Những kết quả đạt được trong công tác thực hành quyền công tố trong

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 51 - 61)

Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003, NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định

2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác thực hành quyền công tố trong

2.2.1.1. Thực hành quyền công tố việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Trong hoạt động THQCT, VKSND tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 6/12/2013 của Viện trưởng VKSND Tối cao về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Để giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản được kịp thời, chính xác nhằm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, VKSND tỉnh Nam Định đặt trọng tâm công tác THQCT ngay từ giai đoạn tạm giữ đến khi khởi tố, điều tra, luôn phân công KSV có kinh nghiệm theo dõi, kiểm sát hoạt động xác minh của cơ quan

CSĐT ngay khi tạm giữ tội phạm trộm cắp tài sản để đưa ra yêu cầu xác minh một cách kịp thời. Do vậy, trong những năm qua, công tác THQCT việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong tội trộm cắp tài sản của VKSND ở tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả, đảm bảo mọi hành vi vi phạm và tội phạm được kịp thời phát hiện và xử lý; không làm oan người vô tội, hạn chế thấp nhất bỏ lọt tội phạm.VKS đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm;

kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Qua công tác THQCT các tội trộm cắp tài sản, VKS đã có nhiều đề xuất, kiến nghị với cấp ủy và chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong công tác phòng ngừa vi phạm về tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và về tội trộm cắp tài sản nói riêng;

tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên lĩnh vực quản lý Nhà nước, kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Theo báo cáo thống kê của VKSND tỉnh Nam Định, từ năm 2012 đến hết năm 2016 số vụ án bị can phạm tội trộm cắp tài sản đã thụ lý giải quyết như sau:

Bảng 1. Tổng số vụ án, bị can tội trộm cắp tài sản VKSND tỉnh Nam định đã thụ lý kiểm sát điều tra việc khởi tố giai đoạn 2012 – 2016

Năm Tổng thụ lý (vụ án/bị

can)

Giải quyết (vụ án/bị can) Yêu cầu điều tra Kết thúc

điều tra

Đình chỉ Tạm đình chỉ

2012 219/289 181/256 01/01 27/12 219

2013 235/318 197/286 0/0 25/11 235

2014 206/274 162/244 01/01 33/05 206

2015 283/243 210/224 0/01 62/03 283

2016 243/253 178/238 01/01 53/03 243

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin VKSND tỉnh Nam Định

Từ số liệu thống kê cho thấy từ năm 2012 đến năm 2016, đối với các vụ án về tội trộm cắp tài sản, VKSND tỉnh Nam Định đã thụ lý kiểm sát điều tra tổng cộng 1186 vụ/ 1377 bị can; tạm đình chỉ 200 vụ/ 34 bị can; đình chỉ 03 vụ/ 04 bị can; Không có vụ án trộm cắp tài sản nào VKS trả điều tra bổ sung cho CQĐT. Không có trường hợp nào VKS phải hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, tự mình khởi tố. Đảm bảo 100% số quyết định khởi tố bị can đã được VKS phê chuẩn đủ căn cứ, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; Tài liệu nghiên cứu phê chuẩn khởi tố được ghi chép, trích sao và phô tô đầy đủ lưu trong hồ sơ kiểm sát.

Bảng 2. Tỷ lệ các vụ án về tội trộm cắp tài sản so với tổng số các vụ án nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định mà VKS đã thụ lý, kiểm sát điều tra từ năm 2012 - 2016

Năm Tổng số vụ án về tội trộm cắp tài sản

Tổng số vụ án nói chung

Tỷ lệ vụ án trộm cắp tài sản trên tổng số vụ án (%)

2012 219

Tăng 3,3% so với 2011

1047 20,9%

2013 235

Tăng 7,3% so với 2012

1146 20,5%

2014 206

Giảm 12,3% so với 2013

1187 17,35%

2015 283

Tăng 37,37% so với 2014

1040 27,2%

2016 243

Giảm 14,1% so với 2015

1140 21,3%

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin VKSND tỉnh Nam Định

Từ số liệu thống kê cho thấy tổng số án trộm cắp tài sản và số người phạm tội tăng giảm bất thường theo từng năm, mặc dù sự tăng giảm dao động không đáng kể nhưng đã cho thấy diễn biến phức tạp của loại tội phạm này.

Trước những diễn biến phức tạp của tội phạm trộm cắp tài sản, VKSND tỉnh Nam Định luôn nỗ lực cố gắng, phát huy tính chủ động, phối hợp tốt với các cơ quan tư pháp trên địa bàn trong công tác đấu tranh phòng chống tội vi phạm và tội phạm trộm cắp tài sản nên về cơ bản đã kiểm soát được tình hình tội phạm trộm cắp tài sản.

