CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp nông thôn
1.1.2. Tầm quan trọng của phát triển công nghiệp nông thôn
Phát triển CNNT đóng vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn; thúc đẩy quá trình CNH nông thôn; làm tăng giá trị sử dụng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn, hạn chế việc di chuyển lao động ở nông thôn ra thành thị một cách quá mức; khai thác tiềm năng tại chỗ để trước hết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; CNNT còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp lớn, công nghiệp thành thị tập trung sau này; làm biến đổi bộ mặt văn hóa, xã hội nông thôn.
CNNT hình thành hoàn thiện và mở rộng thị trường, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, mở rộng quy mô của quá trình sản xuất và tái sản xuất kinh tế nông thôn.
công nghiệp nông thôn gắn chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nó có tác động đến sản xuất nông nghiệp ở cả đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất nông nghiệp.
Phát triển CNNT có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại.
Thứ nhất, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn tạo sự phát triển cho lực lượng sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đại hội Đảng XI đề ra phương hướng, nhiệm vụ cách mạng trong thời gian tới của nước ta là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trước mắt cũng như lâu dài,…
Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo tiền đề cải tiến công cụ lao động ngày càng hiện đại hóa, hiệu quả cao hơn. Điều này là yếu tố quan trọng cho sự gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững và hiện đại. Có rất nhiều dự án khoa học - kỹ thuật nhằm phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Có rất nhiều nghiên cứu, phát minh ra đời, được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, như máy gặt đập liên hoàn, máy cấy, máy tra hạt, máy phân li giống lúa,… Nông dân được tạo mọi điều kiện, cơ hội để tiếp thu khoa học - công nghệ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
Thứ hai, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn giúp giải quyết việc làm, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn.
Việt Nam có gần 70% dân số làm nghề nông. Đa số dân cư và lao động xã hội sống ở nông thôn - nơi mà đời sống còn nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, sản xuất nhỏ lẽ và manh mún. Nhưng nông nghiệp và nông thôn Việt Nam lại đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với kinh tế - xã hội đất nước. Nông nghiệp là ngành cung cấp thực phẩm, lương thực chủ yếu cho cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn cũng là thị trường lớn cho việc tiêu thụ hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa tư liệu sản xuất. Nông nghiệp mang lại nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Thứ ba, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở thúc đẩy quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất kỳ quốc gia nào. Quá trình này gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội: nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công nghiệp - thị dân - đô thị.
Như vậy, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn vừa là đòn bẩy, vừa là nền tảng để công nghiệp hóa, đô thị hóa, góp phần phát triển xã hội nông thôn ngày càng văn minh và hiện đại.
1.1.2.2. Sự cần thiết của phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam
Là một nước có sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, nông nghiệp và nông thôn đã góp phần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển quốc gia. Đại hội XI Đảng ta đã nhấn mạnh: Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân đã được ổn định hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp,… đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo.
Như vậy, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là xu thế khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là cơ sở để xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước.
Suốt ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lược đúng đắn về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần quan trọng vào việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Có thể kể ra rất nhiều chính sách quan trọng, như tăng cường đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp; thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp,… Những chủ trương, chính sách trên đã thực sự đi vào đời sống thông qua sự điều hành của bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương tới thôn xóm, tạo ra những thành quả nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