Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc ảnh hưởng đến phát triển công

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc ảnh hưởng đến phát triển công

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 138.123 người (theo niên giám thống kê năm 2015). Với mật độ 192 người/km2. Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn. Là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang;

phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phía Nam).

* Địa hình: Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng ĐB-TN. Căn cứ vào độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, có thể chia vùng nghiên cứu thành các bậc địa hình như sau:

- Núi trung bình: Gồm dãy Bạch Mã - Hải Vân với độ cao tuyệt đối trên 750 m và độ cao tương đối trên 100 m, diện tích 45,1 km2, chiếm 6,2% diện tích huyện.

- Núi thấp: Có độ cao tuyệt đối 250-750 m, độ cao tương đối trên 100 m, có diện tích 128,1 km2, chiếm 17,6% diện tích huyện.

- Đồi: Có độ cao 10-250m với diện tích 170,5 km2, chiếm 23,4%

diện tích huyện.

- Đồng bằng: Có độ cao địa hình từ 10m trở xuống với diện tích 269,2 km2, chiếm 37% diện tích huyện. Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước (sông, hồ và đầm phá): 115,2 km2, chiếm 15,8% diện tích huyện.

* Khí hậu:Khí hậu Phú Lộc thuộc kiểu nhiệt đới ẩm có gió mùa, mùa đông không lạnh, mang tính chất chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm ở miền núi là 20oC và ở đồng bằng là 25oC, lượng mưa trung bình năm đo được tại Lộc Trì là 3.436 mm. Một năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII và mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII.

Ngoài ra, đây là vùng khí hậu có sự giao tranh giữa các khối khí, nên hàng năm thường xảy ra các loại thiên tai như bão, lụt và hạn hán…

*Thủy văn:Hệ thống sông ngòi Phú Lộc phân bố tương đối đều trên cả huyện.

Đại bộ phận sông suối đều bắt nguồn từ vùng núi thuộc sườn phía bắc và phía đông của dãy Bạch Mã và chảy từ tây sang đông qua phần lớn diện tích là đồi núi xuống đồng bằng nhỏ hẹp bị các cồn cát chắn ngang trước khi đổ ra biển.

Huyện Phú Lộc có các con sông chính là sông Nông, sông Truồi, sông Bù Lu và sông Cầu Hai, cùng với nhiều khe suối nhỏ nên lượng nước khá phong phú. Tuy nhiên, do địa hình thượng nguồn quá dốc thường xảy ra xói lở bờ sông, vùng hạ lưu thấp trũng nên nước mặn theo các cửa sông xâm nhập sâu vào đất liền, gây ra mặn tràn và mặn ngấm. Riêng vùng ven biển vào mùa khô thường bị thiếu nước. Ngoài ra, ở

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Phú Lộc còn có các đầm phá lớn như đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô... với nhiều nguồn lợi thủy sản.

Nguồn nước dưới đất của huyện tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, riêng vùng các xã ven đầm Cầu Hai, Lăng Cô thì nguồn nước dưới đất có chất lượng kém hơn, vì thường bị nhiễm mặn.

2.1.2. Môi trường kinh tế

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện Phú Lộc

Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực.

Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có quốc lộ 1A, đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy hấp dẫn.

Thời gian qua, huyện Phú Lộc đã thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như: Dự án Khu phức hợp du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với vốn đầu tư 875 triệu USD ở khu Cù Dù đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn I. Khi hoàn thiện tất cả, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, 1.000 biệt thự (để bán), khu trung tâm hội nghị, mua sắm quốc tế, sân golf...

Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 1.279 tỉ đồng, trên tổng diện tích là 657,78ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Công ty Du lịch và Thương mại Á Đông với khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon với tổng trị giá đầu tư 6 triệu USD, nằm phía Tây Bắc đèo Mũi Né, huyện Phú Lộc, có diện tích hơn 27.000m2, được bao quanh bởi vùng đồi núi và mặt nước đầm Cầu Hai hiền hòa, thơ mộng.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn của huyện Phú Lộc

Nông thôn huyện Phú Lộc ngày càng khởi sắc với hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, bưu điện, chợ, thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa, đi lại, học hành, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.1: Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện Phú Lộc năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số xã, thị trấn Xã 18 100

Số xã có điện Xã 18 100

Số xã có trường mần non Xã 18 100

Số xã có trường tiểu học Xã 18 100

Số xã được phủ sóng Internet

Xã 18 100

Số xã được phủ sóng truyền hình

Xã 18 100

Số xã đã được phủ sóng điện thoại

Xã 18 100

Số xã có chợ nông thôn Xã 18 100

Số xã có trạm y tế Xã 18 100

Số xã có đường ô tô Xã 18 100

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phú Lộc từ năm 2010-2017) 2.1.3. Môi trường thể chế cho phát triển công nghiệp nông thôn

