CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp nghiệp nông thôn huyện Phú Lộc
2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Phú Lộc từ 2013 đến 2017
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta. Xét trên giác độ ngành, chuyển dịch cơ cấu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
kinh tế là kết quả của một quá trình phát triển kinh tế các ngành sản xuất nhằm mục đích đi đến xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác đầy đủ và hợp lý các nguồn lực sản xuất để đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao và hiệu quả.
Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của huyện Phú Lộc giai đoạn 2013- 2017
ĐVT: % Chỉ tiêu
Cơ cấu giá trị sản xuất
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng giá trị sản xuất 100 100 100 100 100
Nông- Lâm- Thủy sản 9,60 8,62 8,38 7,81 7,33
Công nghiệp- Xây dựng 39,87 39,15 35,20 36,85 35,53
Dịch vụ 50,53 52,23 56,42 55,32 57,14
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội huyện Phú Lộc từ năm 2013-2017) Số liệu ở bảng cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Phú Lộc chuyển dịch theo hướng phát triển dịch vụ giảm tỷ trọng của nông – lâm – thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất. Dịch vụ tăng tương đối từ 50,53% năm 2013 lên 57,14% năm 2017 với mức tăng 6,61%. Tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng giảm từ 39,87% năm 2013 xuống 35,53% năm 2017 với mức giảm 4,34; nông- lâm- thủy sản giảm từ 9,60% năm 2005 xuống còn 7,33 % năm 2017 với mức giảm 2,27%.
Năm 2017, tổng giá trị toàn nền kinh tế đạt 17500 tỷ đồng, tăng 7,56% so với năm 2016. Trong đó, giá trị dịch vụ chiếm 57,14%, công nghiệp- xây dựng chiếm 35,53% và nông- lâm- thủy sản chiếm 87,33%.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Giá trị sản xuất CNNT trên địa bàn huyện
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất CNNT huyện Phú Lộc giai đoạn 2013-2017 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
CN khai thác
1. Khai thác đá 3.456 3.072 2.592 2.304 2.208
2. Khai thác sạn 4.180 4.240 4.320 4.730 5.210
3. Khai thác vôi 9.380 7.700 7.980 6.300 4.900
CN chế biến
1. Thực phẩm (bún, bánh lọc, khuôn đậu) 720 960 1.440 1.200 1.560
2. Đồ uống có cồn 1.824 1.392 1.368 1.121 864
3. Chế biến thủy hải sản 6.528 5508 5.160 5.148 6.048
4. Chế biến gỗ, mây, tre 61.200 75600 79.800 84.000 8.8200
5. Sản xuất tinh dầu 25.344 31722 32.184 29.040 30.624
6. May đo 91.440 110.340 146.520 164.160 187.020
7. SXSP từ kim loại 5.184 6.192 6.769 6.624 9.360
8. Sản xuất đố uống 25.056 23.112 21.924 21.186 20.844
9. Sản xuất đồ dân dụng 4.480 6.048 5.568 5.400 5.208
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng thống kê huyện Phú Lộc từ năm 2013 – 2017) CNNT huyện Phú Lộc giai đoạn 2013-2017 đã có những bước tiến đáng kể.
Sự tăng trưởng và phát triển cả về quy mô và cơ cấu của CNNT huyện Phú Lộc đã góp phần làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Đồng thời đã giải quyết phần nào nhu cầu xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường về công cụ, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Trong đó ngành chế biến gỗ, mây, tre và ngành may đo có giá trị sản xuất lớn nhất với ngành chế biến gỗ năm 2017 tạo ra giá trị 88.200 với lới thế có nhiều cánh rừng và vùng đồi núi nến có lợi thế phát triển về lâm nghiệp. Tiếp theo đó là công ty may công nghiệp và các cơ sở may tư nhân phát triển mạnh mẽ, thu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hút nhiều thanh niên nông thôn và các bà nội trợ vào lao động, năm 2017 ngành may đo toàn huyện đạt giá trị 187.020 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2013-2017 các cơ sở sản xuất tinh dầu vẫn tạo ra giá trị ổn định, trong năm 2016 thì xã Lộc Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Đến năm 2017 có nhiều cơ sở đã ngưng sản xuất tinh dầu do thiếu nguồn nguyên liệu và một số nguyên nhân khác nhưng giá trị sản xuất vẫn đạt trên 30.000 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2013-2017 các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khai thác có xu hướng giảm nguyên nhân chính là huyện chính quyền Phú Lộc có chủ trương giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề huyện có thế mạnh và phát triển du lịch. Vào năm 2017 nhiều cơ sở khai thác vôi và đá đã dừng hoạt động, và giá trị sản xuất tạo ra năm 2017 là thấp so với năm 2013.
Nhìn chung CNNT huyện Phú Lộc vẫn còn bộc lộ một số yếu điểm đó là công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao nên chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương là chủ yếu chưa tạo ra giá trị tương ứng với tiềm năng.