Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
3.1. Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định Hiệp định EVFTA về bảo hộ nhãn hiệu
Các cam kết của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu trong Hiệp định EVFTA được đưa ra dựa trên các quy định của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã là thành viên.
Khi gia nhập các điều ước trên, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi pháp luật trong nước của mình ví dụ: sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ 2005 vào năm 2009, ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ,… Do đó, nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam phần lớn đã tương thích với các cam kết trong Hiệp định EVFTA trong tất cả các nhóm cam kết, từ nguyên tắc chung tới các tiêu chuẩn bảo hộ quyền cũng như thực thi quyền.
Tuy nhiên do các quy định của EVFTA về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nói riêng có mức độ bảo hộ sâu hơn ở một số lĩnh vực, do vây các quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn có những nội dung chưa thực sự tương thích.
Về mục tiêu, bản chất và phạm vi các nghĩa vụ: Về cơ bản, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 (Điều 3, 4 và 8) và các văn bản có liên quan không có sự mâu thuẫn với các cam kết trong Hiệp định EVFTA. Pháp luật Việt Nam đã tuân thủ Hiệp định TRIPS, các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng phù hợp với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn còn điểm chưa tương thích liên quan đến việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
Hiệp định EVFTA dẫn chiếu đến Điều 10bis Công ước Paris. Trong khi Công ước Paris đưa ra khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ―bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương
mại‖, pháp luật Việt Nam mặc dù đã có Luật cạnh tranh 2004 nhưng lại không đưa ra được khái niệm cụ thể về nội dung này.
Không chỉ vậy, Công ước Paris nêu rõ 3 nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị ngăn cấm trong liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó có 2 hành vi được giới hạn ở đối thủ cạnh tranh và 1 hành vi không giới hạn chủ thể. Về vấn đề này pháp luật Việt Nam quy định hẹp hơn Công ước Paris, bởi lẽ Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) liệt kê chi tiết các hành vi, còn Công ước lại sử dụng phương pháp xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo bản chất hoặc hệ quả của hành vi do đó42.
Về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Tới thời điểm hiện tại Việt Nam không có quy định đi ngược lại quy tắc này của WTO nói chung và của Hiệp định EVFTA nói riêng. Lý do là hiện tại các tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước đều đang áp dụng một hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ chung gồm Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn, không có sự phân biệt đối xử giữa cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Về cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ: Hiệp định không ràng buộc các bên về cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ, hay nói cách khác các bên có quyền lựa chọn cơ chế hết quyền. Pháp luật Việt Nam lựa chọn cơ chế hết quyền quốc tế, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Hiệp định EVFTA.
Về các điều ước quốc tế về nhãn hiệu: Việt Nam hiện đang là thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Mặc dù chưa phải là thành viên của Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ, nhưng Việt Nam đã áp dụng Bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước. Cụ thể, tại Điều 37.6.e Thông tư 01/2007/TT- BKHCN, ―Phần “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ
42 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung Tâm WTO và hội nhập, Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU về Sở hữu trí tuệ, Nxb Công thương, năm 2016 Hà Nội, tr. 56.
khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice‖.
Các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu: Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, Điều 125 quy định về Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, và Điều 129 quy định về Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Về cơ bản các quy định đã đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định EVFTA.
Về ngoại lệ đối với các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu
Các quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) về Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu phù hợp với các cam kết tại Điều 5.5 Hiệp định EVFTA. Các ngoại lệ mà pháp luật Việt Nam đang áp dụng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế chung. Căn cứ vào Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng một cách trung thực ―tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ‖.
Về trình tự thủ tục xác lập quyền và chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
* Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
Pháp luật Việt Nam về cơ bản đã tương thích với các cam kết trong Hiệp định EVFTA ở 2 điểm dưới đây:
Một là, Điều 112 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã cho phép bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ và Điều 6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn và yêu cầu người nộp đơn có yêu cầu trả lời bằng văn bản.
