Chương 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
2.3. Trình tự thủ tục xác lập quyền và chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
2.3.1. Trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về bảo hộ nhãn hiệu, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại một quốc gia thì phải có sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó, thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Theo Điều 5.3 Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU mỗi Bên sẽ phải cung cấp một hệ thống cho việc đăng ký nhãn hiệu. Hệ thống đó bao gồm: tra cứu nhãn hiệu, trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu, khiếu nại, phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu,…
Để đăng ký nhãn hiệu, việc đầu tiên mà chủ thể quyền phải làm đó là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các cơ quan có thẩm quyền. Tại Việt Nam, chủ
25 Theo Khoản 2, Điều 21 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ. Riêng đối với EU, chủ sở hữu sẽ có 3 lựa chọn: (1) nếu chủ sở hữu chỉ muốn bảo hộ nhãn hiệu tại một quốc gia thành viên EU thì có thể nộp trực tiếp đơn tại cơ quan sở hữu trí tuệ tại quốc gia đó; (2) nếu chủ sở hữu muốn được bảo hộ tại Bỉ, Hà Lan và/hoặc Luxembourg thì có thể nộp đơn tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Benelux;
(3) trong trường hợp chủ sở hữu muốn bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia thành viên EU thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu EU tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu – EUIPO. Ngoài ra, chủ thể quyền có thể sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế của WIPO (Thỏa ước và Nghị định thư Madrid) khi muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và EU.
Ngay sau khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu, các cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, bao gồm các quy trình: thẩm định hình thức, thẩm định nội dung, phản đối đơn, cấp văn bằng bảo hộ26.
Thẩm định hình thức nhằm mục đích kiểm tra lại việc phân loại nhóm cho các sản phẩm, dịch vụ được chỉ định cùng nhãn hiệu; đồng thời đảm bảo các yếu tố về hình thức của đơn đúng theo luật định như: chữ ký, ngôn ngữ, thông tin chủ sở hữu, thông tin người đại diện, quyền ưu tiên, chất lượng hình ảnh của nhãn hiệu. Nếu có sai sót, cơ quan đăng ký sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu hoặc người đại diện yêu cầu sửa chữa hoặc trả lời trong một thời gian nhất định (EU: trong 2 tháng, Việt Nam: trong 1 tháng, có thể được gia hạn). Nếu người nộp đơn không trả lời hoặc nội dung trả lời không thỏa đáng, đơn đăng ký có thể bị từ chối.
Thẩm định nội dung nhằm mục đích kiểm tra xem nhãn hiệu xin đăng ký có khả năng phân biệt và không mang tính mô tả. Khả năng phân biệt và tính mô tả của nhãn hiệu sẽ được xem xét dựa trên pháp luật của mỗi Bên.
Nếu nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, cơ quan đăng ký sẽ gửi thông báo từ chối bằng văn bản cho chủ sở hữu hoặc người đại diện và yêu cầu trả
26 Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại EU được tham khảo trên website: https://euipo.europa.eu Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam được tham khảo trên website: www.noip.gov.vn
lời trong hai tháng (đối với EU và Việt Nam, có thể gia hạn). Nếu không trả lời hoặc nội dung trả lời không thỏa đáng, cơ quan đăng ký sẽ ra quyết được từ chối đơn. Hiệp định EVFTA yêu cầu các Bên phải phải đảm bảo rằng việc từ chối đăng ký nhãn hiệu phải có lý do chính đáng và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn để người này có cơ hội khiếu nại và khiếu kiện lần cuối trước Tòa án.27
Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là việc bên thứ ba có ý kiến với cơ quan đăng ký về việc không cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký. Theo pháp luật Việt Nam, sau quá trình thẩm định hình thức, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng để bên thứ ba phản đối. Đối với EU, sau khi kết thức quá trình thẩm định hình thức và nội dung, đơn đăng ký sẽ được công bố, kể từ thời điểm đó bên thứ ba sẽ có 3 tháng để nộp đơn phản đối. Nếu có phản đối bởi bên thứ ba, cơ quan đăng ký sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến người nộp đơn hoặc người đại diện, cho họ một khoảng thời gian để đưa ra các lập luận cũng như các bằng chứng để trả lời phản đối.
