Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ LỘC

3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp nông thôn

3.1.1. Quan điểm về phát triển công nghiệp nông thôn

Thứ nhất, phát huy cao độ các tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; huy động nội lực, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài;

đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững. Xây dựng huyện Phú Lộc trở thành vùng kinh tế động lực, năng động phía Nam của Tỉnh.

Thứ hai, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển khu vực dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát huy hiệu quả khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các khu, cụm công nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba, hoàn chỉnh đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế:

giao thông, mạng lưới điện, thủy lợi, bưu chính viễn thông, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường... Chú trọng phát triển hạ tầng đô thị; chuẩn bị các điều kiện để phát triển Phú Lộc trở thành thị xã. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và hình thành các khu đô thị mới tiện nghi, hiện đại, tạo hạt nhân và chuẩn bị các điều kiện hình thành thành phố Chân Mây.

Thứ tư, phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Coi trọng nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng xã hội: Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, công trình phúc lợi công cộng. Chú trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thứ năm,gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Thứ sáu,gắn phát triển kinh tế với giữ vững an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Phú Lộc trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế; một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của Tỉnh, của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung. Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH. Đến năm 2020, đầu tư phát triển Phú Lộc trở thành một đô thị hiện đại, sinh thái, công nghệ cao với trung tâm là đô thị Chân Mây - Lăng Cô.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất kinh doanh (VA-GDP) năm 2020 phải đạt 17%-18%.

- Cơ cấu kinh tế: Năm 2020 tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 68,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,6 %, nông lâm ngư 7%.

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người: Năm 2020 đạt 136,8 triệu đồng/năm.

- Tập trung khuyến khích, mở rộng đầu tư sản xuất, phát triển mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ ngành nghề cá thể.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 19-20%/năm.

b) Mục tiêu về xã hội:

- Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2020 duy trì ở mức 0,8%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn 2-3% (theo tiêu chí thời kỳ 2006- 2010).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 65% vào năm 2020 và tăng lên trong các thời kỳ sau, Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,4% năm 2020.

- Nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở cho dân số trong độ tuổi; phấn đấu đạt phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020.

- Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 7% vào năm 2020.

- Tỉ lệ hộ dùng nước sạch năm 2020 đạt 100%.

c) Mục tiêu về môi trường:

- Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng và nâng cấp hệ thống thóat nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ở các thị trấn, khu đô thị Chân Mây; thu gom 100% rác thải sinh hoạt đô thị; quản lý, xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế; tiến tới xây dựng công trình xử lý, chế biến rác có công nghệ tiên tiến.

- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn. Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế, đến năm 2020 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị làm giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Nâng độ che phủ rừng lên 64 - 65%. Bảo vệ tốt hệ sinh thái biển - đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô và hệ lâm sinh thái Bạch Mã - Hải Vân, bảo vệ rừng ngập nước ven biển, nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế tối đa các tác hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; cải thiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn.

3.1.3. Phương hướng phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Lộc đến năm 2020

Để đạt được mục tiêu trên, huyện Phú Lộc cần phát triển CNNT theo các hướng sau nhằm thực hiến CNH,HĐH đến năm 2020:

Thứ nhất,tăng cường ứng dụng khoa học- công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào CNNT, trong bảo quản chế biến nông- lâm- thủy sản. : Phát triển đánh bắt xa bờ, chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp.

Thứ hai, phải thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các cụm công nghiệp, chú trọng loại hình giải quyết được nhiều lao động, các sản phẩm mang tính truyền thống, nguyên liệu sẵn có ở địa phương như ngành nghề nấu dầu tràm và các cơ sở sản xuất nhắm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Thứ ba, đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Tăng cường ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch; sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Thứ tư, áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, sử dụng và xả thải gây ô nhiễm môi trường, làm hủy hoại và cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Chú

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trọng quản lý các điểm khai thác khoáng sản; hoàn thành đề án sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá Cầu Hai, nghiêm cấm khai thác cạn kiệt, đánh bắt hủy diệt thủy sản.

Thứ năm, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoàn thành xây dựng Trường dạy nghề Chân Mây và nâng cấp lên Cao đẳng dạy nghề trong các thời kỳ sau. Phát triển các hình thức dạy nghề theo hướng xã hội hóa đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lực lượng lao động của Huyện.

Thứ sáu, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phát huy được các tiềm năng như chế biến thủy, hải sản, nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ, khai khóang và sản xuất vật liệu xây dựng. Xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, làng nghề địa phương. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Thứ bảy, phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái (rừng, biển, đầm phá), du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội - nhân văn, du lịch tâm linh.

Gắn phát triển du lịch với bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái động thực vật, hệ sinh thái đầm phá và giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các địa phương.

Thứ tám, đầu tư xây dựng hệ thống thóat nước mặt, xử lý nước thải, chất thải rắn cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các cụm công nghiệp và các làng nghề, khu du lịch, các thị trấn và các khu dân cư tập trung. Xử lý nước thải công nghiệp và dân sinh trước khi đổ vào các sông, hồ, đầm phá, đổ ra biển. Xây dựng công trình xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến. Quan tâm đầu tư giữ gìn vệ sinh môi trường các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)