Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp nông thôn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số tỉnh và địa phương trong nước

- Kinh nghiệm của Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh Duyên hải Miền Trung, nằm trong trục kinh tế trọng điểm của Miền Trung. Với chiều dài khoảng 130km bờ biển, nhiều vũng vịnh, 6 cửa biển và cửa lạch lớn nhỏ. Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 5.135 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 71,15%, Tỉnh Quảng Ngãi đã xác động huy động mọi nguồn lực thúc đẩy cho sự phát triển CNNT, đây được xem là thế mạnh của Quảng Ngãi có hệ thống điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc và nước sạch đây là các tiền đề quan trọng để phát triển CNNT một cách toàn diện.

Phát triển CNNT, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn, thu hẹp khoảng cách thành thị, nông thôn và phân hóa giàu nghèo.

Từ những lợi thế để phát triển CNNT, Quảng Ngãi đã quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH đến 2010 và tầm nhìn 2020 về khu công nghiệp và làng nghề. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 1 khu kinh tế,3 khu công nghiệp và 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích 46038,535 ha, khu kinh tế Dung Quất có diện tích lớn nhất với 45.333 ha. Tổng sản phẩm (GRDP) ước đạt trên 45 nghìn tỷ đồng trong đó ngành

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

công nghiệp đạt trên 24 nghìn tỷ đồng.

Cùng với phát triển các khu công nghiệp, Quảng Ngãi còn phát triển mạnh các làng nghề. Những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Nhiều địa phương đã phát triển nghề mới để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh có hai cụm công nghiệp làng nghề đó là cụm công nghiệp làng nghề Tinh Ấn Sơn và Thị Trấn Sơn với tổng diện tích 28,2 ha. Vào năm 2016 trên địa bàn có 23 sản phẩm/bộ sản phẩm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

- Kinh nghiệm của huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện Hương Thủy là một trong những điển hình về phát triển CNNT của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện Hương Thủy đã có những quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng. Theo quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ thị xã Hương Thủy sẽ được nâng cấp lên thành thành phố Hương Thủy, gồm 10 phường: Phú Bài, Thủy Bằng, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Thanh, Thủy Vân và 2 xã: Dương Hòa, Phú Sơn.

Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp tập trung Phú Bài và cảng hàng không quốc tế Phú bài tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển với một số sản phẩm có chất lượng như: đồ gỗ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, cơ khí,…Hiện nay, Khu công nghiệp Phú Bài với các dự án trong nước và nước ngoài (Mỹ, Đan Mạch, Bulgary, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý...) đầu tư vào các lĩnh vực như: sợi, may mặc, mộc mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ uống... đã giải quyết được việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần tăng thu nhập và đảm bảo ổn định đời sống. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ước đạt trên 550 tỷ năm.

Huyện Hương Thủy là huyện làm CNNT tốt nhất trên địa bàn tỉnh để các huyện trên địa bàn làm theo nhất là huyện Phú Lộc với nhiều lợi thế để phát triển CNNT .

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.2. Bài học rút ra cho quá trình phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Phú Lộc

Bài học, kinh nghiệm của những thành công trong phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một số tỉnh và địa phương rất có ý nghĩa đối với huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, hiện thực hóa hình ảnh thể hiện vai trò, vị trí mới của nông nghiệp, nông thôn ở huyện là quá trình lâu dài và phức tạp. Lâu dài vì trình độ hiện tại của nông nghiệp còn thấp kém và giữa nông thôn và đô thị còn có sự chênh lệch lớn. Phức tạp vì vừa phải định hình cái tương lai, vừa phải cải tạo cái hiện hữu và vấp phải những cản trở từ tính thủ cựu vốn có của một bộ phận dân cư nông thôn. Và, để hiện thực được điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra để huyện Phú Lộc phát triển một cách toàn diện về phát triển CNNT:

- CNNT được hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề KT-XH nông thôn và được hình thành ngay tại vùng nông thôn nhằm giải quyết các vấn đề KT - XH nông thôn.

- CNNT phát triển sẽ thu hút lao động ở nông thôn làm cho thu nhập của dân cư ở nông thôn tăng lên, giảm tải di cư lên các đô thị và các khu công nghiệp tạo sự phát triển đồng đều. Nhằm rút ngắn giữa thành thị và nông thôn.

- CNNT phát triển cần có sự hỗ trợ, nâng đỡ của Nhà nước, dặc biệt về vốn, công nghệ, thị trường.

Phát triển CNNT là một nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Lộc. Trong quá trình CNH, HĐH phát triển CNNT đóng vai rò quan trọng trong việc:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội nông thôn.

Thứ hai, thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.

Thứ ba, tăng giá trị sử dụng và giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Thứ tư,khai thác tiềm năng tại chỗ phục vụ phát triển KT- XH nông thôn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)