Từ năm 2005 đến nay, huyện Phú Lộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch-công nghiệp-nông nghiệp, nhằm tạo bước đột phá mới về tăng trưởng kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông thôn. Trong thời gian đầu; Phú Lộc đã chú trọng bàn đến việc an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người dân địa phương; tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, địa phương đầu tư nâng cấp nhiều công trình ý nghĩa, đặc biệt hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến cơ sở đã mở ra hướng giao thương buôn bán khắp nơi. Cùng với khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô ra đời, Phú Lộc còn khuyến khích nhiều đơn vị, cá nhân tập trung đầu tư khai thác các điểm du lịch sinh thái như, suối Voi, suối Tiên, thác Nhị Hồ, các bãi biển Hàm Rồng, Đông Dương, Mũi Né và xây dựng các cơ sở dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí đón khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Phú Lộc đẩy mạnh quy hoạch các điểm CN- TTCN ở La Sơn, Vinh Hưng; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở chế biến đá,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

gạch; từng bước khôi phục ngành nghề truyền thống địa phương, như chế biến nông lâm, thủy sản; sản xuất gỗ dân dụng, mỹ nghệ; các dịch vụ cơ khí sửa chữa điện máy

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.

Nhiều năm qua Huyện ủy xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn là một trong những nội dung quan trọng nhất của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, do đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, các cấp ở tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho CNNT phát triển; kịp thời cụ thể hóa các chính sách của Trung ương bằng các chính sách khuyến khích của huyện và các xã.

2.1.4. Điệu kiện Xã hội - Dân số và lao động

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2015 huyện Phú lộc 138.123 người. Với mật độ 192 người/km2. về cơ cấu lao động toàn huyện người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư là chính nhưng thời gian gần đây toàn huyện phát triển các nhà máy và phát triển CNNT của huyện nên mỗi năm Phú Lộc giải quyết được từ 1800 đến 2000 lao động. Riêng trong năm 2016, huyện đã giải quyết hơn 2.400 việc làm mới, và thành quả năm 2016 giảm tỷ lệ hộ nghèo 1.2%( cổng thông tin điện tử huyện Phú Lộc ).

- Văn hóa, truyền thống

Phú Lộc một huyện vùng biển có truyền thống canh tác nông nghiệp và nuôi trông thủy sản có tiếng của dãy đất miền trung . Phú lộc là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo; có bề dày lịch sử đây là vùng đất sưa của văn hóa Chăm để lại.

Người Phú lộc có nhiều văn hóa tốt đẹp và tại huyện Phú lộc cá hai làng nghề truyền thống nổi tiếng là nghề làm bánh lọc tại Truồi và nghề làm dầu tràm tại Nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngọt là hai làng nghề truyền thống sưa của ông bà để lại.

2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Phú Lộc - Về thuận lợi

+ Phú Lộc có môi trường chính trị ổn định.

+ Chính quyền địa phương đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của CNNT nên đã có sự quan tâm. Luôn tạo điều kiện cho CNNT phát triển, là địa phương có khá nhiều tiềm năng cho việc phát triển CNNT.

+ Người dân của huyện thông minh có truyền thống hiếu học, có đức tính cần kiệm vượt khó.

+ Lực lượng lao động dồi dào, lao động có chất lượng và nhiều kinh nghiệm.

- Về khó khăn

Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lộc cũng có những tác động tiêu cực nhất định cho việc phát triển CNNT như: đất đai ít, độ màu mỡ thấp, địa hình bị chia cắt, phức tạp nhất là ở miền núi, thường xuyên bị bão lũ gây thiệt hại lớn về con người, tài sản; đời sống của người dân tuy đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Phú Lộc là một huyện ven biển miền Trung, hằng năm mưa bão thường xuất hiện sớm gây lũ lụt mỗi năm thì huyện Phú Lộc có từ 2 đến 3 cơn bão gây ngập úng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện, làm xuống cấp kết cấu hạ tầng.

Thị trường sản phẩm CNNT của huyện cho dù đã xuất khẩu qua nước ngoài nhưng nhìn chung thì vẫn còn nhỏ, phần lớn tiêu thụ tại chỗ và trong nước, giá cả tiêu thụ không ổn định chủ yếu các chủ sản xuất bán cho các tiểu thương hay thương lái.

Ngoài ra các vấn đề về quan hệ kinh tế đối ngoại cũng là tồn tại trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)