Kinh nghiệm phát triển trang trại ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 33)

1.2. Cơ sở thực tiễn việc phát triển kinh tế trang trại

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển trang trại ở một số địa phương trong nước

Nhìn lại lịch sử của đất nước, trang trại đã xuất hiện từ lâu. Từ thời nhà Trần đãcó những chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như điền trang, thái ấp… Nhưng điền trang lúc này chủ yếu là các trang trại của quý tộc phong kiến.

Cho đến ngày nay, kinh tế trang trại ngày một được phát triển hơn, được coi là nghành mũi nhọn, quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp, các tỉnh, các huyện cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, mỗi vung, mỗi địa phương khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai cũng như khác nhau về điều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

kiện sản xuất… nên việc phát triển kinh tế trang trại ở mỗi vùng là khác nhau. Việc học hỏi kinh nghiệm, phương thức sản xuất và phát triển kinh tế trang trại giữa các địa phương là điều vô cùng cần thiết để kinh tế trang trại ngày càng phát triển.

1.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, kinh tế trang trại khá phát triển và đặc biệt là về trang trại chăn nuôi. Trước đây nghề chăn nuôi của người dân huyện chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, manh mún, với tập quán nuôi thả rông, ít được quan tâm đầu tư về kiến thức khoa học kỹ thuật, chọn giống trước khi đưa vào nuôi. Tại một số xã miền núi còn phổ biến cách nuôi trâu bò thả rông trong rừng, lợn và gia cầm thả rông ngay trong khu dân cư. Với cách nuôi này đang bộc lộ nhiều bất cập, không những làm giảm năng suất, hiệu quả của nghề chăn nuôi mà còn kéo theo dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và gây ô nhiễm môi trường.

Khắc phục tình trạng trên, Nghệ An quy hoạch lại các vùng chăn nuôi gắn với đó là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi lớn, hiện đại theo quy mô trang trại. Đối với người dân, tỉnh thực hiện hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện lồng ghép các dự án, cho người dân vay vốn phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại, với các đối tượng nuôi được khuyến khích là trâu bò, lợn và các loại gia cầm. Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc tuyển chọn bộ giống con nuôi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại địa phương; bố trí mạng lưới thú y viên rải đến các xã trong tỉnh. Thông qua nhiều giải pháp, đến nay trên toàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An phát triển được 380 trang trại chăn nuôi; trong đó có 90 trang trại chăn nuôi lợn, 32 trang trại chăn nuôi gia cầm và trên 210 trang trại chăn nuôi trâu bò. Riêng đàn bò sữa, Nghệ An hiện có trên 29.751 con, với sản lượng sữa bò tươi năm 2014 dự kiến đạt 100.000 tấn. Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An được đẩy mạnh ở 20 chi hội khối phố đã tác động tích cực đến đời sống của cán bộ, hội viên. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều hội viên có thu nhập khá, tiêu biểu như chị Phan Thị Giang ở Chi hội khối 10, với mức thu nhập bình quân mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thông qua chính sách khuyến khích của tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã đến Nghệ An đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Điển hình, như Công ty cổ phần sữa TH và Công ty cổ phần sữa Vinamilk đã đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa theo quy mô công nghiệp, hiện đại bậc nhất trong nước đặt tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Các trang trại chăn nuôi này đang góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm đổi thay bộ mặt nông thôn ở huyện Nghĩa Đàn và vùng miền Tây Nghệ An. Đây là những điểm sáng trong chăn nuôi không chỉ ở Nghệ An mà còn là của cả nước.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có hơn 200 trang trại lớn nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với tổng diện tích hơn 7000 ha. Giải quyết việc làm ổn định cho gần 400 lao động, trong đó có gần 200 trang trại có mức thu nhập hàng năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên. Hầu hết các trang trại trong tỉnh đều áp dụng mô hình kinh tế VAC hoặc trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhiều trang trại đẵ bắt kịp nhu cầu thị trường đã huy động vốn để đầu tư cây trồng và giống vật nuôi phù hợp.

Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở huyện còn kém phát triển, các trang trại hầu hết chỉ mới đạt 2-3 tiêu chí của Nhà nước quy định. Tuy có hơn 200 trang trại nhưng giá trị sản lượng thu nhập hàng năm chưa đến 100 tỷ đồng, đang ở mức thấp so với kinh tế trang trại trong cả nước.

So với các địa phương khác trong nước thì Quảng Bình có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế trang trại. Quảng bình có nhiều gò đôi, và hơn 15.000 ha mặt nước song, đầm, ao hồ nên nếu biết khai thác sẽ trở thành một vùng kinh tế trang trại sầm uất, trù phú.Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá, Quảng Bình mới chỉ khai thác được hơn 650 ha đất đai vùng gò đồi và 850 ha mặt nước đưa vào sản xuất, đạt tỷ lệ thấp so với tiềm năng, thế mạnh địa phương. Sản phẩm do trang trại làm ra còn nhiều loại nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm nào đủ số lượng lớn tạo thành vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy chế biến. Hầu hết các sản phẩm làm ra từ trang trại đều chưa có thương hiệu trên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thị trường để được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu thụ. Có thể thấy, hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các trang trại còn thấp, chưa tương xứng với tiền năng và thế mạnh mà thiên nhiên đã ưa đãi cho vùng đất này.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, huyện đã thay đổi các chính sách, tạo mọi điều kiện tốt nhất để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển và đã vươn lên đạt nhiều kết quả tốt. Toàn huyện hiện có trên 136 trang trại đạt tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó, tập trung nhiều ở địa bàn các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, thiệt hại của thiên tai và biến động của giá cả thị trường nên các trang trại có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng trọt và tăng các loại trang trại tổng hợp, chăn nuôi.

Điều này phần nào phù hợp với chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lớn, tập trung của địa phương. Các trang trại đã cho ra nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bà con cũng nhạy bén, mạnh dạn tìm tòi học hỏi và đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Nhiều gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá giả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tỉnh Quảng Bình hiện có trên 67.000 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Những hộ này đã tham gia giúp đỡ cho 279 hộ thoát nghèo.

Một số mô hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn được đánh giá là mô hình sản xuất có hiệu quả, cần nhân rộng trên toàn tỉnh. Qua đó cho thấy, các chủ trang trại đã sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật… theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp và kiến tạo diện mạo quê hương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)