Số lượng và loại hình trang trại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1. Số lượng và loại hình trang trại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Trước cách mạng tháng tám và sau thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hình thức trang trại đã xuất hiện ở huyện Can Lộc dưới hình thức đồn điềnc ủa tư bản nước ngoài và địa chủ, tuy nhiên trang trại lúc đó còn nhỏ, chưa được hiểu và định nghĩa sâu rộng như bây giờ.

Sau cách mạng tháng tám, Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, lúc đó các trang trại này đã được xóa bỏ và đi vào sản xuất tập thể dưới hình thức hợp tác xã.

Từ khi Nhà nước có chủ trương mới về giao đất giao rừng, đặc biệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993 đã mở đường cho kinh tế trang trại phát triển trong cả nước nói chung và ở Can Lộc nói riêng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Kinh tế trang trại đóng vai trò to lớn trong đóng góp phát triển kinh tế, xã hội. Và đóng một vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Hiểu và thấy được vai trò to lớn của kinh tế trang trại nên huyện Can Lộc đã chủ động ban hành nhiều chủ trương chính sách để hình thành cũng như phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn. Do đó, số lượng trang trại ngày được tăng lên, chuyển mình khá mạnh mẽ cả về mặt số lượng và chất lượng của trang trại.

Số lượng trang trại thường xuyên biến động: Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNN & PTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT, địa bàn huyện Can Lộc tính đến năm 2015 có 17 trang trại, năm 2016 có 36 trang trại.

Bảng 2.4 : Số lượng trang trại của huyện Can Lộc giai đoạn 2014 -2016

STT Năm Số lượng trang trại Tốc độ tăng vè mặt số lượng trang trại (%)

01 2014 15

02 2015 17 13,33

03 2016 41 141,17

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Qua số liệu bảng 2.5 ta có thể thấy, số lượng trang trại tăng khá mạnh. Năm 2015 có 17 trang trại so với năm 2014 tăng 13,33 %, đến năm 2016 số lượng tăng nhanh lên 36 trang trại, tăng lên 141,17 % so với năm 2015.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.5: Số lượng trang trại chia theo các loại hình sản xuất kinh doanh ở huyện Can Lộc năm 2014 và năm 2016

STT Loại hình trang trại

Năm 2014 Năm 2016

Trang trại Tỷ lệ (%) Trang

trại Tỷ lên (%)

01 Trồng trọt 5 33,33 9 22

02 Chăn nuôi 4 26,67 18 44

03 Chăn nuôi tổng hợp 2 13,3 5 13,88

04 Mô hình tổng hợp 1 6,67 4 12,2

05 Nuôi trồng thủy sản 0 0 0 0

06 Lâm nghiệp 3 20 5 12,3

Tổng cộng 15 100 41 100

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Qua bảng 2.5 ta có thể thấy: Số lượng trang trại chăn nuôi tăng nhanh. Năm 2014 số lượng trang trại chăn nuôi chiếm 26,67 đến năm 2016 chiếm 44 %.

Trong khi đó mô hình trang trại trồng trọt lại giảm thấy rõ, năm 2014 trồng trọt chiếm 33,33 %, đến năm 2016 giảm xuống còn chiếm 22 %. Mô hình chăn nuôi tổng hợp có sự tăng nhẹ khi năm 2014 chiếm 13,3 %, năm 2016 chiếm 13,8 %. Mô hình tổng hợp tăng nhẹ từ 6,67 % năm 2014 lên 12,2 % năm 2016. Về lâm nghiệp có 7 xã có rừng trọng yếu với diện tích 4,413 ha. Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế cho cả khu vực và trên phạm vi toàn huyện.

Huyện Can Lộc có chủ yếu 4 loại hình trang trại trên, đó là: Trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại chăn nuôi tổng hợp và trang trại theo mô hình tổng hợp.

Bốn loại mô hình trên chủ yếu được hình thành và phát triển từ cơ sở của kinh tế hộ nông dân địa phương và có đặc điểm chung là đều đi lên từ mô hình VAC. Trong đó, mô hình trồng trọt có 9 trang trại, bao gồm mô hình cánh đồng mẫu lớn với 15 ha lúa Việt Hương Chiếm, mô hình trồng cây ăn quả với hơn 3300 cây cam, bưởi. Mô hình chăn nuôi có lợn, vịt bò với quy mô gần 800 con lợn nái, gần 2000 gà, vịt. Mô hình chăn nuôi tổng hợp mới phát triển gần đây với 5 mô hình trang trại, bao gồm gà, lợn, vịt, bò. Mô hình tổng hợp với các loại cây ăn quả như cam, bưởi, các loại gia súc gia

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)