Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, năm 2015 về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 36 - 50)

Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003, NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, năm 2015 về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 112 BLTTHS 2003, trong đó Điều 112 BLTTHS năm 2003 quy định chung về các nhiệm vụ, quyền hạn và cũng là trách nhiệm thực hành quyền công tố của VKS trong hoạt động điều tra, gồm:

1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra;

khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;

3. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

5. Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Thứ nhất, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động mở đầu của quá trình tố tụng hình sự, được thực hiện kể từ khi Cơ quan điều tra tiếp nhận và kiểm tra, xác minh nguồn tin để ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hinh sự. Trong trường hơp chưa có quyết định khởi tố vụ án thì các biện pháp điều tra chưa được tiến hành, trừ những biện pháp khẩn cấp không thể trì hoãn như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể. Toàn bộ những thủ tục, thẩm quyền liên quan đến khởi tố vụ án hình sự được quy định từ Điều 100 đến Điều 109 BLTTHS 2003, theo đó có những đặc điểm cơ bản sau:

- Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đồng thời quản lý xác minh toàn bộ các tố giác, tin báo về tội phạm. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho VKS về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Căn cứ để khởi tố vụ án là có sự kiện phạm tội xảy ra hoặc đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Để có cơ sở cho việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hinh sự, CQĐT phải xác minh, làm rõ xem có hay không hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm, nếu có thì hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại đâu, để khởi tố điều tra cho phù hợp.

Theo quy định của BLTTHS 2003 thì việc khởi tố vụ án hình sự do Cơ quan điều tra thực hiện là chủ yếu. Viện kiểm sát chỉ trực tiếp khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án (Khoản 1 Điều 104, Khoản 2 Điều 109 BLTTHS năm 2003).

Trách nhiệm của VKS trong thủ tục khởi tố vụ án hình sự không chỉ ở việc tự mình ra quyết định mà chủ yếu là việc VKS phải kiểm tra, thẩm định tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và chịu trách nhiệm quyết định cuối cùng về việc này, bảo đảm mọi tội phạm phải được phát hiện khởi tố, điều tra đảm bảo có căn cứ pháp luật.

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (Điều 126). Khởi tố bị can là thủ tục tố tụng áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội để tiến hành điều tra, nhằm sáng tỏ lỗi của người đó trong việc thực hiện tội phạm và các tình tiết theo luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với việc khởi tố bị can thì Viện kiểm sát chỉ trực tiếp khởi tố bị can trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố, trong các trường hợp khác, việc khởi tố bị can do Cơ quan điều tra thực hiện và Viện kiểm sát có trách nhiệm phê chuẩn việc khởi tố. Thực tế trong vụ án trộm cắp tài sản cho thấy Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can chỉ trong một số ít trường hợp, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự Viện kiểm sát chủ yếu yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

- Về yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Theo quy định tại Điều 114 BLTTHS năm 2003 về trách nhiện của CQĐT trong việc thực hiện yêu cầu của VKS thì chỉ “Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm 4,5,6 Điều 112 của Bộ luật này nếu không nhất trí, CQĐT vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp”. Như vậy thì có thể thấy khi VKS yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,

không phải là yêu cầy bắt buộc và nếu CQĐT không nhất trí thì có thể không chấp hành.

Thứ hai, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra;

khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37, Khoản 2 Điều 112 BLTTHS năm 2003 và Khoản 2 Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì VKS có quyền đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra.

Yêu cầu điều tra của VKS là một nội dung quan trọng của thực hành quyền công tố, nhằm đảm bảo việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ, tạo cơ sở vững chắc để VKS xét phê chuẩn, ra các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền, đảm bảo có căn cứ và hợp pháp. Để bảo đảm hoạt động điều tra có kết quả thì Viện kiểm sát với vai trò là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố phải đề ra yêu cầu điều tra ngay từ khi có quyết định khởi tố vụ án và trong từng giai đoạn của quá trình điều tra, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra phải bám sát việc điều tra vụ án của Cơ quan điều tra để kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra một cách cụ thể, toàn diện nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Nội dung yêu cầu điều tra có thể là nêu định hướng điều tra, nêu yêu cầu thu thập, củng cố chứng cứ để làm rõ sự thật của vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của bị can, mở rộng điều tra nhằm chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội

- VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. VKS tiến hảnh một số hoạt động điều tra khác với CQĐT tiến hành điều tra toàn bộ vụ án. Việc tiến hành một số hoạt động điều tra của VKS như: Hỏi người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, lời khai

người bị hại, đối chất... cũng nhằm mục đích chứng minh tội phạm, nhưng chủ yếu là để kiểm tra, thẩm định và củng cố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xem có đủ căn cứ cho việc ra các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền của VKS. Do đó, khi tiến hành một số hoạt động điều tra mà phát hiện có tội phạm mới, người phạm tội chưa được khởi tố, thì VKS phải yêu cầu CQĐT khởi tố và điều tra.

VKS có thể tiến hành một số hoạt động điều tra bất kỳ thời điểm nào của giai đoạn điều tra hoặc sau khi nghiên cứu hồ sơ do CQĐT chuyển sang đề nghị truy tố.

Thứ ba, yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

ĐTV là người trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra, là nhân vật trung tâm có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. ĐTV tiến hành những hoạt động điều tra, các thủ thuật điều tra có phải vụ án hình sự hay không; bị can phạm tội hay không phạm tội, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, để đảm bảo việc điều tra vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ thì khi phát hiện thấy điều tra viên thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 BLTTHS 2003 về những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng và Điều 44 BLTTHS về trường hợp thay đổi điều tra viên, thì VKS phải có ý kiến để ĐTV từ chối tiến hành tố tụng; hoặc yêu cầu thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV nếu hành vi của ĐTV có dấu hiệu phạm tội thì VKS phải xem xét khởi tố vụ án hình sự và chuyển cho CQĐT có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.