Công tác nắm bắt, áp dụng pháp luật trong việc phân loại và giải quyết tin báo tố giác tội phạm cũng như THQCT và kiểm sát hoạt động này của CQĐT luôn được chú trọng bởi đây có thể coi là giai đoạn tiền tố tụng. Chủ trương trong những năm gần đây của ngành kiểm sát Nam Định là tăng cường công tố trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, không để xảy ra oan, sai và hạn chế thấp nhất việc để lọt tội phạm và người phạm tội. Tiếp nhận đầy đủ, đúng hạn, đúng trình tự và quản lý chặt chẽ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Phối hợp cùng CQĐT cùng cấp thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNN-VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Bộ công an- Bộ quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong trường hợp hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và Quy chế số 422/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ngày 17/10/2014 công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/VKSTC-BCA-BPQ ngày 07/09/2005 về mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003; Quy chế phối hợp liên ngành số 01 ngày 14/8/2015 giữa Viện kiểm sát- Công an – Bộ đội biên phòng- Chi cục Hải quan- Chi cục Kiểm

lâm tỉnh Nam định trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tập trung nhân lực và trí lực vào khâu công tác này đảm bảo mọi tin báo, tố giác tội phạm được vào sổ theo dõi đúng quy định, việc giải quyết đảm bảo kịp thời trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của BLTTHS không để tình trạng tin báo, tố giác về tội phạm không được giải quyết hoặc kéo dài thời hạn giải quyết gây bức xúc cho người tố giác. VKS cũng đã thực hiện triệt để quyền năng của mình trong việc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi nhận thấy dấu hiệu tội phạm.

Các tội trộm cắp tài sản khi được khởi tố được kiểm sát chặt chẽ; các diễn biến và kết quả điều tra của ĐTV đã được KSV theo dõi, giám sát thường xuyên, kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra, chủ động phối hợp khi phát sinh các vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án góp phần làm cho công tác áp dụng pháp luật trong công tác điều tra của CQĐT được đầy đủ và đúng quy định, nên không có vụ án nào phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Hàng năm, tỷ lệ giải quyết án của CQĐT luôn đạt chỉ tiêu (từ 85% trở lên), có nhiều đơn vị giải quyết đạt trên 90%, án trả điều tra bổ sung luôn dưới 3%.

Kết quả đáng lưu ý từ hoạt động THQCT các vụ án trộm cắp tài sản của VKS tỉnh Nam Định là các quyết định tố tụng của VKS luôn đảm bảo chính xác, không có tình trạng VKS cấp trên hủy bỏ quyết định của VKS cấp dưới.

Đối với các vụ án sau khi kết thúc điều tra chuyển sang VKS đề nghị truy tố được tập trung giải quyết, hạn chế tối đa việc gia hạn thời hạn truy tố. Trong thời gian qua tỷ lệ xử lý án của VKS đạt rất cao, toàn ngành luôn đạt chỉ tiêu là trên 95%, có nhiều đơn vị đạt 100%.22

VKS tỉnh Nam Định thực hiện nghiêm túc Quy chế 421/QĐ-VKSTC ngày 17/10/2014 về Công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra việc tiến hành giám định để thu thập dấu

22 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định (2012-2016), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát, Nam Định.

vết tội phạm ngay từ đầu, bám sát quá trình điều tra từ khi tiếp nhận tin báo tội phạm để nắm chắc nội dung vụ án, tiến độ điều tra và những vấn đề cần chứng minh trong vụ án để chủ động, tích cực đề ra các yêu cầu điều tra có chất lượng.

Phân công kiểm sát viên trực nghiệp vụ đầy đủ theo quy chế của ngành, đảm bảo 100% các vụ khám nghiệm có dấu hiệu tội phạm đều do Điều tra viên chủ trì và có sự tham gia của Kiểm sát viên. Nâng cao chất lượng kiểm sát khám nghiệm hiện trường; đảm bảo việc khám nghiệm đúng thành phần, thu thập và mô tả đầy đủ dấu vết để lại trên hiện trường vụ án trộm cắp tài sản.

Kết luận định giá tài sản luôn được nghiên cứu thận trọng, tỷ mỷ và so sánh với các tài liệu khác xem có phù hợp, khách quan không. Những vấn đề còn nghi vấn yêu cầu CQĐT hoặc giám định viên giải thích, trường hợp cần thiết thì yêu cầu CQĐT giám định bổ sung hoặc giám định lại.

2.2.1.2. Thực hành quyền công tố trong việc đề ra yêu cầu điều tra VKS tỉnh Nam Định trong quá trình thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra đề cao vai trò và trách nhiệm của KSV; phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của từng cá nhân KSV; quyết tâm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng công tác thực hành quyền công tố. Yêu cầu điều tra của VKS là một nội dung quan trọng của thực hành quyền công tố. Để đảm bảo quá trình điều tra các vụ trộm cắp tài sản có kết quả thì trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ là căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố vụ bị can do CQĐT chuyển đến, nếu thấy chưa đầy đủ, hoặc còn mâu thuẫn thì VKS ban hành yêu cầu điều tra với những nội dung cụ thể cần xác minh, thu thập để điều tra làm rõ hành vi phạm tội. Chính vì vậy, hầu hết trong tất cả các vụ án trộm cắp tài sản, KSV đểu kịp thời trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản với ĐTV ngay từ khi có quyết định khởi tố vụ án về những nội dụng cần làm rõ:

