2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quy hoạch sử dụng đất
2.1.5. Các quy định về việc lấy ý kiến của người dân về quy hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai như “phương pháp tiếp cận hệ thống”38, hay phương pháp “Quy hoạch chiến lược hợp nhất”.
Luật Đất đai năm 2013 đã ghi nhận về phương pháp tham vấn cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch. Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Hồ sơ lấy ý kiến nhân dân còn được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến. Chính sách về đất là công cụ đầy quyền lực để đạt được phạm vi rộng lớn của những mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội. Bởi vậy, phải gắn chặt với các khái niệm về đạo lý và phải có lợi cho cả cộng đồng39.
Tham vấn cộng đồng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả QHSDĐ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội theo nguyên tắc bền vững, vai trò đó thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản sau đây như: “Giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các nhà quy hoạch lựa chọn được phương án sử dụng hợp lý nhằm đảm bảo sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất; thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong qúa trình sử dụng đất; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong quy hoạch, thu hồi đất; tự tuyên tuyền, tự giáo dục nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện quy hoạch, giảm bớt những mâu thuẫn, bất đồng giữa người sử dụng đất với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với người sử dụng đất; giảm quy hoạch “treo”, đảm bảo tính khả thi cho quy hoạch sử dụng đất; giám sát, đấu tranh phòng chống các vi phạm, các tội phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất”40. Nếu tham vấn được tổ chức theo thể thức, quy trình luật định, nghiêm minh, chứ không mang tính hình thức, chiếu lệ, đối phó thì mới phát huy được tác dụng nêu trên.
Ngoài ra, theo tác giả việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về lập quy hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn một số vấn đề chưa quy định một cách cụ thể: Một là, trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện không đúng
38Hà Minh Hòa (2007), Một số phương hướng hoàn thiện phương pháp quyhoạch sử dụng đất, Kỷyếu Hội thảo khoa học vềQuy hoạch sử dung đất ngày24/8/2007, tr.7.
39WILLIAM S.W.LIM (2007), Quy hoạch đô thị theo đạo lý Châu Á, Nxb Xây dựng, Hà Nội, tr.61.
40Lê Thị Phúc (2013), “Phương pháp tham vấn cộng đồng trong quy hoạch sử dụng đất-nhìn từ góc độ pháp lý”, Dân chủ pháp luật, tr.24-30.
quy định về thời gian lấy ý kiến là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến thì sẽ xử lý như thế nào? Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lý gì? Điều này không tìm được câu trả lời trong Luật Đất đai năm 2013.
Hai là, trong trường hợp lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà đa số ý kiến nhân dân phản đối thì cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không? Với tỷ lệ bao nhiêu % ý kiến đóng góp của nhân dân phản đối thì nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được sửa đổi toàn bộ, với tỷ lệ bao nhiêu
% ý kiến đóng góp của nhân dân phản đối thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được sửa đổi và ít nhất bao nhiêu % ý kiến đóng góp của nhân dân đồng tình thì được xác định là đồng thuận với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... Những vấn đề này cũng chưa được quy định rõ trong Luật Đất đai năm 2013.
Ba là, Luật Đất đai năm 2013 chưa quy định rõ việc giải trình của cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong trường hợp ý kiến đóng góp của nhân dân chưa đồng tình với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được thực hiện theo hình thức nào (giải trình trực tiếp với người dân hay giải trình bằng văn bản gửi cho người dân…) và trình tự, thủ tục giải trình được thực hiện như thế nào?
Bốn là, Luật Đất đai năm 2013 mới chỉ quy định, đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến UBND cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên, việc tổ chức lấy ý kiến này thực hiện theo hình thức nào (trực tiếp hay lấy bằng văn bản) và thực hiện theo trình tự, thủ tục cụ thể ra sao thì cũng chưa được quy định rõ ràng.
Ngoài việc lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng thì khoản 1 Điều 47 Luật Đất đai 2013 còn quy định: “Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”. Như vậy, tổ chức tư vấn quy hoạch cũng có thể đóng vai trò nêu các ý kiến để hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, đây cũng được xem là một hình thức tham vấn. Các tổ chức tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất là các đơn vị có đầy đủ năng lực kinh nghiệm, chuyên môn, hiểu biết trong việc lập quy hoạch sử dụng đất do đó các ý kiến tham vấn của các đơn vị này có ý nghĩa quan trọng, mang lại góc nhìn khách quan để cùng đánh giá các chỉ tiêu và xây dựng quy hoạch sử dụng đất sao cho đồng bộ, hiệu quả và khả thi. Tuy nhiên,
luật Đất đai 2013 lại chưa cân nhắc về vai trò tham vấn của các tổ chức này với tư cách là bên có chuyên môn và độc lập mà chỉ đề cập dưới vai trò đơn vị giúp việc cho các cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp các tổ chức này đưa ra quan điểm không đồng thuận với dự thảo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với đầy đủ lý do thuyết phục thì cũng không có cơ chế nào để khiến các cơ quan tiếp thu và sửa đổi. Như vậy, điều này đã khiến cho việc lấy ý kiến tham vấn kém đi hiệu quả thiết thực và ý nghĩa.