xâm nhập vào và dịch chuyển trong các kênh thương mại thuộc thẩm quyền của mình về hàng hóa, kể cả hàng nhập khẩu ngay sau khi thông quan‖32. Quy định này chỉ áp dụng với các hành vi liên quan đến thương mại trong phạm vi thẩm quyền của mỗi Bên, và không áp dụng với việc xuất khẩu hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nếu như Hiệp định TRIPS chỉ quy định các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, Hiệp định EVFTA đã mở rộng phạm vi áp dụng của biện pháp tạm thời. Theo quy định tại Điều 14.1(a) Hiệp định EVFTA, Tòa án có thể áp dụng biện pháp này với dịch vụ của một bên đang được sử dụng bởi một bên thứ ba nhằm mục đích xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ, các sản phẩm giá rẻ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, được cung cấp thông qua các website mua bán trực tuyến của bên thứ ba. Chủ thể quyền có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp tạm thời như yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thu hồi tên miền hoặc yêu cầu chủ sở hữu website xóa bỏ nội dung vi phạm.
Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thường đề cập đến trên quy mô thương mại. Để bảo vệ bên đối lập, các Bên trong Hiệp định phải yêu cầu
32 Xem Điều 14.1 Hiệp định EVFTA
người nộp đơn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chứng minh tình huống có khả năng gây nguy hiểm cho sự khôi phục thiệt hại. Hiệp định còn cho phép các cơ quan tư pháp có quyền ra quyết định tạm thời thu giữ hàng hóa nhằm mục đích phòng ngừa hoặc hạn chế các tài sản của người xâm phạm quyền bị cáo buộc. Đối tượng lưu giữ có thể là động sản và bất động sản, bao gồm tài khoản ngân hàng và tài sản khác.
Trường hợp thứ hai là ―để bảo quản chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm bị cáo buộc là đối tượng của việc bảo vệ thông tin bí mật33‖. Điều này nghĩa là liên quan đến các chứng cứ dưới dạng thông tin bí mất có liên quan đến hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể quyền có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm thời để bảo quản các chứng cứ. Hiệp định EVFTA liệt kê rõ các biện pháp để bảo quản chứng cứ bao gồm việc mô tả chi tiết chứng cứ, lấy hoặc không lấy mẫu, hoặc thu giữ hàng hóa bị cáo buộc vi phạm, và, trong trường hợp thích hợp, các tài liệu và dụng cụ sử dụng trong việc sản xuất và/hoặc phân phối các mặt hàng này và các văn bản khác có liên quan.
Hiệp định còn cho phép các cơ quan tư pháp phải có quyền áp dụng những biện pháp tạm thời mà không cần nghe bị đơn trình bày34. Quy định này không đưa ra một nguyên tắc chung để thiết lập các biện pháp một cách công bằng, và không làm rõ thế nào là ―khi cần thiết‖ áp dụng các biện pháp tạm thời mà chỉ quy định hai trường hợp cụ thể: (1) mọi sự chậm trễ có thể gây hậu quả không thể khắc phục được cho chủ sở hữu. ―Hậu quả không thể khắc phục‖ chỉ xảy ra khi chủ sở hữu thấy rằng không thể nhận được khoản bồi thường thiệt hại thỏa đáng; (2) trường hợp có thể thấy rằng chứng cứ có nguy cơ bị thủ tiêu. Nguyên đơn phải chứng minh thích đáng cho yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời của mình cũng như chứng minh rằng chứng cứ có nguy cơ bị bên vi phạm thủ tiêu.
33 Xem Điều 14.1(b) Hiệp định EVFTA
34 Xem Điều 14.2 Hiệp định EVFTA
2.5.2.2. Chứng cứ
Quy tắc về chứng ở được quy định trong các Điều 43 và 50.1.b Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA tại Điều 15 đã đặt ra các nghĩa vụ chặt chẽ hơn về vấn đề này.
Điều 43 Hiệp định TRIPS quy định rằng ―cơ quan tư pháp phải có quyền yêu cầu bên bị khiếu kiện phải đưa ra chứng cứ‖ tuy nhiên Điều 15 Hiệp định EVFTA đã bổ sung thêm các điều kiện sau:
- Bên có yêu cầu đã đưa ra các chứng cứ có sẵn, xác đáng đủ để hỗ trợ cho các yêu cầu của mình. Chứng cứ phải chứng minh được nguyên đơn là chủ của nhãn hiệu và chứng minh rằng các quyền của mình đã bị vi phạm hoặc sắp bị vi phạm. Ngoài ra, nguyên đơn cũng được yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm,…
- Bên có yêu cầu chỉ ra các chứng cứ liên quan đến việc chứng minh cho các yêu cầu của mình nằm dưới sự kiểm soát của bên đối lập. Một thông báo chung về việc chứng cứ nằm dưới sự kiểm soát của bên thứ ba là không đủ.
Bên có yêu cầu có nghĩa cụ chứng minh cụ thể.
- Các điều kiện để đảm bảo việc bảo vệ thông tin bí mật.