Trong trường hợp đơn đăng ký được thẩm định đủ điều kiện bảo hộ và không bị bên thứ ba phản đối, nhãn hiệu sẽ được đăng ký bảo hộ, cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được công bố để cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khác cũng như công chúng biết được đó là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Bên cạnh việc cung cấp hệ thống đăng ký nhãn hiệu, Hiệp định đặt ra nghĩa vụ cho Việt Nam và EU phải thiết lập một cơ sở dữ liệu điện tử công khai về các đơn đăng ký nhãn hiệu và các đăng ký nhãn hiệu đã được công bố. Cơ sở dữ liệu điện tử sẽ nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu nhãn hiệu, kiểm tra khả năng phân biệt của nhãn hiệu, kiểm tra nhãn hiệu của đối thủ, cung cấp thông tin cho quá trình tra cứu, thẩm định khi xét nghiệm đơn, … Các thông tin về nhãn hiệu được nộp đơn và đăng ký tại EU có thể được tìm thấy tại cơ sở dữ liệu TMview tại địa chỉ:
27 Điều 5.3 Hiệp định EVFTA
https://www.tmdn.org/tmview/welcome#. Đối với Việt Nam, công chúng có thể truy cập vào Thư viên số về sở hữu công nghiệp (IP Lib) của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
2.3.2. Chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn có thể bị chấm dứt trong một số trường hợp cụ thể. Đăng ký bị chấm dứt hiệu lực nghĩa là nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ bị xóa khỏi hệ thống đăng ký, hay nói cách khác là nhãn hiệu trở về trạng thái chưa được đăng ký. Do đó, bên thứ ba có thể đăng ký nhãn hiệu đó mà không bị phản đối hay bị đối chứng.
Căn cứ đầu tiên để chấm dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu không được ―sử dụng trên thực tế‖ trong 5 năm liên tục trước khi có yêu cầu chấm dứt hiệu lực bởi chủ sở hữu hoặc người được chuyển quyền trong lãnh thổ có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu được đăng ký28. Điều này cũng được hiểu là đăng ký nhãn hiệu cũng có thể bị chấm dứt nếu việc sử dụng bị gián đoạn trong khoảng thời gian là 5 năm liên tiếp. Việc sử dụng trên thực tế ám chỉ việc sử dụng thật cho mục đích trao đổi hàng hóa và dịch vụ để gia tăng danh tiếng. Nói chung, từ này ám chỉ việc mua bán thực tế và phải có việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu trong khoảng thời gian liên quan. Việc sử dụng trong thương mại có thể là sử dụng trên thực tế. Tuy nhiên, chỉ các bước chuẩn bị sẽ không được coi là việc sử dụng nhãn hiệu trên thực tế29.
Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu vẫn có thể được duy trì hiệu lực nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được rằng (1) có lý do chính đáng không sử dụng nhãn hiệu trong khoảng thời gian quy định, ví dụ: sự can thiệp của chính phủ (lệnh cấm nhập khẩu, cấm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các rủi ro kinh doanh,…) hoặc (2) đã bắt đầu sử dụng hoặc tiếp tục lại sử dụng nhãn hiệu ít nhất 3 tháng trước khi có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Việc bắt đầu sử dụng hoặc tiếp tục lại sử dụng sẽ không được xem xét nếu việc sử dụng đó
28 Điều 5.6 Hiệp định EVFTA
29 Chú thích thứ 7 của Hiệp định EVFTA
xảy ra chỉ sau khi chủ sở hữu nhận thức rằng yêu cầu chấm dứt hiệu lực có thể được nộp.
Từ quy định tại Điều 5.6 Hiệp định EVFTA, cũng có thể hiểu rằng, nhãn hiệu được sử dụng dưới dạng khác với dạng trong đăng ký nhãn hiệu ở một số yếu tố nhưng không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu được gắn vào hàng hóa nhưng chỉ cho mục đích xuất khẩu sẽ không là đối tượng của việc chấm dứt hiệu lực. Ví dụ như nhãn hiệu
―SUNSILK‖ của Unilever N.V. đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam dưới dạng chữ thường, viết in hoa. Tuy nhiên, khi sử dụng, Unilever đã thêm màu sắc và cách điệu nhãn hiệu (ví dụ: ) mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký.
Căn cứ thứ hai: nhãn hiệu đã trở thành tên thông thường trong thương mại cho sản phẩm hoặc dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu, hậu quả của việc sử dụng hay không sử dụng của chủ sở hữu. Việc cung cấp các bằng chứng và lập luận sẽ thuộc về bên có yêu cầu chấm dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu trở thành tên gọi thông thường trong thương mại cho hàng hóa và dịch vụ không chỉ giữa một vài người, mà giữa một số lượng lớn công chúng có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ.
Căn cứ thứ ba: việc sử dụng nhãn hiệu có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Không chỉ bị chấm dứt hiệu lực, nhãn hiệu còn có thể bị cấm sử dụng theo pháp luật của mỗi Bên. Ví dụ: tại Việt Nam, nhãn hiệu ―HẠ LONG‖ được đăng ký cho sản phẩm ―Thuốc lá điếu có đầu lọc‖, chủ sở hữu là ―Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long‖, tuy nhiên công ty có địa chỉ tại ―235 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội‖. Khi sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm thuốc lá, người tiêu dùng có thể nhầm lẫn rằng sản phẩm này được sản xuất tại Hạ Long. Do đó, nhãn hiệu hoàn toàn có thể bị chấm dứt hiệu lực.