CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
2.2.6. Kết quả sản xuất, kinh doanh của trang trại ở huyện Can Lộc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh theo các loại hình trang trại năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT
Loại hình trang trại
TT cây ăn quả
TT cây hằng
năm
TT cây lâu năm
TT chăn nuôi
TT lâm nghiệp
TT tổng
hợp Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 70.203 40.678 50.2 32.4 11.3 27.6
VA/ lao động 1000đ/lđ 30.605 10.506 6.9 5.5 2.3 5.8
VA/ vốn Lần 0,78 0,6 0,12 1,2 0,22 4.6
VA/ diện tích 1000đ/ha 12.134 5.66 3.122 5.12 3.15 2.3
Tỷ suất hàng hóa % 92,3 60,7 39,8 27,6 2.18 1.6
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của chủ trang trại Kết quả phân tích, đánh giá rút ra:
Giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng của trang trại trồng cây ăn quả là 70 triệu đồng/
trang trại, VA của nó cao gấp 1,4 lần trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp là 2,54 lần. Qua đó có thể thấy loại hình cây ăn quả đã phát huy được thế mạnh của nó, các loại cây như thanh long, cam, bưởi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
- Hiệu quả sử dụng lao động: Trang trại trồng cây ăn quả có giá trị gia tăng / lao động cao hơn gấp 5 lần so với trang trại chăn nuôi, và cao hơn 5,3 lần so với trang trại tổng hợp. Điều này cũng khẳng định được rằng cây ăn quả là một thế mạnh góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương.
- Hiệu quả sử dụng vốn: trang trại chăn nuôi có VA thu được là 1,2 triệu đồng / 1 đồng vốn bỏ ra. Cao nhất so với các trang trại còn lại.Trang trại sở dĩ có VA/ vốn cao là vì nó cần nhân công ít, thị trường tiêu thụ lớn.
- Hiệu quả sử dụng đất: Trang trại trồng trọt cây ăn quả có diện tích cao hơn trang trại chăn nuôi 2,36 lần, tương tự cho các trang trại khác. Cho thấy diện tích mà trang trại trồng cây ăn quả là lớn so với các trang trại khác, tuy nhiên có thể trồng xen canh với các loại cây hoa màu khác, đem lại hiệu qur kinh tế cao cho trang trại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Tỷ suất hàng hóa: Tỷ suất hàng hóa của cây ăn quả là lớn nhất với 92,3 %. Điều này cho thấy cây ăn quả là loại mang lại giá trị hàng hóa lớn.
Bảng 2.12: Kết quả sản xuất cam của huyện Can Lộc năm 2017
TT Đơn vị
Hiện trạng Tổng
diện tích 2016
(ha)
Tổng diện
tích 2017
(ha)
Tổng diện
tích 2018
(ha)
Tổng diện
tích trồng
mới (ha)
DT cho sản phẩm
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (Tấn)
1 Thượng lộc 135.0 154 166 12 90.0 140.0 1,260.0
2 Nhân lộc 30.0 38 43 5 12.0 120.0 144.0
3 Phú lộc 20.0 34 38 4 9.0 120.0 108.0
4 Nga lộc 35.0 32 36.5 4.5 9.0 120.0 108.0
5 Mỹ lộc 25.0 29 41 12 16.0 130.0 208.0
6 Đồng lộc 40.0 44 46 2 19.0 120.0 228.0
7 Sơn lộc 50.0 66 68 2 36.0 130.0 468.0
8 Quang lộc 2.5 3.5 3.5 0 1.0 130.0 13.0
9 Trường Lộc 2.5 2.5 2.5 0 1.0 100.0 10.0
10 Yên Lộc 0.5 1 1.5 0.5 1.0 100.0 10.0
11 Xuân Lộc 0.5 1 1 0 0.5 100.0 5.0
Cộng 341.0 407 447 40 192.0 133.4 2,562.0
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Can Lộc Qua bảng trên, thấy Thượng Lộc, Sơn Lộc là hai xã có diện tích trồng cam lớn nhất. Với 135 ha của Thượng Lộc và 50 ha của xã Sơn Lộc năm 2016. Đến năm 2018 diệc tích tăng lên : Thượng Lộc với 154 ha, Sơn Lộc với 68 ha. Với năng suất 140 tạ/
ha với xã Thượng Lộc, cao nhất trong tất cả các xã. Tổng cộng toàn huyện năng suất 133 tấn / ha.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.13: Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2017
Loại hình trang trại
Kết quả sản xuất kinh doanh Cây
hàng năm
Cây lâu năm
Chăn nuôi
Cá nước
ngọt
Lâm
nghiệp Khác Tổng cộng
Trồng trọt 25 112 2,8 4,2 12,25 42,8 200
Chăn nuôi 30 - 320 36,7 - 25,5 412
Lâm nghiệp 16,7 36 22,3 - 116,7 5,4 197
Mô hình tổng hợp 24,5 32,3 106,7 42 15,5 20 241
Trung bình chung 24,05 45,075 112,95 20,725 36,11 23,42 262,5 Nguồn : Số liệu điều tra Qua bảng trên, nhận xét được như sau:
-Trong tất cả các loại trang trại thì lâm nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh thấp nhất, chỉ đạt 197 triệu đồng. Trong đó, thu từ cây hằng năm là 16,7 triệu, cây lâu năm là 36 triệu , chăn nuôi là 22,3 triệu, lâm nghiệp là 116,7 triệu và khác chiếm 5,4 triệu đồng.
-Trang trại trồng trọt có giá trị tổng sản xuất thấp đứng thứ 2, với 200 triệu đồng/
1 trang trại. Trong đó thu từ cây hàng năm là 25 triệu đồng; cây lâu năm là 112 triệu đồng; từ chăn nuôi là 2,8 triệu đồng; từ nuôi cá nước ngọt là 4,2 triệu đồng, ; từ lâm nghiệp là 12,25 triệu đồng ; và từ các nguồn thu nhập khác là 42,8 triệu đồng.
-Các trang trại kinh doanh tổng hợp cũng có thu nhập vừa phải với 241 triệu đồng/ trang trại. Với trồng cây hằng năm là 24,5 triệu đồng, cây lâu năm là 32,3 triệu đồng, chăn nuôi là 106,7 triệu đồng, cá nước ngọt mang lại 42 triệu đồng, lâm nghiệp 15,5 triệu đồng và các nguồn thu nhập khác là 20 triệu đồng.
-Trong tất cả các loại hình trang trại hoạt động trên địa bàn thì giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi có thu nhập cao nhất là 412 triệu đồng / 1 trang trại. Trong đó nguồn thu cây hằng năm là 30 triệu đồng, từ chăn nuôi là 320 triệu đồng, cá nước ngọt 36,7 triệu đồng và thu nhập khác là 25,5 triệu đồng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Có thể thấy được rằng, cho dù là loại hình trang trại nào đi nữa thì kinh tế trang trại cũng đa góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống của những hộ nông dân trong huyện, mang lại một bộ mặt mới cho các vùng nông thôn.