CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Can Lộc nói riêng và Hà Tĩnh nói chung là vùng đất chuyên về sản xuất nông nghiệp. Trả qua nhiều năm đổi mới và phát triển, kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể.
Tuy nhiên, Can Lộc là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt vì thế nó đã ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như đời sống xã hội của người dân.
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
Nó vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội. Cơ cấu của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện tổng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuần nông trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dich vụ, đảm bảo về số lượng và cả chất lượng. Đặc biệt trong kinh tế trang trại, đã có nhiều sự thay đổi và chuyển dịch lớn. Lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trang trại, là nguồn nhân công không thể thiếu.
- Hiện trạng và cơ cấu dân số
Theo thống kế, tình hình dân số của huyện năm 2012 đến nay được thể hiện như sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.1: Dân số huyện Can Lộc giai đoạn 2012-2016
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Dân số 134.822 128.577 129.020 115.479 129.473
1. Phân theo giới tính
- Nam 65.296 60.188 61.655 52.236 61.606
- Nữ 69.526 68.389 67.365 63.243 67.867
2. Phân theo khu vực
- Thành thị 12.486 12.966 12.987 13.110 13.141
- Nông thôn 122.336 115.611 116.033 102.369 116.332
Nguồn: Phòng niên giám thống kê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Qua số liệu ở bảng 2.1 ta có thể thấy:
Dân số trung bình huyện Can Lộc năm 2016 là 129473 người, với mật độ dân số trung bình là 429 người/ km2, trong đó nam là 61606 người chiếm 47,58%; nữ là 67876 người chiếm 52,42%.Trong vài năm trở lại đây tốc độ gia tăng dân số có chiều hướng giảm, năm 2015 là 0,92% đến năm 2017 giảm xuống còn 0,8%. Dự báo tỉ lệ tăng dân số còn tiếp tục giảm trong những năm tới. Tỉ lệ gia tăng dân số không đều giữa khu vực thị trấn với các khu vực nông thôn, giữa khu vực tập trung dân cư, các trung tâm cụm xã với các làng bản, vùng cao vùng sâu. Nơi có tỉ lệ sinh cao là vùng nông thôn, vùng miền núi; ở đô thị, các khu vực trung tâm cụm xã lại có số dân tăng nhanh do gia tăng cơ học. Trong 5 năm qua (2012-2016), dân số đã chuyển dần từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị trong đó dân đô thị có 13.141 người, chiếm 10,1% dân số toàn huyện, nữ chiếm tỷ lệ hơn nam và ảnh hưởng lớn đến phát triển một số ngành nghề cần lao động nam.
- Lao động và việc làm :
Huyện Can Lộc có 22 xã và 1 thị trấn. Số người trong độ tuổi lao động và lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Can Lộc giai đoạn 2012-2016 thể hiện qua bảng 2:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.2: Lao động xã hội huyện Can Lộc giai đoan 2012 - 2016
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Số người trong độ tuổi lao động 62732 62429 68921 69823 72200 Lao động đang làm việc trong nghành kinh
tế
60923 60005 61558 62765 63901
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 54798 53725 54653 55781 56343
- Công nghiệp, xây dựng 2825 2965 3092 3072 3102
- Dịch vụ, thương mại 3.300 3315 3813 3912 4456
Nguồn: Phòng niên giám thống kê huyên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Qua bảng 2.2 ta có thể thấy được rằng:
Năm 2016, huyện Can Lộc có số người trong độ tuổi lao động là 72.200 người chiếm 55,7% tổng số dân của huyện. Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế là 63.901 người chiếm 94,04% tổng số dân trong độ tuổi lao động. Và số lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 56.343 người lao động chiếm 88,2% lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 3.102 người lao động chiếm 4,9%, còn lại 6,9% là lao động trong ngành dịch vụ.
Như vậy, Can Lộc là một huyện có cơ cấu dân số trẻ. Đây là một thế mạnh của huyện vì lực lượng lao động trong độ tuổi này có ưu thế về sức khoẻ, về trình độ, văn hoá, dễ dàng nắm bắt kiến thức và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Và hơn trên hết đây cũng là một ưa thế để có thể phát triển hơn nữa kinh tế trang trại.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và một số vấn đề kinh tế - xã hội khác
Huyện Can Lộc có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, là huyện có nhiều diện tích đất trũng, đất ngập nước nên hệ thống tưới tiêu được chú trọng và cung cấp cho vùng chuyên canh lúa nước. Hiện có 120 kênh bê tông đang tiếp tục nâng cấp và xây dựng 180 kênh mương nội đồng.
Hệ thống giao thông được nâng cấp theo các chương trình, dự án đường giao thông nông thôn nên việc giao lưu hàng hóa và đi lại của người dân khá thuận lợi. Hệ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
thống cung cấp điện nước sinh hoạt: mạng lưới điện nước quốc gia đã được phân bố đến từng gia đình.