Để đạt được mục đích cung cấp thông tin bởi cả bên có yêu cầu và bên đối lập, các Bên có thể quy định một mẫu hợp lý của một số lượng lớn các bản sao của nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ được xem xét bởi các cơ quan tư pháp có thẩm quyền để tạo thành bằng chứng hợp lý.
Trong trường hợp vi phạm, nếu phù hợp, các Bên phải cho phép các cơ quan tư pháp có thẩm quyền yêu cầu bên vi phạm cung cấp các thông báo của ngân hàng, các tài liệu tài chính, tài liệu thương mại. Các tài liệu này sẽ được bảo vệ như đối với thông tin bí mật.
2.5.2.3. Quyền được cung cấp thông tin
Hiệp định EVFTA cho phép cơ quan tư pháp yêu cầu bên vi phạm cung cấp thông tin dựa trên Điều 47 Hiệp định TRIPS và còn đi xa hơn trong việc chi tiết hóa nghĩa vụ của các Bên:
Trước hết, Điều 47 Hiệp định TRIPS quy định ―Thành viên có thể quy định….‖ thì Hiệp định EVFTA quy định các Bên ―phải quy định…‖, nghĩa là không còn lựa chọn mà mang tính bắt buộc với cả Việt Nam cũng như EU.
Thứ hai, Điều 16 Hiệp định EVFTA quy định cụ thể việc cung cấp thông tin chỉ được tiến hành trong thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng yêu cầu chính đáng và tương xứng của người nộp đơn trong khi Hiệp định TRIPS chỉ quy định thủ tục tố tụng chung.
Thứ ba, theo Điều 47 Hiệp định TRIPS yêu cầu cung cấp thông tin có thể chỉ áp dụng đối với bên vi phạm trực tiếp thì Hiệp định EVFTA cho phép yêu cầu này áp dụng đối với cả ―bất kỳ người nào khác‖ liên quan đến việc vi phạm bao gồm:
- Người bị phát hiện sở hữu hàng hoá xâm phạm trên quy mô thương mại;
- Người bị phát hiện sử dụng dịch vụ vi phạm trên quy mô thương mại;
- Người bị phát hiện cung cấp trên quy mô thương mại các dịch vụ được sử dụng trong các hoạt động xâm phạm; hoặc
- Người được chỉ định bởi người được đề cập trong mục này đang tham gia vào điều chế, sản xuất hoặc phân phối hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.35
Thứ tư, trong khi Điều 47 Hiệp định TRIPS chỉ đề cập đến việc thông tin về ―những người tham gia vào việc sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ vi phạm và về các kênh phân phối của bên này‖ thì Hiệp định EVFTA đòi hỏi một danh sách chi tiết các thông tin phải cung cấp. Trước hết, yêu cầu bao gồm thông tin về bất kỳ người nào liên quan đến các hành vi vi phạm cũng như bất kỳ người nào ―bị cáo buộc vi phạm‖. Tiếp đó, các thông tin trên phải gắn với các phương tiện của mạng lưới sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Hiệp định EVFTA.
35 Xem Điều 16.1 EVFTA
Cuối cùng, Hiệp định EVFTA đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp này
―không trái với pháp luật trong nước của mình về việc bảo vệ bí mật thông tin hay xử lý dữ liệu cá nhân‖.
2.5.2.4. Biện pháp khắc phục, quyết định của Tòa án và các biện pháp thay thế
* Biện pháp khắc phục
Nhằm bổ sung cho Điều 46 Hiệp định TRIPS, Hiệp định EVFTA quy định 3 biện pháp khắc phục có thể áp dụng đối với hàng hóa mà các cơ quan tư pháp xác định vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: (1) Việc thu hồi từ các kênh thương mại; (2) Việc loại bỏ ngoài các kênh thương mại; hoặc (3) Việc tiêu hủy hàng hóa, phương tiện xâm phạm quyền SHTT.
Riêng biện pháp (1) được áp dụng đối với hàng hóa vi phạm được tìm thấy trong các kênh thương mại và người vi phạm được yêu cầu thu hồi hàng hóa từ khách hàng của mình (ví dụ: nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ).
Ngoài ra, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cũng có thể ra quyết định tiêu hủy các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng để tạo ra hoặc sản xuất những hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc loại bỏ việc bán bên ngoài các kênh thương mại theo cách có thể giảm thiểu những rủi ro của việc xâm phạm tiếp theo.
* Quyết định của Tòa án
Điều 18 Hiệp định EVFTA quy định, sau khi có quyết định của Tòa án, kết luận một hành vi là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các cơ cơ quan tư pháp của mỗi Bên có quyền ra quyết định khác yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm.
Quyết định này sẽ được áp dụng đối với không chỉ người vi phạm, mà trong một số trường hợp cụ thể, còn áp dụng đối với bên có dịch vụ đang được sử dụng bởi người vi phạm và đối với người mà cơ quan tư pháp đang thực thi quyền tài phán. Ví dụ, sản phẩm mang nhãn hiệu A của công ty B được bán trên website trực tuyến của công ty C. Khi có phán quyết của tòa rằng nhãn hiệu A vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty D, bên cạnh việc