Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu theo hiệp định thương mại tự do EU việt nam (Trang 74 - 79)

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

3.2. Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã nỗ lực đáng kể trong việc cải cách hệ thống pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, như sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Kèm theo đó là 2 Thông tư liên quan đến giám định và phí, lệ phí cũng được sửa đổi cho phù hợp với các nội dung sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, thực hiện Đề án cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành sửa đổi một số quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo đó tổng số 31 thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được tiến hành rà soát và 27 thủ tục, 9 mẫu đơn đã được sửa đổi trong các đợt rà soát này. Việc sửa đổi này nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các hoạt động hợp tác với các cơ quan về sở hữu trí tuệ của Châu Âu được duy trì và ngày càng phát triển, điển hình như Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cử cán bộ tham gia khóa đào tạo do EU tổ chức. Bên cạnh đó, dự án MUTRAP do EU tài trợ cũng được triển khai rộng rãi.

Việc duy trì hoạt động của trang tin điện tử và thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ kịp thời đã giúp cung cấp thông tin, hỗ trợ tốt cho cá nhân và tổ chức trong việc xác lập và bảo vệ quyền.

Với hệ thống pháp luật khá tương đồng với hệ thống pháp luật quốc tế, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đã có sự gia tăng. Năm 2014,

49 Xem Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

có 33.064 đơn, con số này đã tăng lên đáng kể vào năm 2015 với 37.283 đơn, năm 2016 có 34926 đơn. Năm 2014, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp 18.340 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tăng lên 20.574 giấy chứng nhận vào năm 2015. Số lượng đơn khiếu nại liên quan đến quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ giảm từ 1292 vào năm 2014 xuống còn 1261 vào năm 201550. Mặc dù số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu phải tiếp nhận hàng năm lớn, nhưng Cục Sở hữu trí tuệ cũng kịp thời từ chối những nhãn hiệu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Cục Sở hữu trí tuệ đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu ―BI-BERRY‖ (Số đơn 4-2014-10025, nhóm 25) của Hộ kinh doanh Phạm Thị Tình vì lý do tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ―BURBERRY

(Số văn bằng: 39995, nhóm 25) của BURBERRY LIMITED, một công ty của

Anh. Nhãn hiệu (Số đơn: 4-2010-23912, nhóm 11) bị từ chối vì

tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng (Số văn bằng: 13685, nhóm 14) của ROLEX SA, Thụy Sĩ,…51

Bằng việc ra Công báo sở hữu công nghiệp hàng tháng cập nhật những đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ, điều này đã giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp kịp thời phát hiện những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình để kịp thời nộp đơn phản đối.

Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ vẫn thường xuyên cung cấp ý kiến chuyên môn cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các tổ chức doanh nghiệp, đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan thực thi nhằm đảm bảo hoạt động giải quyết khiếu nại, thực thi quyền. Các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời.

50 Báo cáo thường niên năm 2014 và năm 2015 của Cục Sở hữu trí tuệ

51 Theo http://iplib.noip.gov.vn

3.2.2. Hạn chế

Mặc dù đã có những bước tiến quan trọng nhằm tăng cường hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo hộ, thực thi quyền và chịu nhiều tổn thất do hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ nhất, theo quy định hiện nay thời gian thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian này sẽ bị kéo dài đến 1 năm hoặc hơn. Đặc biệt là các trường hợp có thông báo dự định từ chối đơn và trả lời thông báo, thời gian cho việc cấp bằng có thể kéo dài đến 3-5 năm. Ví dụ: nhãn hiệu ―BINTANG‖ của công ty Heineken, đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp từ 2011, thông báo dự định từ chối đơn và trả lời thông báo năm 2012, nhưng đến năm 2015 Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam mới cấp văn bằng bảo hộ52. Việc chậm xử lý đơn và cấp văn bằng sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu, đặc biệt là trong trường hợp bị vi phạm quyền do không có căn cứ chứng minh nhãn hiệu của mình đã được đăng ký bảo hộ.

Thứ hai, với số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu lớn mỗi năm, việc tồn đọng đơn chưa xử lý là hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện nay đội ngũ xét nghiệm viên của Cục còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, thiếu sự nhiệt tình trong cách làm việc. Hiện tượng sót hồ sơ, mất hồ sơ vẫn xảy ra.

Bên cạnh đó việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu ngày càng gia tăng và phức tạp. Hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép, hàng lậu…

đang được bày bán công khai ở mọi nơi. Vì lý do giá bán hàng giả chỉ bằng 1/3 đến 1/10 giá của hàng thật nên người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn dùng vì ―giá rẻ‖. Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu tăng mạnh. Nếu như năm 2014 chỉ có 1.082 vụ bị xử lý, thì con số này tăng lên 1450 vụ vào năm 2015, tăng 1,34%53.

