Đánh giá quá trình phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.3. Đánh giá quá trình phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Lộc

Trong giai đoạn 2013-2017, huyện Phú Lộc đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện chiến lược ổn định và phát triển KT- XH, nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện cơ bản thành huyện công nghiệp vào năm 2020. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của ban lãnh đạo, cùng với nỗ lực của nhân dân huyện Phú Lộc, CNNT của huyện đã từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể:

- Thứ nhất, Tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho thanh niên nông thôn làm tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của kinh tế địa phương

- Thứ hai, quy mô sản xuất CNNT ngày càng được mở rộng, mỗi năm có trên 300 hộ đăng ký kinh doanh và nhiều hộ kinh doanh có hiệu quả, các mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng, có một số sản phẩm đặc trưng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như tinh dầu tràm và nước mắm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế huyện.

- Thứ ba, giá trị sản xuất CNNT ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực, với mức đóng góp của ngành nông-lâm-ngư nghiệp dưới 10% trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước, làm tăng thu ngân sách địa phương với mức thu trên 400 nghìn tỷ đồng mỗi năm, trực tiếp tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân huyện nhà.

- Thứ tư, Tình hình sản xuất công nghiệp có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định; nhiều doanh nghiệp đã dần tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư phát triển mới. Công tác phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và thu hút đầu tư được chú trọng: Cụm công nghiệp Vinh Hưng đã thu hút 01 doanh nghiệp (Công ty CP May xuất khẩu Ngọc Châu) đến đăng ký và đang lập thủ tục đầu tư và Công Ty CP ONE- ONE Miền Trung đặt địa chỉ trụ sở tại thôn Tam Vị, xã Lộc Tiến với mức vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2013-2017

2.3.2.1. Hạn chế

Tuy đạt nhiều thành tựu và kết quả khả quan nhưng trong quá trình phát triển CNNT huyện Phú Lộc gặp nhiều hạn chế:

- Thứ nhất,tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tuy đạt cao, nhưng tỷ trọng lớn tập trung ở công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; chưa tập trung cao cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa. Huy động, kêu gọi đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế (Khu công nghiệp La Sơn đã thu hút được 7 dự án; trong đó, 1 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 quy mô 86 ha và 6 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy đạt 15,39%; cụm công nghiệp Vinh Hưng có 01 dự án đăng ký đầu tư nhưng chưa thực hiện; các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ở Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô phần lớn chưa thực hiện).

- Thứ hai, việc đào tạo, cung ứng nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật cao chưa được chú trọng, thu hút nguồn nhân lực còn hạn chế do tình trạng đãi ngộ cho người lao động chưa cao. Các lao động có tay nghề và chuyên môn là con em của địa phương thường vào các thành phố lớn để làm việc.

- Thứ ba, thị trường đầu ra sản phẩm chưa phong phú, một số sản phẩm có thương hiệu nhưng đầu ra vẫn bấp bênh như dầu tràm Lộc Thủy, các loại mắm ở thị trấn Lăng Cô, xã Vinh Hiền, xã Lộc Vĩnh.

- Thứ tư,trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề tưới tiêu chưa được chủ động, hạ tầng nông nghiệp nông thôn thời gian qua đã chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Nhiều vùng bị bỏ hoang, không sản xuất được do không có nguồn nước.

- Thứ năm, môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn bất cập, công tác quản lý theo quy hoạch chưa tốt, sản phẩm du lịch tuy đã được cải thiện song vẫn còn nghèo, chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa thu hút và khai thác tốt tiềm năng du lịch của huyện.

Công tác quản lý về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, giá cả, cảnh báo, cứu hộ còn hạn chế, tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn còn diễn ra.

- Thứ sáu,tình trạng ô nhiễm môi trường về khí thải, chất thải tại các cụm công nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Thứ bảy,tiến độ thi công và giải ngân vốn một số công trình chậm, kể cả các công trình của trung ương, của tỉnh đầu tư trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn; năng lực của các đơn vị thi công yếu, thiếu nhân công.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Có 6 nguyên nhân khiến CNNT huyện Phú Lộc gặp nhiều hạn chế và bất cập trong giai đoạn 2013 đến 2017:

Thứ nhất,tăng trưởng CNNT còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố về tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào khoa học.

Thứ hai, đầu tư trong phát triển CNNT chưa đi vào chiều sâu, việc thu hút và tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ; phân bổ không gian của các cơ sở và các làng nghề chưa hiệu quả và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Thứ ba,Việc đào tạo nguồn lao động trẻ không hiệu quả ở địa bàn huyện cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển CNNT. Các học viên sau khi ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu công việc của các cty, họ thiếu sự cọ sát từ ngay trong ghế nhà trường dạy nghề do chính quyền huyện tổ chức giảng dạy. Việc giảng dạy ở trường và trung tâm dạy nghề trên địa bàn mang nặng tính lý thuyết mà thiếu hẳn sự thực hành.

Thứ tư, việc quan liêu trong cung cách phục vụ cũng là điều đáng lên án, nó góp một phần không nhỏ vào việc làm chậm phát triển công nghiệp nông thôn toàn huyện. Việc lựa chọn người có năng lực năng lực, có hiểu biết, có nhận thức vào đội ngũ lãnh đạo cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm.

Thứ năm,môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn. Thủ tục và quy định cho phép hưởng ưu đãi về thuế, phí còn nhiều bất cập. Ngăn cảng các nhà đầu tư vào thị trường của huyện. Vì vậy, cần xây dựng mô hình kinh doanh linh động hợp lý và tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh vào đầu tư.

Thứ sáu,công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất chưa đồng bộ. Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa; Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện để phát triển kinh doanh. Chưa xây dựng các khu sử lý nước thải và chất thải tập trung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)