Một số hạn chế, nguyên nhân của các trang trại huyện Can Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.3.2. Một số hạn chế, nguyên nhân của các trang trại huyện Can Lộc

Một là, năng lực, trình độ của các chủ trang trại còm kém dẫn đến chưa có sự quản lý kinh doanh và phát triển đúng đắn. Năng lực, trình độ quản lý của chủ trang trại là yếu tố quan trọng quyết định đến việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại.

Để tiếp cận được với các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tiếp cận được với các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài thì trình độ và năng lực của chủ trang trại là yếu tố quyết định lớn.

Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của kinh tế trang trại Can Lộc khi mà các chủ trnag trại thường là nông dân, trình độ thấp, chưa được qua các lớp tập huấn về quản lý, khoa học – kỹ thuật. Điều này đã rẩ hạn chế sự phát triển của kinh tế trang trại huyện nhà.

Hai là, địa phương chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế về đất và các điều kiện thỗ nhưỡng trong sản xuất; vẫn có diện tích đất trống hoặc trồng cây có giá trị kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thấp vẫn tồn tại ở các xã Phú Lộc, Đồng Lộc, Sơn Lộc…từ đó làm giảm đi sự phát triển của kinh tế trang trại.

Ba là, tình trạng ô nhiễm môi trường, các nguồn nước đầu nguồn do chất thải chăn nuôi từ các trang trại chăn nuôi tập trung tại hồ Vực Trống và hồ Khe Lang. Mặc dù đã nhiều biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ các trang trại nhưng vẫn chưa khắc phục được, ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh trang trại.

Bốn là, việc tiếp cận với nguồn vốn, với các nguồn đầu tư còn hạn chế. Qua số liệu điều tra có thể thấy vấn đề lớn mà các trang trại đang gặp phải hiện nay là vấn đề thiếu vốn. Huyện Can Lộc với đặc điểm kinh tế trang trại là còn nhỏ lẽ, chưa có tập trung nên việc huy động vốn và thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Việc các trang trại kinh doanh chưa có sự ổn định đã làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, từ đó vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có, vốn ít làm giảm khả năng phát triển của các trang trại.

Năm là, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hẹn hẹp. Qua tình hình khảo sát bằng phiếu điều tra và số liệu tổng hợp qua các năm. Có thể biết được rằng sản phẩm mà các trang trại sản xuất ra có 75 % là bán trực tiếp, còn 25 % còn lại là qua các thương lái, đầu mối thu mua. Đầu ra chủ yếu của các trang trại chủ yếu là khách tới mua trực tiếp mà số lượng khách trực tiếp đến mua saern phẩm thì có hạn, các trang trại không chủ động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, còn phụ thuộc vào người mua, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp trong huyện, tỉnh. Mặc dù đã mở rộng được thị trường đi Đà Nẵng, Hà Nội thông qua phương pháp bán hàng online trên mạng, tuy nhiên còn gặp nhiều rủi ro và bất lợi cho các trang trại.

Sáu là, việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật còn hạn chế. Xuất phát từ việc các trang trại khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn và nguồn đầu tư để phát triển kinh tế trang trại nên việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật cũng còn có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là trình độ của chủ trang trại còn kém, chưa nhạy bén trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Dẫn đến việc áp dụng khoa học – công nghệ gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảy là, khó khăn trong điều kiện thiên nhiên. Điều kiện thiên nhiên, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến nhiều khó khăn trong sản xuất, thời thiết thất thường sinh ra nhiều dịch bệnh cho cây trồng và cả vật nuôi.

- Nguyên nhân:

Một là,các địa phương chưa thực sự tập trung cao độ và huy động mọi nguồn lực cho nội dung trọng tâm Tái cơ cấu nông nghiệp của vùng. Việc triển khai, chỉ đạo, tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện để nhân dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển sản xuất còn hạn chế.

Hai là, trình độ quản lý của các chủ trang trại còn có nhiều hạn chế, mặc khác do trình độ kỹ thuật của các trang trại còn rất hạn chế, nhiều trang trại chăn nuôi chưa qua trường lớp đào tạo, việc chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và chữa bệnh chođàn gia súc, gia cầm yếu kém còn để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, làm tăng mức độ rủi ro, làm cho các chủ trang trại càng gặp nhiều khó khăn.

Ba là, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có lúc gây tâm lý ngại đầu tư vào sản xuất của bà con nông dân.

Bốn là, khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế đây là một khó khăn rất lớn về sự thiếu hiểu biết về kiến thức kinh tế thị trường cần phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước nhằm góp phần thúc đẩykinh tế trang trại phát triển bền vững hơn.

Năm là,do một số cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức để phát triển kinh tế trang trại, do vậy các trang trại thành lập nhiều nhưng thiếu định hướng sản phẩm chủ yếu, có không ít trang trại hữu danh vô thực.

Sáu là, do tư tưởng níu kéo nên việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai gặp rất nhiều khó khăn; trang trại nằm trên đất công ích, thời hạn hợp đồng ngắn, nên các chủ trang trại không dám đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh.

Cơ bản là không cấp được giấy chứng nhận quyền sử dựng đất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)