Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.2.3. Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trại

Vốn chính là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình kinh tế trang trại.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.7 : Quy mô vốn của trang trại ở huyện Can Lộc giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Điều tra của các tác giả Chỉ tiêu

BQ chung TT chăn nuôi TT cây lâu năm TT lâm nghiệp TT tổng hợp Số tiền

( 1000đ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (1000đ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (1000đ)

Cơ cấ (%)

Số tiền (1000đ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (1000đ)

Cơ cấu (%)

Tổng vốn SXKD hiện có 175.470 100 241.519 100 117.333 100 77.500 100 106.375 100

Vốn của chủ trang trại 150.380 85,7 203.815 84,4 115.667 98,6 68.611 88,5 88.125 82,8

Vốn vay 23.460 13,4 35.074 14,5 1.667 1,4 7.778 10,0 18.250 17,2

Trong đó, vay ngân hàng, tín dụng 21.700 12,4 32.852 13,6 1.667 1,4 7.778 10,0 14.750 13,9

Vốn huy động khác 1.620 0,9 2.630 1,1 0,0 1.111 1,4 0,0

Vốn đầu tư năm 2017 40.950 100,0 58.741 100,0 26.500 100,0 7.500 100,0 29.375 100,0

Vốn của chủ trang trại 28.630 69,6 41.333 70,4 24.833 93,7 3.056 40,7 17.375 59,1

Vốn vay 12.120 29,6 17.037 29,0 1.667 6,3 4.444 59,3 12.000 40,9

Trong đó vay ngân hàng, tín dụng 10.680 26,1 15.778 26,9 1.667 6,3 2.222 29,6 11.000 37,4

Vốn huy động khác 200 0,5 370 0,6

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tổng số vốn đầu tư của các trang trại tính đến thời điểm điều tra là 8.773,5 triệu đồng, bình quân vốn đầu tư 1 trang trại là 175,5 triệu đồng. Trong đó trang trại chăn nuôi có quy mô vốn bình quân cao nhất là 241,5 triệu đồng, kế đến là trang trại trồng cây lâu năm 117,3 triệu đồng; trang trại tổng hợp 106,4 triệu và cuối cùng là trang trại lâm nghiệp 77,5 triệu đồng. Xét về quy mô vốn đầu tư bình quân các trang trại của Can Lộc chỉ bằng 68,1% so với mức bình quân chung của cả nước; Về cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại, chiếm tới 85,7%; vốn đi vay chỉ chiếm 13,4% (trong đó 92,5% là vay ngân hàng, tín dụng). Như vậy, vốn đầu tư để phát triển trang trại ở Can Lộc vẫn chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng huy động nội lực để đầu tư phát triển trang trại.

Tuy nhiên, có tới 78% ý kiến của các chủ trang trại điều tra nêu những khó khăn bức súc về tình trạng thiếu vốn sản xuất nhưng lại không được vay vốn của các ngân hàng.

Trong đó, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ trong việc cho vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng luôn là những trở ngại lớn đối với các trang trại. Mặt khác, mức vốn được vay thường thấp, lãi suất cao trong khi thời gian cho vay lại ngắn nên các chủ trang trại không đủ thời gian quay vòng vốn. Do vậy, cần phải có biện pháp tháo gỡ trong quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng với các chủ trang trại, phấn đấu thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về vay vốn của chính phủ quy định đối với kinh tế trang trại. Qua phân tích ta có thể thấy, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá cao, chứng tỏ khả năng tự huy động vốn của các trang trại là rẩ lớn, bên cạnh đó cũng thấy được tiềm năng vốn cũng như khả năng đầu tư cho các trang trại. Ngoài ra, vốn vay cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn của các trang trại. Huyện luôn nỗ lực để ban hành nhiều chính sách để cho các trang trại vay vốn được nhiều nhất có thể để cod thể đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại. Ví dụ như: Chính sách cho vay vốn dấu tư cho việc xây dựng giàn, hàng rào trang trại, mỗi hộ sẽ được vay 40 triệu đồng để đầu tư cho trang trại của mình, chính sách hỗ trợ đất trồng rừng, chính sách hỗ trợ vay vốn đề đầu tư trang thiết bị…. Việc sử dụng vốn vay này mang lại hiệu quả rõ rệt.

Ví dụ điển hình là trang trại chăn nuôi bò, lợn của anh Lâm xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc: Hộ gia đình anh Lâm là một điển hình làm kinh tế giỏi. Hiện, gia đình anh Lâm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

12.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi trên dưới 300 triệu đồng/năm. Nhờ vào nguồn vốn nhà nước hỗ trợ, a có thêm tiền đầu tư vào máy móc , máy vắt sữa, máy thái cỏ nên chất lượng sữa tăng lên, nâng cao hiệu quả kinh tế lên nhiều lần.Đó chỉ là một ví dụ trong rất nhiều những hộ làm trang trại được hỗ trợ vay vốn từ Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)