Ngoài những trường hợp trên, ĐTV còn bị thay đổi nếu có căn cứ rõ ràng khác để có thể cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ như: có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc có những quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng…

Thứ tư, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do.

Theo quy định tại Điều 79, BLTTHS năm 2003, các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong giai đoạn điều tra vụ án, trách nhiệm của VKS là phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do CQĐT đề nghị như việc bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, bắt bị can để tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm.

Trong quá trình điều tra vụ án trộm cắp tài sản, nếu thấy cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn thì VKS yêu cầu cơ CQĐT ra quyết định và đề nghị VKS phê chuẩn. Tuy nhiên, VKS có thẩm quyền quyết định cuối cùng có hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can trong giai đoạn điều tra.

VKS tự mình áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhưng chỉ trong giai đoạn truy tố.

Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn khác với trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn là đang áp dụng biện pháp ngăn chặn này chuyển sang áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với người phạm tội. Trong vụ án trộm cắp tài sản khi quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn VKS phải căn cứ vào yêu cầu của việc giải quyết vụ án, thái độ chấp hành của bị can để có thể thay thế biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng bằng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn hoặc nghiêm khắc hơn. Ví dụ như vụ án Lê Văn Đông lợi dụng sơ hở đã lén lút chiếm đoạt 10.000.000 đồng của ông Lê Đình Ngư tại xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, được thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam sang biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.19

19 Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định (2016), Thống kê tội phạm, Nam Định.

Còn quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là trường hợp bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn thì không áp dụng biện pháp ngăn chặn nữa.

VSK ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong những trường hợp sau:

Khi vụ án bị đình chỉ; Khi thấy không còn cần thiết.

Trong giai đoạn điều tra đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn, thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định.

Thay đổi biện pháp ngăn chặn là việc áp dụng một biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng. khắc hơn.

Pháp luật quy định CQĐT có quyền ra các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhằm phục vụ cho việc điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, ngăn chặn người phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Nhưng đối với các biện pháp ngăn chặn trực tiếp làm hạn chế quyền tự do của công dân như bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, gia hạn tạm giữ, tạm giam phải được VKS phê chuẩn. Nếu VKS thấy không có căn cứ hợp pháp và không phê chuẩn thì các biện pháp ngăn chặn đó bị hủy bỏ, người bị hạn chế quyền tự do phải được trả tự do ngay. Những quy định trên nhằm nâng cao trách nhiệm của VKS trong việc bảo đảm quyền tự do của công dân, đồng thời bảo đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng của mình.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định khác của CQĐT như: Quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can (Điều 126, 127 BLTTHS 2003), Lệnh khám xét trừ trường hợp không thể trì hoãn (điều 141 BLTTHS 2003). Nếu xét thấy các quyết định tố tụng này của CQĐT đề nghị có căn cứ thì VKS ra quyết định phê chuẩn; nếu thấy không có căn cứ thì VKS ra quyết định không phê chuẩn và nêu rõ lý do.

Thứ năm, hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT; yêu cầu CQĐT truy nã bị can.

VKS hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT là quyền năng quan trọng mà pháp luật quy định cho VKS, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, là phương tiện bảo đảm cho việc điều tra phải tuân thủ theo pháp luật TTHS một cách nghiêm chỉnh, tránh tùy tiện. Thực tế, VKS thực hiện quyền này khi đã yêu cầu nhưng CQĐT không thực hiện; chẳng hạn như việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định pháp luật, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật như quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án, quyết định đình đình chỉ điều tra. Trường hợp các quyết định nêu trên đã được VKS phê chuẩn sau đó phát hiện không có căn cứ và trái pháp luật, VKS có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ. Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ của VKS được gửi ngay cho CQĐT để thực hiện.

Điều 161 BLTTHS 2003 quy định hai trường hợp truy nã bị can, theo đó KSV sẽ yêu cầu CQĐT truy nã bị can.

Trường hợp thứ nhất: khi bị can bỏ trốn. Điều luật không nói rõ bị can bỏ trốn trong hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra tội trộm cắp tài sản cho thấy, có thể có các tình huống: Người phạm tội có thể bỏ trốn ngay sau khi phạm tội và trước khi khởi tố bị can; người đó trốn ngay sau khi bị khởi tố về hình sự trước khi CQĐT tống đạt quyết định khởi tố hình sự đối với người đó hoặc trước khi bị bắt (trong trường hợp phải áp dụng biện pháp ngăn chặn này); có thể người bị khởi tố bỏ trốn khỏi nơi tạm giam, tạm giữ, hoặc có thể trốn khỏi nơi cư trú khi được tại ngoại. Ví dụ như trường hợp:

Khoảng tháng 4/2016, Bùi Văn Trường, sinh năm 1999, đã lén lút chiếm đoạt xe đạp điện của một người bạn cùng trú tại xóm 6, xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy, Nam Định, sau khi bị khởi tố, trong thời gian tại ngoại, Trường đã bỏ trốn.20

20 http://www.qtv.vn/channel/5154/an-ninh-trat-tu/201608/doi-tuong-truy-na-o-nam-dinh-bi-bat-

tai-quang-ninh-2509039/index.htm, 20/6/2017.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)