CHƯƠNG 3:MỘT SÔ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.3. Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất
- Tổ chức nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả thông qua việc tổ chức tham quan, học tập, giới thiệu kinh nghiệm của các mô hình làm ăn giỏi trong các trang trại với nhau.
- Chú trọng công tác thông tin về Khoa học – công nghệ cho các chủ trang trại.
Hiện nay, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật đã được tuyên truyền tuy nhiên đang hạn chế ở mặt lý thuyết. Các chủ trang trại chưa tiếp cận được nhiều với các kha học – công nghệ mà tỉnh đề ra.
- Phổ biến cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh ở địa phương, đặc biệt đối với các loại cây trồng dài ngày để giúp các trang trại lựa chọn phương hướng sản xuất phù hợp.
- Chọn giống đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy định chọn giống để cho ra sản phẩn năng suất cao
- Tỉnh, huyện cần chú trọng đầu tư giúp đỡ các trang trại trong việc lựa chọn, cung ứng các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt để thay thế các loại giống cũ, giống thoái hoá, giống không đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng hoá ra thị trường
- Chọn giống có chất lượng, đúng theo quy trình chọn giống
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động ở các trang trại -Nhân tố con người và nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Từ thực trạng phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển va mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động làm việc trong các trang trại.
-Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại không chỉ cho các chủ trại mà còn cho cả những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách hướng vào tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật
3.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thực tế hiện nay, tuy quy mô sản lượng hàng hoá tiêu thụ các trang trại của địa phương chưa lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang trại đã ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách, vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ phần nhiều qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản.
- Nhà nước cùng các tổ chức kinh tế có các biện pháp thu mua, chế biến, dự trữ, điều hoà cung cầu để giữ giá ổn định một số mặt hàng thiết yếu nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cuả nhà kinh doanh và người tiêu dùng.
- Cần khuyến khích, hỗ trợ cho sự ra đời của các cơ sở chế biến nông sản như cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với qua trình sản xuất kinh doanh của trang trại
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, khuyết khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ qui trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất để đa dạng hoá các đối tượng nuôi, trồng.
- Tiến hành nghiên cứu, tổng kết các mô hình trang trại để rút kinh nghiệm chỉ đạo trong từng kỳ kế hoạch.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kinh tế trang trại là đội quân tiên phong trong công cuộc công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, xem kinh tế trang trại là cơ sở, là tiền đề để thực hiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở những buổi đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Qua thực tế khẳng định “Kinh tế trang trại là một nhân tố mới, phát trển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng, hợp quy luật, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng quy mô lớn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, thị trường trong nước và thế giới. Phát triển kinh tế trang trại đúng đắn sẽ góp phần khai thác hiệu quả thế mạnh của trung du, miền núi, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Điều đó không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị và na ninh, quốc phòng” [6;90]
Các loại hình trang trại ở huyện Can Lộc đã phát huy được tiền năng và thế mạnh của vùng, cơ cấu sản xuất bước đầu phù hợp với nhiều loại hình kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại ở Can Lộc đã góp phần huy động, khai thác tốt lượng vốn trong dân để đầu tư cho phát triển, đặc biệt nó đã thực sự thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Các trang trại đã tích cực đi đầu trong đầu tư thâm canh, khai phá đất hoang hoá, đất mặt nước, đất thầu khoán, đất trống, đồi núi trọc để phát triển sản xuất.
Nhìn chung kinh tế trang trại đã và đang trở thành phương thức sản xuất kinh doanh điển hình đối với người dân khu vực nông thôn của địa phương, là loại hình làm ăn có hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, kinh tế trang trịa huyện Can Lộc cũng gặp phải nhiều khó khăn, cần phải được khắc phục như về nguồn nhân lực, nguồn vốn, tư cách pháp nhân của trang trại…Để kinh tế trang trại của huyện phát triển một cách vững chắc, những giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại đã được đề cập một cách có hệ thống, nhưng trước hết cần đặc biệt chú trọng hai giải pháp cốt lõi, đó là:
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Xác định rõ địa vị pháp lý cho kinh tế trang trại như quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; tư cách pháp nhân của trang trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà Nhà nước quy định.
2. Kiến nghị
Để tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại của huyện Can Lộc cần phải phát huy được những lợi thế, thế mạnh của bản thân để có những bước đi đúng hướng. Từ đó, chúng tôi có các kiến nghị như sau:
- Đối với Nhà nước
+ Nhà nước cần xem xét cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đặc biệt cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay và thời hạn cho vay dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất để các trang trại chủ động trong kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của mình.
+ Nhà nước cần tăng cường trợ giúp đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại. Đồng thời, cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại
+ Cân đối ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là đường giao thông, công trình thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, các cơ sở chế biến nông – lâm – thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
- Đối với tỉnh
+ Đối với tiêu chí về trang trại. Ngoài các tiêu chí về giá trị đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thống kê quy định, các tiêu chí khác nên giao cho các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để quy định cho phù hợp
+ Chính quyền địa phương các cấp cần tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí trang trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Cần tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện cho các hộ tích tụ ruộng đất thành lập trang trại. Thực hiện chính sách cho thuê đất theo đúng luật, kéo dài thời gian cho thuê đến 20 năm, đảm bảo cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và bảo vệ tài nguyên đất đai.
Nguyên tắc nhất quán khi giao quyền sử dụng đất đai là trước hết phải ưu tiên hộ dân cư trên địa bàn , đồng thời có những chính sách để thu hút vốn đầu tư của những hộ gia đình ở nơi khác đến phát triển kinh tế trang trại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