Hai là, Việt Nam đã có cơ sở dữ liệu điện tử công khai về các đơn đăng ký và các nhãn hiệu đã được đăng ký, đó là Thư viên số về sở hữu công
nghiệp (IP Lib) của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa chỉ:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
* Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu:
Tương tự như Hiệp định EVFTA, Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định một trong những căn cứ để chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là ―nhãn hiệu đó không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;”
Điểm chưa tương thích là hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về ―việc sử dụng trên thực tế‖ đối với nhãn hiệu bất chấp việc hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ đã vận dụng khái niệm này khi xem xét các đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng. Cụ thể trên thực tế khi bên thứ ba nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ của chủ sở hữu với lý do nhãn hiệu đã không được ―sử dụng trên thực tế‖ trong 5 năm liên tiếp kể từ ngày nộp đơn, một trong những chứng cứ chứng minh cho việc này là Kết quả điều tra tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trên thị trường. Bản điều tra này được tiến hành bởi một số cơ quan cụ thể, trong đó có Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương.
Về nhãn hiệu nổi tiếng:
So với Công ước Paris và Hiệp định TRIPS, Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó ―nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam‖.
Khoản 1 Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ đã sử dụng tiêu chí đánh giá là ―Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo‖.
Ngoài tiêu chí trên, pháp luật Việt Nam còn đưa ra 7 tiêu chí khác nhằm xác định nhãn hiệu nổi tiếng43.
Như vậy các quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu nổi tiếng đã dựa trên các quy định của Điều 6bis Công ước Paris và Hiệp định TRIPS.
Việc tuân thủ Khuyến nghị chung không phải là nghĩa vụ bắt buộc theo Điều 5.4 Chương 12 của Hiệp định EVFTA mà chỉ là nghĩa vụ mang tính khuyến nghị, cụ thể Điều 5.4 quy định các Bên của Hiệp định ―phải cân nhắc‖. Vì vậy pháp luật Việt Nam được xem là đã tương thích với quy định này của Hiệp định EVFTA.
Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã sửa đổi pháp luật sở hữu trí tuệ của mình sao cho phù hợp với Hiệp định TRIPS. Do đó, các nghĩa vụ chung tại Phần III Hiệp định TRIPS cũng như các nghĩa vụ khác được cam kết trong Hiệp định EVFTA cơ bản đã được pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam đáp ứng.
Về chủ thể có quyền yêu cầu: mặc dù được nêu rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhưng nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu của Hiệp định EVFTA.
Về các biện pháp tạm thời:
Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này chỉ tương thích một phần. Các quy định tương thích bao gồm: (1) Tòa án, căn cứ trên yêu cầu của một bên, có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; (2) Trong một số trường hợp, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp tạm thời mà không phải nghe bên bị áp dụng biện pháp tạm thời trình bày ý kiến.
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 201544, chủ thể quyền chỉ được phép yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã có đơn khởi kiện và được Tòa án thụ lý. Trong khi đó, theo Điều 14 Hiệp định EVFTA, chủ thể
43 Xem Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
44 Chương VIII: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
có quyền có thể yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào, kể cả khi chưa khởi kiện ra Tòa án, với điều kiện là có bằng chứng hợp lý.
Pháp luật Việt Nam quy định 2 trường hợp chủ thể quyền được yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời: (1) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; (2) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.45 Tuy nhiên theo Hiệp định EVFTA thì đây chỉ là các trường hợp nghiêm trọng mà Tòa án không phải lấy ý kiến của bên bị áp dụng biện pháp tạm thời trước khi áp dụng biện pháp tạm thời.
Về chứng cứ: Cơ quan tư pháp Việt Nam, cụ thể là Tòa án có quyền yêu cầu bên kiểm soát chứng cứ phải cung cấp chúng trong trường hợp một bên trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình rằng chứng cứ bị bên kia kiểm soát và không thể tiếp cận. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam được coi là đã đáp ứng các quy định này.
Về quyền được thông tin: Theo Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo yêu cầu của đương sự, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ phải cung cấp cho Tòa án. Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiệp định EVFTA.