Hệ thống thông tin liên lạc: Can Lộc là một trong những huyện có hệ thống thông tin liên lạc tương đối phát triển, toàn huyện có 22 xã và 1 thị trấn có điều kiện phát triển. Hệ thống thông tin liên lạc như vậy cũng đã có tác dụng tương đối tốt trong việc truyền bá các kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, các chính sách của Đảng và nhà Nước đáp ứng nhu cầu tinh thần và tạo điều kiện cho phát triển
Bảng 2.3: Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện Can Lộc năm 2017
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số xã, thị trấn Xã 23 100,0
Số xã có điện Xã 23 100,0
Số xã có đường ô tô đến trung tâm Xã 23 100,0
Số xã có trường tiểu học Xã 23 100,0
Số xã có điện thoại Xã 23 100,0
Số xã được công nhận phổ cập tiểu học Xã 23 100,0
Số xã được phủ sóng truyền hình Xã 23 100,0
Số xã được phủ sóng phát thanh Xã 23 100,0
Số xã có chợ nông thôn Xã 23 100,0
Số xã có hệ thông loa truyền thanh Xã 23 100,0
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Về tình hình an ninh, trật tự xã hội: Tình hình an ninh trật tự toàn xã hội được đảm bảo. Ngành công an hoạt động tích cực trên tất cả các lĩnh vực, tham mưu cho cấp ủy chính quyền phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc. Tình hình an ninh trên địa bàn khá ổn định, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sản xuất.
2.1.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh
- Sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 21758.32 ha chiếm 71,9% diện tích đất tự nhiên của huyện và chiếm 18,12%
diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh Hà Tĩnh. Đất nông nghiệp được phân bố ở tất cả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
các đơn vị hành chính xã, thị trấn nhưng mật độ phân bố không đều: Thị trấn Nghèn có 704,03 ha đất nông nghiệp; các xã có diện tích từ 333,48 ha đến 2.856,93 ha đất nông nghiệp: xã Trung Lộc (333,48 ha), xã Tiến Lộc (360,53 ha), Gia Hanh (1.023,89 ha),Thuần Thiện (1.966,13 ha), lớn nhất là xã Thiên Lộc (2.856,93 ha)… Đất trồng cây hằng năm: Diện tích sử dụng cho trồng cây hằng năm là 11274,32 ha, chiếm 77,3% diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa 9942,67 ha (chiếm 87,8%), còn lại là đất trồng các cây hằng năm khác như khoai, sắn, lạc, mía, ngô, rau đậu… Đất trồng cây lâu năm: Có diện tích 3.712,95 ha chiếm 24,8 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp, được phân bố ở một số xã như: Thượng Lộc, Mỹ Lộc, Đồng Lộc, Quang Lộc…
- Lâm nghiệp: Là huyện đồng bằng nên rừng chiếm diện tích nhỏ, tính đến tháng 9 năm 2012 toàn huyện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 6833,20 ha, chiếm 22,5 % diện tích đất tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các xã miền núi như: Xã Đồng Lộc (1.324 ha), xã Thượng Lộc (921,5 ha), xã Mỹ Lộc (849 ha), xã Gia Hanh (793,87 ha). Đất lâm nghiệp có rừng của huyện có diện tích 98.947,58 ha chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm đất nông nghiệp (88,2%), tập trung phần lớn ở các xã như Hương Lâm (15.298,8 ha); Hương Trạch (11.112,72 ha); Hòa Hải (13.975 ha), Phú Gia (12.921 ha)…
- Thuỷ sản: Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản có 355.45 ha chiếm 1,63% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Gồm các ao hồ, sông, suối, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Huyện có rất nhiều các ao, hồ nhỏ trong khu dân cư (với diện tích 65,86 ha) để nuôi thả cá kết hợp với tích trữ nước; tập trung chủ yếu ở các xã như Quang Lộc (17,8 ha); Sơn Lộc (14,7 ha); Thiên Lộc (12,37 ha); Trung Lộc (7,68 ha);
Vượng Lộc (5,82 ha) … Trong những năm gần đây việc nuôi trồng thủy sản được huyện chú ý khuyến khích phát triển, số lượng và diện tích các hồ nuôi đều tăng nhanh. Các hồ nuôi được phát triển theo hướng mô hình kinh tế trang trại, cùng với vườn và chuồng tạo thành một quy trình khép kín; vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra còn được nuôi trồng kết hợp với các hồ, đập nhỏ, nuôi kết hợp 1 vụ lúa và 1 vụ cá đem lại hiệu quả kinh tế cao.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Những năm qua, CN - TTCN trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đáng kể nhưng tỷ trọng thu nhập trong cơ cấu GDP còn thấp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 8 - 10%. Là huyện có khá nhiều thuận lợi về đất đai, tài nguyên, lao động, giao thông... nhưng khai thác phát huy còn ở mức thấp. Những năm qua chưa thực sự xác định được lĩnh vực có lợi thế nhất, để quan tâm chỉ đạo, đầu tư tạo buớc đột phá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Du nhập ngành nghề mới chưa đáng kể, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đa số còn nhỏ lẻ, vốn đầu tư, sử dụng lao động còn ít. Tổng giá trị toàn ngành trên địa bàn huyện đạt 96,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,3% trong cơ cấu GDP của huyện. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới được thành lập và từng bước đầu tư mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, chú trọng đi vào khai thác các lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai.
Ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng cát, đá, gạch phát triển mạnh; ngành dịch vụ sữa chữa cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản tăng đáng kể, giá trị sản lượng tăng dần qua các năm. Công nghiệp chế biến lương thực, nông sản thực phẩm phát triển chậm, tỷ trọng thấp, chưa sử dụng hết nguồn nguyên liệu dồi dào của địa phương. Các doanh nghiệp CN - TTCN có quy mô vừa và lớn chưa có. Các cơ sở CN TTCN đang chủ yếu hoạt động dưới dạng kinh tế tư nhân (hộ gia đình). Tỷ trọng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CN - TTCN thấp, bình quân 10 triệu đồng/doanh nghiệp và gần 4 triệu đồng/hộ sản xuất CN – TTCN.