Luật Khiếu nại quy đi ̣nh về trách nhiệm giải quyết khiếu na ̣i và phối hợp giải quyết khiếu na ̣i: Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong pha ̣m vi chức năng, nhiệm vụ, quyền ha ̣n của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết ki ̣p thời, đúng pháp luật các khiếu na ̣i, xử lý nghiêm minh người vi pha ̣m; áp du ̣ng biện pháp cần thiết nhằ m ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết đi ̣nh giải quyết khiếu na ̣i được thi hành nghiêm chỉnh và phải chi ̣u trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phố i hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu na ̣i; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu
nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết đi ̣nh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải ki ̣p thời sửa chữa, khắ c phục, tránh phát sinh khiếu na ̣i. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Như vậy, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giải quyết ki ̣p thời, đúng pháp luật các khiếu nại liên quan đến quyết định hành chính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, xử lý nghiêm minh người vi pha ̣m; áp du ̣ng biện pháp cần thiết nhằ m ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết đi ̣nh giải quyết khiếu na ̣i được thi hành nghiêm chỉnh và phải chi ̣u trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mang một số đặc điểm pháp lý như sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật về khiếu nại và pháp luật đất đai, cơ quan hành chính nhà nước bắt buộc phải thực hiện thủ tục pháp lý nhất định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Giải quyết khiếu nại hành chính được thực hiện theo thủ tục hành chính;
đối với khiếu nại hành chính lần đầu, cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính vừa có tư cách là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, vừa là người bị khiếu nại; đối với khiếu nại hành chính lần hai, thì cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính là người bị khiếu nại, cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính này là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, các cá nhân, tổ chức khiếu nại tham gia thủ tục pháp lý về khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với tư cách là người khiếu nại. Để giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết phải tiến hành kiểm tra, xác minh, làm việc,
đối thoại với người khiếu nại và các cơ quan có liên quan (nếu thấy cần thiết) để làm rõ nội dung khiếu nại. Căn cứ các quy định của pháp luật để kết luận nội dung khiếu nại, về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hoặc hành vi hành chính của các CBCC thực thi công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; ban hành quyết định giải quyết khiếu nại và tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật (nếu có).
Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề tương đối phức tạp xét dưới góc độ xã hội và quy trình thủ tục. Bởi đất đai là vấn đề đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông, lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận (tương tự như một vụ án hành chính hoặc vụ án dân sự). Chính bởi vậy, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề tương đối phức tạp.
Thứ tư, như đã phân tích ở trên, luật Khiếu na ̣i quy đi ̣nh về trách nhiệm giải quyết khiếu na ̣i và cả trách nhiệm phố i hơ ̣p giải quyết khiếu na ̣i việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình. Bởi vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở.
Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, có nơi giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường.