Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 69)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ LỘC

3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Lộc

Thứ nhấtXây dựng quy hoạch tổng thể cho các cơ sở CNNT

Xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở CNNT trên địa bàn là rất quan trọng nhằm góp phần định hướng hướng phát triển phù hợp cho mỗi cơ sở. Đối với những ngành nghề có tiềm năng, đang mở rộng thị trường cũng cần có hướng đầu tư phù hợp để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh.

Quy hoạch các cơ sở công nghiệp nông thôn còn nhằm xây dựng theo hướng quy hoạch phục vụ sản xuất nhằm tạo tăng năng xuất và tăng thu nhập cho các cơ sở,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ngoài ra còn một số ngành nghề có thể vừa sản xuất vừa làm du lịch tạo thêm thu nhập như các cơ sở sản xuất dầu tràm và các làng nghề nước mắm

Thứ hai nâng cao học vấn cho các chủ cơ sở CNNT

Tổ chức các buổi đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất giúp nâng cao trình độ học vấn của các chủ cơ sở kinh doanh

Tổ chức các hội chợ thương mại cho các chủ cơ sở sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà kinh doanh thông qua các buổi hội chợ quảng bá sản phẩm CNNT. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển cho các cơ sở sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm CNNT.

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sạch. Hình thành một số trung tâm dịch vụ khoa học - kỹ thuật, đào tạo chuyển giao kỹ thuật - công nghệ. Nghiên cứu đầu tư khu công nghệ cao cho các chủ cơ sở sản xuất.

Thứ ba đa dạng hóa ngành nghề sản xuất trong công nghiệp nông thôn

Thu hút các DNVVN, các cụm công nghiệp thuộc xã, chú trọng các loại hình giải quyết được nhiều lao động, các sản phẩm mang tính truyền thống, nguyên liệu sẵn có tại địa phương như làng nghề truyền thống nấu dầu tràm tại Xã Lộc Thủy; làng nước mắm truyền thống tại Vinh Hưng.

Hổ trợ cho các chủ cơ sở sản xuất vay vốn được nhiều thuận lợi nhờ sự phối hợp các ngành chức năng: ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, và các tổ chức cho vay vốn hổ trợ cho nông dân và người sản xuất.

3.2.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quy hoạch đề ra, tổng nhu cầu nguồn vốn là rất lớn, cần tập trung vào một số giải pháp huy động vốn chủ yếu sau:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu dành cho đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng.

- Huy động tối đa nguồn lực trong nước, đặc biệt là của các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Bên cạnh đó, cần có chính sách thuế ưu đãi đối với công nghiệp nông thôn để các DN có lợi nhuận và tích lũy vốn phát triển kinh doanh. Tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức, nguồn vốn vay từ nước ngoài. Các cơ sở sản xuất kinh doanh tích lũy vốn đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và pháp lý thông thóang để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn ODA, ADB...

- Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, kết hợp nhiều hình thức, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng theo các hình thức BOT, BT, PPP...

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Để đảm bảo lực lượng lao động cho công nghiệp nông thôn có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong thời gian tới cần cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Hỗ trợ người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp; Không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, nhằm giúp lao động nông thôn có thể dễ dàng tiếp cận với những nghề phi nông nghiệp

Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động cho các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý có trình độ cao; nâng cao năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ nhà nước. Có cơ chế chính sách ưu đãi trọng dụng, thu hút người tài, chuyên gia giỏi.

Thứ nhất, các giải pháp về đào tạo nghề

Quy hoạch và phát triển mạng lưới trường dạy nghề đảm bảo đủ năng lực đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu phát triển

Tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, sớm xây dựng hoàn thành trường dạy nghề tổng hợp tỉnh theo hướng đào tạo đa ngành, đáp ứng yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu được học nghề phù hợp với trình độ và điều kiện cụ thể của mình. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các ngành, các địa phương, khu công nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội.

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các trường, lớp dạy nghề theo mô hình đào tạo vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp nhằm tăng cường nâng cao tay nghề cho học sinh ngay trong quá trình đào tạo.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Song song với nội dung đào tạo, việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đang là một trong những nội dung cần quan tâm nhằm thúc đẩy phát triển CNNT huyện Phú Lộc

 Giáo dục tác phong và thái độ của người lao động đối với công việc. Bên cạnh trình độ chuyên môn, tác phong và thái độ của người lao động đối với công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất lao động.

 Gắn trách nhiệm với công việc được giao, đồng thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Cần thực hiện trả lương theo hiệu quả công việc mà người lao động đóng góp, từ đó xây dựng nhận thức thu nhập cao do chính sự đóng góp của chính bản thân người lao động.

 Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực. Tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật bậc cao sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại đạp ứng nhu cầu của thị trường.

 Triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, tổ chức đào tạo các ngành dệt, may, giày, mây tre đan, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thứ ba, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng

Cần có chiến lược dài hạn và các kế hoạch cụ thể nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Chọn xét trợ cấp học bổng cho sinh viên giỏi, xuất sắc là con em huyện Phú

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Lộc và có chính sách ưu tiên bố trí công tác cho các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhằm trẻ hóa đội ngũ quản lý.

Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh chế độ lương, thưởng tương xứng, cần có một môi trường làm việc phù hợp, cơ hội thăng tiến minh bạch và được tôn trọng.

3.2.4. Giải pháp khoa học công nghệ

Xây dựng các chương trình phát triển khoa học và tăng cường áp dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vào trong sản xuất và đời sống; chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, công nghệ cao làm tăng chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa. Phát triển và mở rộng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý, trong các ngành văn hóa - xã hội.

Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp nông thôn. Chú trọng phát triển thị trường dịch vụ khoa học và công nghệ.

Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật; tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chương trình tiết kiệm năng lượng, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài cho phát triển công nghiệp và tập trung khuyến khích phát triển công nghệ gắn liền với thực tiễn nhằm thúc đẩy quá trình phát triển CNNT nhanh và hiệu quả.

Khi đổi mới công nghệ, phải đảm bảo trình độ kỹ thuật trung bình tiên tiến, cao hơn trình độ của công nghệ cũ, đồng thời phù hợp với từng địa phương, không vì giá cả rẻ hoặc một sự khuyến mãi nào đó mà nhập công nghệ lạc hậu, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Hình thành một số trung tâm dịch vụ khoa học - kỹ thuật, đào tạo chuyển giao kỹ thuật - công nghệ. Nghiên cứu đầu tư khu công nghệ cao Hồ Truồi ở xã Lộc Điền và xã Lộc Hòa.

Phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về giống trên địa bàn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến nông, lâm, thủy sản.

3.2.5. Cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành

Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thực hiện cơ chế

“một cửa”, "một cửa liên thông", gắn quyền hạn và trách nhiệm trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với từng cơ quan, cán bộ. Đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành.

Phải xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, am hiểu về công nghiệp nông thôn để quản lý có hiệu quả. Phát triển các hội ngành, nghề để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau phát triển nghề và phát triển CNNT trong đại bàn huyện. Hướng dẫn trình tự hồ sơ, thủ tục hành chính giúp rút ngắn thời gian cho nhà doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các chương trình, quy hoạch, đề án, các chính sách hỗ trợ phát triển CNNT của huyện thông qua các phương tiện thông tin, nhằm đến tay người dân một cách hiệu quả.

Huyện Phú Lộc cần tạo lập môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.Công bố danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư theo thứ tự ưu tiên, nhóm dự án trọng điểm, nhóm dự án khuyến khích đầu tư; xây dựng các cơ chế và chính sách hỗ trợ, tạo lập môi trường đầu tư.

Xác định cải cách hành chính là khâu then chốt, tạo bước đột phá trong việc tạo môi trường đầu tư thông thóang, minh bạch; cần cụ thể hóa toàn bộ thủ tục hành chính cần thiết mà nhà đầu tư phải thực hiện khi triển khai một dự án đầu tư, theo thứ tự các bước từ khi đăng ký dự án và thỏa thuận địa điểm đến khi được cấp phép xây dựng; cần nâng cao tính minh bạch trong việc cấp phép đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2.6. Đẩy mạnh thị trường cho công nghiệp nông thôn

Để tạo điều kiện cho các thị trường trên địa bàn huyện Phú Lộc từng bước mở rộng và phát triển, cần đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các thị trường sau:

Thứ nhất thị trường nguyên liệu

Đa số hay tất cả các cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn huyện sử dụng nguyên liệu sản xuất tại địa phương là chính. Các nguyên liệu nông sản phục vụ cho chế biến khá dồi dào như lương thực, thức ăn gia súc…; cá cơm là sản phục vụ cho làng nghề nước mắm; gỗ phục vụ cho mộc mỹ nghệ; cây tràm phục vụ cho nghề nấu tinh dầu tràm...

Song để giúp các ngành chế biến nông – lâm – thủy sản phát triển ổn định và bền vững cần có thị trường nguyên liệu tập trung và ổn định. Vì vậy cần tạo vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, vừa cung cấp cho các cơ sở CNNT trên địa bàn, vừa có thể cung cấp cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Thứ hai thị trường tiêu thụ

Cần đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn, tăng cường thông tin dự báo thị trường. Cần chọn lọc công nghệ hợp lý trong quá trình đầu tư, kết hợp với việc tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là quản lý chất lượng theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường về chất lượng, kiểu dáng, giá cả.

Việc tiêu thụ hàng hóa nông sản là một trong những vấn đề hết sức quan trọng vì vậy căn cứ nhu cầu thị trường để xây dựng và phát triển các chương trình, dự án sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản. Muốn vậy các cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn cần quan tâm hơn đến vấn đề quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu các mặt hàng có lợi thế của huyện như dầu tràm, nước mắm,...

Có kế hoạch hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong huyện với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong các khu du lịch trọng điểm, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu cụm công nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành chức năng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trong Tỉnh triển khai các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn huyện.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương trong và ngoài Tỉnh.

Xây dựng các chương trình, dự án hợp tác, liên kết với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là đô thị lớn như Huế, Đà Nẵng... Từng bước mở rộng hợp tác liên kết với các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước trên thế giới.

3.2.7. Phát triển cách thức tổ chức sản xuất và kinh doanh Thứ nhất, xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề

Trong thời gian tới, cần phải từng bước tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với quy hoạch phát triển CNNT huyện Phú Lộc đến năm 2020.

Muốn vậy, công tác quy hoạch nông thôn mới cần phải căn cứ vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt nhất là quy hoạch các cụm công nghiệp, làng nghề để đảm bảo chất lượng quy hoạch cũng như việc triển khai trong thực tế, tránh trường hợp nơi nào cũng có cụm công nghiệp, làng nghề .

Thứ hai, phát triển đầu tư sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn

Cần có chính sách ưu đãi để phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng tập trung ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ công nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tập trung vào các ngành công nghiệp như cơ khí, hóa chất, điện nông thôn, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, và phát triển nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Thứ ba, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa vào sản xuất, trước mặt là thực hiện tốt công tác chuyển đổi ruộng đất.Tập trung chuyên môn hóa, tập trung hóa cao kết hợp với đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn, huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội theo chính sách phát triển nhiều thành phần.

Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công hóa lao động và chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời phải tiêu thụ các loại nguyên liệu để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)