Như nhân thân người phạm tội, địa điểm thực hiện hành vi, phương tiện thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, làm rõ vấn đề đồng phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.... nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật. Một vụ án trộm cắp tài sản phức tạp có thể có nhiều bản yêu cầu điều tra. Tất cả các yêu cầu tra đều được Lãnh đạo VKS duyệt trước khi ban hành và được gửi cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên để thực hiện. Sau khi ban hành yêu cầu điều tra, hầu hết các KSV đều chủ động, tích cực thường xuyên theo dõi, bám sát để đôn đốc CQĐT đẩy nhanh tiến độ giải quyết án tiến độ điều tra vụ án, phối hợp với ĐTV thực hiện có hiệu quả trước khi kết thúc điều tra đề nghị truy tố. Vì vậy, nên trong 05 năm (từ 2012 – 2016) không có vụ án trộm cắp nào VKS phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Tất cả các vụ án đều đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào oan, sai.

2.2.1.3. Thực hành quyền công tố việc áp dụng, thay thế, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn.

Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLTTHS 2003 bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh. Khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn người bị áp dụng sẽ bị tước một số quyền nhân thân, gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm. Do vậy, khi quyết định áp dụng các biện pháp này các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, cân nhắc một cách thận trọng; chỉ áp dụng khi có đầy đủ căn cứ theo luật định để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, tránh tình trạng lạm dụng các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án.

THQCT việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của VKS nhằm đảm bảo việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CQĐT tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Theo tác giả việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cần dựa trên nguyên tắc: Người phạm tội, bị can, bị cáo chỉ bị áp dụng một biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật TTHS, không áp dụng hai biện pháp ngăn chặn cùng một lúc với cùng một người.

Bảng 3: Số liệu về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam trong các tội trộm cắp tài sản giai đoạn 2012 – 2016

Năm Số vụ án/số bị can Tạm giam Biện pháp khác

2012 219/289 213 84

2013 235/318 271 36

2014 206/274 212 56

2015 283/243 191 49

2016 243/253 198 51

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin VKSND tỉnh Nam Định Theo số liệu trên cho thấy, số người phạm tội trộm cắp tài sản bị bắt, tạm giữ, tạm giam là rất lớn, luôn chiếm gần 4/5 trên tổng số bị can đã khởi tố. Thực tiễn tại địa phương cho thấy ngoài các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, biện pháp ngăn chặn khác được áp dụng thường xuyên là cấm đi khỏi nơi cư trú. Hầu hết các trường hợp đã bắt giữ sau phân loại khởi tố tại ngoại được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Các biện pháp bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hầu như không được áp dụng là do các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng hai biện pháp trên chưa được rõ ràng. Hơn nữa, biện pháp bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm mang tính chất ít nghiêm khắc hơn các biện pháp ngăn chặn khác cũng là lý do hai biện pháp này ít được áp dụng trong thực tiễn.

Tuy số người bị bắt, tạm giữ nhiều nhưng VKS tỉnh Nam Định đã thực hiện tốt công tác THQCT, kiểm sát việc phân loại người bị bắt, tạm giữ nên trong thời gian qua tỷ lệ bắt, tạm giữ hình sự sau phải chuyển xử lý hành chính đã giảm đi đáng kể. Các trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam đều có căn cứ, việc bắt giữ đảm bảo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, tỷ lệ bắt giữ phân loại khởi tố luôn đạt từ 99% - 100%. Các trường hợp áp dụng biện pháp

ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú về cơ bản đều đảm bảo căn cứ quy định tại Điều 91 BLTTHS 2003.

Công tác THQCT trong lĩnh vực này còn thể hiện ở hoạt động kiểm sát trực tiếp toàn diện tại Trại tạm giam và Nhà tạm giữ trên địa bàn định kỳ hai lần/năm của VKS hai cấp. Qua công tác THQCT và kiểm sát tạm giữ, tạm giam cho thấy nhìn chung công tác quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không có trường hợp nào tạm giữ, tạm giam quá hạn, không có lệnh…

2.2.1.4. Thực hành quyền công tố trong việc đình chỉ, tạm đình chỉ.

Nếu như khởi tố vụ án hình sự là bước khởi đầu mở ra toàn bộ quá trình điều tra vụ án thì tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, bị can đánh dấu việc khép lại quá trình điều tra vụ án đó. Khác nhau cơ bản giữa hai hoạt động này là, tạm đình chỉ vụ án, bị can là việc tạm thời chấm dứt quá trình điều tra vụ án đối với bị can, khi có căn cứ vụ án, bị can đó sẽ được phục hồi điều tra xử lý theo quy định; đình chỉ là chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động điều tra kể cả biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng. Căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ được quy định tại Điều 160, 164 BLTTHS năm 2003.

Bảng 4: Số vụ án, bị can tội trộm cắp tài sản đình chỉ, tạm đình chỉ giai đoạn 2012 – 2016

Năm Tổng số (vụ án/bị can) đã giải quyết

Đình chỉ (vụ án/bị can)

Tạm đình chỉ (vụ án/ bị can)

2012 209/269 1/1 27/12

2013 222/297 0/0 25/11

2014 195/249 1/1 33/5

2015 272/228 0/1 62/3

2016 232/242 1/1 53/3

Nguồn: Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin VKSND tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)