Về các biện pháp khắc phục khác: Được quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) và các quy định trong các Nghị định, Thông tư liên tịch khác. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam phù hợp với các cam kết tại Điều 17 Hiệp định EVFTA. Ví dụ như: trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã có quy định về phân phối không nhằm mục đích thương mại hoặc
45 Xem Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hay tiêu hủy hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ46.
* Về quyết định của Tòa án:
Một mặt, cũng giống như quy định của Hiệp định EVFTA, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép Tòa án và các cơ quan chức năng có thể áp dụng một số biện pháp (biện pháp dân sự, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan) đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn việc tiếp tục vi phạm.
Mặt khác, theo các quy định tại Điều 202, 216, 218 Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay, quyết định của Tòa án chỉ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm, mà không có quy định áp dụng các biện pháp đối với chủ thể cung cấp dịch vụ liên quan tới hàng hóa vi phạm. Ở khía cạnh này, pháp luật Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định EVFTA bởi Hiệp định quy định Tòa án có thể áp dụng các biện pháp trên đối với cả bên thứ ba cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Tòa án có thể yêu cầu các nhà phân phối bán lẻ ngừng phân phối hoặc bán các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Các biện pháp thay thế: Biện pháp bồi thường bằng tiền theo pháp luật Việt Nam là một biện pháp độc lập, không phải là biện pháp thay thế như quy định tại Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên việc quy định đây là biện pháp thay thế không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Do đó, pháp luật Việt Nam về cơ bản đã tương thích với Hiệp định.
Về công bố quyết định tư pháp: Theo pháp luật Việt Nam, Tòa án không có nghĩa vụ công bố bản án về vi phạm sở hữu trí tuệ, do đó cũng không có quy định về bên phải chịu chi phí cho việc công bố. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ cho phép công bố một số án lệ cụ thể, chứ không phải tất cả các
46 Xem Điều 29 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
bản án47. Chính vì vậy, Việt Nam chưa thực hiện được nghĩa vụ liên quan đến việc công bố một số thông tin thích hợp liên quan đến bản án, quyết định của tòa. Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA quy định việc công bố sẽ tùy theo pháp luật và chính sách của mỗi bên do đó vì Việt Nam không có quy định nên có thể nói pháp luật Việt Nam đã tương thích với quy định của Hiệp định EVFTA.
* Về bồi thường thiệt hại: Xét tổng thể thì pháp luật Việt Nam đã phù hợp với quy định tại Điều 20 Hiệp định EVFTA. Việt Nam đã có các quy định về các loại thiệt hại được bồi thường theo quy định của Điều 20.1 (a) của Hiệp định EVFTA. Về công thức các cách tính thiệt hại, hiện nay Việt Nam đã có quy định cụ thể phù hợp về vấn đề này. Điều 205.1.b Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định mức tính thiệt hại theo giá chuyển giao quyền sử dụng, đó chính là mức phí đáng lẽ phải trả để được phép sử dụng theo cam kết tại điểm b khoản 1 Điều 20 Hiệp định EVFTA.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa chia rõ việc bồi thường thiệt hại trong trường người vi phạm cố ý hoặc vô tình vi phạm. Đây là điểm chưa tương thích của pháp luật Việt Nam. Hiệp định EVFTA phân biệt hai trường hợp áp dụng mức bồi thường thiệt hại: trường hợp người vi phạm biết và trường hợp người vi phạm không biết hành vi của mình là hành vi vi phạm.
Ví dụ: Theo Hiệp định EVFTA, đối với lỗi cố ý vi phạm, người vi phạm sẽ phải bồi thường cho các thiệt hại mà bên bị vi phạm phải chịu; đối với lỗi vô ý vi phạm, người vi phạm có thể chỉ bị thu hồi lợi nhuận đã có được, hoặc bồi thường theo mức định trước48. Theo pháp luật Việt Nam, dù là lỗi cố ý hay vô tình, thì người vi phạm đều phải bồi thường cho các thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
* Về chi phí pháp lý: pháp luật Việt Nam quy định bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường cho các tổn thất thực tế, cũng như các chi phí hợp
47 Điều 7, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
48 Xem Điều 20 Hiệp định EVFTA