52 Theo website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

53 Báo cáo tổng quan về hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ năm 2015 của Cục Sở hữu trí tụê

Bên cạnh đó là sự cố tình vi phạm của các công ty đối với nhãn hiệu của hàng hoá hay sản phẩm bán chạy cùng loại. Chúng ta có thế kể đến một loạt trường hợp bị vi phạm các nhãn hiệu thuộc công ty UNILEVER. Công ty đang là chủ sở hữu của rất nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký: OMO, Sunlight, Sunsilk… Do đó, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu của công ty xảy ra rất thường xuyên54.

Các nhãn hiệu trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt là các nhãn hiệu đến từ châu Âu, thường xuyên bị xâm phạm như nhãn hiệu đồng hồ Rolex, túi xách Louis Vuitton, giày Adidas, nhãn hiệu Gucci, đồ chơi LEGO…

Trang web có tiếng tại Việt Nam là https://www.sendo.vn cũng ngang nhiên rao bán hàng nhái nhãn hiệu LEGO, một thương hiệu đồ chơi nổi tiếng của Đan Mạch55. Trên trang web khác như http://donghohieutin.com, một chiếc đồng hồ có nhãn hiệu sang trọng Rolex được bán với mức giá vài triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với giá bán hàng chính hãng56.

Bên cạnh đó, nhiều hãng điện thoại nổi tiếng thế giới với mức giá vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng cũng được rao bán với giá thấp tại nhiều trang web. Như dòng điện thoại đắt tiền Vertu của Anh (giá trung bình khoảng 500 triệu đồng/chiếc) được rao bán chỉ với giá 640.000 đồng trên trang web http://dienthoaichat.com/dien-thoai-vertu57.

Năm 2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, công an Hà Nội), chuyển hồ sơ tới Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xử lý theo thẩm quyền liên quan đến việc giả mạo nhãn hiệu thời trang nổi tiếng Hermes. Qua điều tra xác minh, tại Cửa hàng Hoàn Boutique, địa chỉ: số 38, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) do bà Phạm Thị Hoàn là Chủ và ông Vương Tuấn Anh, Chủ Cửa hàng LEGEND, địa chỉ: số 4, Điện Biên Phủ, quận Hoàn Kiếm, (Hà Nội) đã có

54 Xem Phụ lục 2

55 Xem Phụ lục 3

56 Xem Phụ lục 4

57 Xem Phụ lục 5

hành vi Buôn bán các sản phẩm thời trang gắn dấu hiệu ―HERMÈS‖,

―HERMÈS&hình‖, ―H&hình‖ trùng với nhãn hiệu ―HERMÈS‖,

―HERMÈS&hình‖, ―H&hình‖ đang được bảo hộ tại Việt Nam. Các nhãn hiệu này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Hermes International (Cộng hòa Pháp) theo Đăng ký quốc tế số 196756, số 199735, số 669026 và số 800232 cho nhiều sản phẩm/dịch vụ trong đó có sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm 14, 25, 26 (túi xách, giày dép, quần áo…)58. Việc đăng ký tên miền trùng với các nhãn hiệu nổi tiếng nhằm mục đích trục lợi cũng diễn ra ngày càng phổ biến. Điển hình có thể kể đến tên miền ―grazia.com.vn‖, ―grazia.vn‖ trùng với nhãn hiệu

―GRAZIA‖ của Arnodol Mondadori Editore SPA, một công ty của Italia (Đăng ký quốc tế số 276829, 276833)59.

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể khi các cơ quan có thẩm quyền như Đội quản lý thị trường của các quận phát hiện ra hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì phần lớn chỉ có thể báo cho chủ nhãn hiệu bị xâm phạm hoặc các đại diện sở hữu công nghiệp của chủ nhãn hiệu tại Việt Nam. Bởi lý do để xác định hành vi xâm phạm quyền phải thông qua việc tiến hành giám định tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, mà các cơ quan này không có kinh phí do chi phí giám định khá tốn kém.

Điều này dẫn đến việc hàng hóa xâm phạm có thể bị tiêu thụ hoặc tiêu hủy trước khi bị xử lý.

Phương thức xử phạt được sử dụng nhiều nhất đối với các vi phạm về sở hữu trí tuệ là xử phạt hành chính, việc thực thi thông qua các biện pháp dân sự còn tốn nhiều thời gian và chậm trễ kéo dài60.

58 Lê Tú (2014), ―Phát hiện 2 cửa hàng nhái nhãn hiệu cao cấp Hermes‖, tại địa chỉ http://dantri.com.vn/kinh- doanh/phat-hien-2-cua-hang-nhai-nhan-hieu-cao-cap-hermes-1406643311.htm ngày truy cập 30/06/2017.

59 Quỳnh Phạm (2017), ―Thách thức lớn trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ‖, Bộ Khoa học và Công nghệ, tại địa chỉ https://most.gov.vn/cchc/tin-tuc/570/11902/thach-thuc-lon-trong-bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue.aspx ngày truy cập 30/06/2017

60 Evaluation of the IPR Enforcement Strategy in Third Countries, Final Report, 2010, http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2010/november/tradoc_147053.pdf

Một phần của tài liệu Các cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu theo hiệp định thương mại tự do EU việt nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)