Đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 26 - 29)

Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN

1.2. Đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Từ nhận thức chung về hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản, ta có thể rút ra đặc điểm như sau:

- Đặc điểm về thu thập chứng cứ đề ra yêu cầu điều tra

Hoạt động đánh giá chứng cứ khi THQCT trong giai đoạn điều tra về tội trộm cắp tài sản phải xem xét toàn diện các vấn đề đặc biệt là các tình tiết mang tính chất định tội như số tiền, giá trị tài sản chiếm đoạt, động cơ, mục đích, thời điểm nảy sinh ý định chiếm đoạt... Ngoài ra trong đó cần đánh giá cả các yếu tố từ phía người bị hại để đảm bảo việc khởi tố, điều tra đúng tội danh, đúng người phạm tội.

Hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra về tội trộm cắp tài sản thường phải chú ý công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Nếu thực hiện tốt công tác điều tra tại hiện trường sẽ nhanh chóng thu thập được các chứng cứ, dấu vết nóng, vật chứng có giá trị quan trọng chứng minh tội phạm. Tuy nhiên, hiện trường thường vụ án trộm cắp tài sản hay bị xáo trộn vì khi sự việc xảy ra, người phạm tội thường trốn tránh, chạy thoát, còn người bị hại thì hoang mang và thường muốn tiếp cận hiện trường để xác định xem tài sản của mình bị chiếm đoạt, mất mát là bao nhiêu. Do đó, công tác khám nghiệm hiện

17 Nguyễn Hải Phong (Chủ biên) (2014) Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động

điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.14.

trường và kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường càng cần phải diễn ra nhanh chóng, tỉ mỉ và chính xác nhằm đảm bảo việc thu thập các chứng cứ tài liệu đầy đủ nhất phục vụ cho hoạt động điều tra vụ án hình sự về xâm phạm sở hữu.

Đối với các vụ án trộm cắp tài sản thì kết quả định giá tài sản bị chiếm đoạt của cơ quan chuyên môn có ý nghĩa quan trọng, nhằm xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không, tính chất mức độ của hành vi đó như thế nào. Thế nên việc yêu cầu định giá tài sản của Cơ quan điều tra đối với tài sản bị chiếm đoạt là rất quan trọng. Bởi lẽ đây là chứng cứ định lượng để có thể xác định tội phạm.

-Về đối tượng phạm tội.

Như đã phân tích ở trên, đối tượng của THQCT trong giai đoạn điều tra tội trộm cắp tài sản là tội phạm và người phạm tội.

Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản là cá nhân và cá nhân đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Qua nghiên cứu cho thấy đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản đa số đều là nam giới, đã thành niên và trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực hiện đang gia tăng nhanh chóng. Điều này chủ yếu là do người phạm tội tội trộm cắp tài sản có nhận thức lệch lạc về nhu cầu cá nhân và cách thức thỏa mãn nhu cầu đó; có lối sống không lành mạnh và quan hệ xã hội xấu, có trình độ học vấn thấp, nhận thức pháp luật hạn chế, người phạm tội lười lao động, không có việc làm ổn định…

- Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của VKS có tính bắt buộc đối với đối tượng áp dụng, với các chủ thể có liên quan và được Nhà nước đảm bảo thi hành

Khi THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản, VKS luôn có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước theo quy đinh của pháp luật để ra những mệnh lệnh, quyết định mang tính bắt buộc và

phải được tôn trọng và thực hiện đối với tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các quyết định đó thể hiện ý chí đơn phương của VKS mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng bị áp dụng. Ví dụ khi VKS quyết định phê chuẩn bắt bị can để tạm giam, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can trong vụ án trộm cắp tài sản….

Họat động thực hành quyền công tố có mục đích là tìm đến sự thật, đảm bảo công lý, công bằng và lẽ phải. Để thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đọan điều tra tội trộm cắp tài sản, pháp luật đã quy định hàng loạt các họat động tố tụng (khởi tố vụ án, khởi tố bị can, yêu cầu điều tra…) để làm chứng cứ chứng minh việc buộc tội cũng như gỡ tội đối với người phạm tội.. Các quyết định của VKS khi THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản (Quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam….) được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, biện pháp mạnh nhất là bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà Nước và hầu hết được đảm bảo thực hiện bởi CQĐT.

- Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản mang tính cá biệt cao.

Đây là hoạt động của VKS nhằm cụ thể hóa quy định của BLTTHS, Điều 138 Bộ luật hình sự hiện hành vào trường hợp cụ thể, đối với những cá nhân cụ thể. Ví dụ như VKS phải xác định chính xác thời gian nảy sinh ý định trộm cắp, địa điểm xảy ra sự việc, hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, nội dung sự việc, những ai tham gia, hậu quả thiệt hại, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả thiệt hại, nhân thân…có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không? có căn cứ pháp luật không? khi đó VKS mới ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với cá nhân đó và về hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đó. Như vậy, vừa đảm bảo đúng quy định pháp luật trong thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản vừa thể hiện tính đặc thù, cá biệt riêng.

- Thực hành quyền công tố tuân theo các thủ tục tố tụng hình sự

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội trộm cắp tài sản mang tính công khai và được thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng do pháp luật quy định. Điều này nhằm bảo đảm cho hoạt động của Viện kiểm sát được thực hiện chặt chẽ, khách quan, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không có bất cứ sự can thiệp nào vào hoạt động của Viện kiểm sát, nhưng đồng thời hoạt động của Viện kiểm sát cũng được giám sát bởi nhiều chủ thể khác nhau.

Việc tuân thủ đúng các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự trong THQCT trong giai đoạn điều tra các tội trộm cắp tài sản là hoạt động hết sức phức tạp, đòi hỏi chủ thể tiến hành tố tụng phải có kiến thức chuyên sâu, tinh thông về pháp luật, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quá trình như:

Kiểm sát tin báo tố giác tội phạm trộm cắp tài sản, đến việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, phê chuẩn các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra (Dựa trên đầy đủ chứng cứ của vụ án như: hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, hâu quả thiệt hại, nhân thân đối tượng…) , qua đó đề ra yêu cầu điều tra, nghiên cứu hồ sơ trước khi kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố… Để thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra về tội trộm cắp tài sản, kiểm sát viên chỉ được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tuân theo chức năng, quyền hạn của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

Hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra về tội trộm cắp tài sản được diễn ra trực tiếp, đồng thời và đề cập một cách toàn diện mọi hành vi tố tụng của giai đoạn điều tra. Nhằm hướng tới mục đích bảo đảm tuân thủ pháp luật trong giai đoạn điều tra, tìm kiếm mọi chứng cứ chứng minh tội phạm, tạo tiền đề cho giai đoạn truy tố, xét xử sau này. Nếu Kiểm sát viên trong khi thực hiện họat động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội trộm cắp tài sản không thực hiện đúng, đủ các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dễ dẫn đến việc oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)