Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh hải dương (Trang 81 - 109)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất qua thực thiễn thi hành tại tỉnh Hải Dương

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu na ̣i

Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu na ̣i thì song song với việc hoàn thiện pháp luật, tác giả cho rằng cần phải có những giải pháp đồng bộ để tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng củ a đội ngũ cán bộ làm công tác này. Cụ thể: Xây dựng kế hoa ̣ch, lộ trình cu ̣ thể về đào ta ̣o, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết khiếu na ̣i theo hướng chuyên môn hóa;

tuyển chọn cán bộ có phẩm chất đa ̣o đức, có trình độ chuyên môn phù hợp;

nhận thứ c đúng về chính tri ̣; am hiểu các lĩnh vực của đời sống xã hội để bổ

sung vào nghiệp vụ chuyên môn về giải quyết khiếu na ̣i. Đồng thời quan tâm chăm lo về chế độ, chính sách, đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ này để

họ yên tâm công tác và ha ̣n chế tiêu cực.

Thứ hai, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước đố i với hoa ̣t động giải quyết khiếu na ̣i.

Sự lãnh đa ̣o của Đảng là yếu tố quan tro ̣ng quyết đi ̣nh hiệu quả của

hoạt động giải quyết khiếu na ̣i. Thực tế cho thấy, “Ở đâu cấp ủy Đảng, trước hết là Ban thường vụ và đồng chí Bí thư cấp ủy lãnh đa ̣o, chỉ đa ̣o sâu sát thì ở

đó công tác giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo có hiệu quả; tình hình xã hội ổn đi ̣nh”.

Vì vậy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua hoa ̣t động cu ̣ thể

như: Từng cấp ủy Đảng xây dựng nghi ̣ quyết cu ̣ thể về lãnh đa ̣o công tác giải quyết khiếu nại; đồ ng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghi ̣ quyết đó; đánh giá năng lực, bố trí hơ ̣p lý cán bộ nhằm phát huy năng lực, sở trường trong công tác giải quyết khiếu na ̣i. Đồng thời, với vai trò ha ̣t nhân lãnh đa ̣o, cấp ủy Đảng huy động sức ma ̣nh của toàn bộ hệ thống chính tri ̣ vào hoạt động giải quyết khiếu na ̣i, nhất là đối với những trường hợp khiếu na ̣i đông người, kéo dài.

Thứ ba, cần nâng cao ý thứ c pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân về khiếu nại và giải quyết khiếu na ̣i

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu na ̣i và giải quyết khiếu nại kém hiệu quả là ý thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết về pháp luật củ a một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân còn ha ̣n chế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường hoa ̣t động tuyên truyền, giáo du ̣c, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thứ c của cán bộ và nhân dân nhằm giúp cán bộ, công chức và người dân am hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật về khiếu na ̣i và các quy đi ̣nh pháp luật liên quan.

Thứ tư, cần hoàn thiện cơ chế phối hợp phân công trách nhiệm giữa các cơ quan giải quyết khiếu nại

* Đối với Trung ương

- Đề nghị Bộ Chính trị cần quy định trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy các cấp trong việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên. Theo đó, cần quy định biện pháp, hình thức xử lý đối với tổ chức đảng và đảng viên trong trường hợp để xảy ra khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là khiếu nại, tố cáo đông người.

- Các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trong các luật chuyên ngành, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp trong hệ thống quy phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại; đổi mới tư duy, đổi mới cách thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao tính ổn định, tránh phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần; khẩn trương hoàn thiện các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

* Đối với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hải Dương

- Sớm xây dựng nghị quyết, chuyên đề về tình hình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, để từ đó đặt nhiệm vụ cho Đảng bộ trong giai đoạn hiện nay là phải tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản các khiếu nại, tố cáo của công dân. Đặc biệt quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài, phức tạp dễ trở thành điểm nóng và kịp thời giải quyết nhanh gọn những vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh.

- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo giải quyết các vụ việc có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, có ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội giao trách nhiệm cho các Ban của Đảng với chức năng nhiệm vụ của mình, lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể thực hiện tốt các quy định về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh và UBND các cấp tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng và phát sinh. Trên cơ sở đó, chỉ đạo hệ thống chính trị của tỉnh, huyện, xã tiếp tục quán triệt sâu rộng tinh thần Thông báo kết luận

số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 15/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và Kế hoạch số 2100/KH- TTCP của Thanh tra Chính phủ, nhằm tạo chuyển biến tích cực, đột phá trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo gắn với xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phòng tiếp dân của cơ quan Thanh tra các cấp nói chung và bộ phận làm công tác tiếp dân nói riêng từ tỉnh đến cơ sở đáp ứng yêu cầu tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trước mắt và lâu dài.

- Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, đánh giá, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách về quản lý đất đai; xác định giá đất sát với thị trường; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong từng chủ trương quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường, sinh thái đối với tất cả các dự án thông qua lấy ý kiến phản biện của hệ thống chính trị và nhân dân trong vùng dự án trước khi lập quy hoạch và triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động, kiểm tra, giám sát, đối thoại trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; đồng thời, coi nội dung công tác này là một trong những tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với thủ trưởng các cơ quan nhà nước, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Có chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ này hơn nữa.

Thứ năm, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB và có cơ chế động viên, khuyến khích

Công tác thu hồi đất, GPMB của dự án, mà đặc biệt là các dự án lớn thường có khối lượng công việc khổng lồ và đầy phức tạp. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt được công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tham gia GPMB phải có năng lực trình độ nhất định, đồng thời cũng phải có tinh thần, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt. Với đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo, hướng dẫn và cán bộ trực tiếp thực hiện áp dụng chính sách am hiểu và nắm chắc các quy định của chính sách, có đủ trình độ năng lực, với các tổ chức được giao thực hiện công tác GPMB để thực hiện dự án được tổ chức và thực hiện công việc có tính chuyên môn hóa cao, với sự chỉ đạo và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện chính sách chuẩn xác, chặt chẽ và nhịp nhàng, thì việc triển khai thực hiện chính sách, việc áp dụng chính sách sẽ diễn ra thuận lợi, loại bỏ được những vướng mắc phát sinh không đáng có, bảo đảm cho quy trình thủ tục thực hiện đơn giản thuận tiện, hạn chế được những khúc mắc, khiếu kiện gây kéo dài thời gian hoàn thành việc GPMB. Để làm được điều đó, cần chăm lo kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác thu hồi đất, GPMB như: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và cập nhật các chế độ chính sách mới liên quan đến GPMB. Đồng thời, cũng thông qua tập huấn giúp cho họ có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm mà mình có được khi tiếp xúc với công việc thực tế, thảo luận giải quyết các tình huống khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình GPMB.

Thứ sáu, tăng cường giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thu hồi đất

Trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB cho một dự án,

việc có các đơn thư khiếu kiện là không thể tránh khỏi. Vì vậy bảo đảm quy trình về thời gian trả lời các kiến nghị và thời gian đối với các đơn thư có nhiều nội dung liên quan đến nhiều cơ quan chức năng thì tổ chức các đợt vận động giải thích để tác động đến tâm lý người dân đồng thời vận động các hộ chấp hành đúng quy định của pháp luật. Trường hợp các hộ cố tình chây ì thì trả lời bằng văn bản theo đúng quy định và tiến hành các bước tiếp theo của quy trình thu hồi đất. Để tiếp công dân có hiệu quả và không gây nên các hiệu ứng và tiền lệ xấu, Hội đồng tiếp dân cần bảo đảm các nguyên tắc giải quyết vướng mắc đúng và đủ. Không chấp nhận các trường hợp cố tình chây ì để xin tiền hỗ trợ thêm. Kiên quyết giải quyết đúng đủ theo quy định, các vướng mắc và đề nghị hợp lý thì báo cáo UBND thành phố xin ý kiến chỉ đạo. Các trường hợp chấp hành tốt khi vận động thì áp dụng các thủ tục theo quy định và đề xuất thưởng tiến độ.

Kết luận Chương 3

Chương 3 của luận văn trên cơ sở phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm những nội dung: Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế XHCN; Thứ hai, nguyên tắ c bình đẳng trước pháp luật; Thứ ba, nguyên tắ c dân chủ ; Thứ tư, nguyên tắ c tôn trọng sự thật khách quan; Thứ năm, nguyên tắ c công khai minh bạch; Thứ sáu, nguyên tắc giải quyết khiếu nại phải ki ̣p thời, bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý; Thứ bảy, nguyên tắ c kết hợp giữa giải quyết khiếu na ̣i với tuyên truyền, giáo du ̣c, thuyết phu ̣c. Mặt khác, điều quan trọng hơn cả là pháp luật giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm quyền khiếu nại được nêu trong quan điểm của Đảng và Nhà nước và thống nhất theo quy định pháp luật các thời kỳ. Trên cơ sở đó, trong nội dung Chương 3 đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật trong lĩnh vực này như sau:

Những nội dung pháp luật cần hoàn thiện là: Thứ nhất, cần mở rộng quyền khiếu nại đối với văn bản quy pha ̣m pháp luật; Thứ hai, cần bảo đảm

quy định về quy trình đối thoại trong giải quyết khiếu nại mang tính thực tiễn cao hơn; Thứ ba, cần xem xét vấn đề đổi mớ i cơ chế giải quyết khiếu nại; Thứ tư, cần xác định vai trò tham mưu giải quyết khiếu nại; Thứ năm, sửa đổi thống nhất quy định về thờ i hiệu khiếu na ̣i, thời ha ̣n thu ̣ lý và giải quyết khiếu nạI; Thứ sáu, nghiên cứu đổi mớ i cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại; Thứ bảy, một số vấn đề khác như: (i) Quy định thống nhất mô hình tiếp công dân trên cả nước để hoa ̣t động này bảo đảm phát huy hiệu quả trên thực tế. (ii) Pháp luật khiếu nại cần phải xác lập một quy trình hoàn chỉnh, thống nhất cho công tác giải quyết khiếu na ̣i hành chính theo hướng đơn giản, cu ̣ thể

và thuận lợi cho người khiếu na ̣i. (iii) Ban hành các quy đi ̣nh cu ̣ thể để xử

phạt vi pha ̣m hành chính trong lĩnh vực khiếu na ̣i. (iv) Cần có chế tài xử lý những trường hơ ̣p cố tình khiếu na ̣i sai sự thật làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, bên cạnh việc hoàn thiện những quy định về pháp Luật Khiếu nại chuyên ngành thì trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng cần xem xét sử a đổi, bổ sung pháp luật về bồ i thường, hỗ trơ ̣ và tái đi ̣nh cư cho phù hợp nhằm giảm phát sinh khiếu na ̣i. Mặt khác, như đã phân tích ở trên một trong những yếu tố phức tạp của việc giải quyết khiếu nại nói chung cũng như giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng là việc khiếu nại đông người. Đồng thời, cần hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật trên những phương diện sau:

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu na ̣i

Thứ hai, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước đố i với hoa ̣t động giải quyết khiếu na ̣i

Thứ ba, cần nâng cao ý thứ c pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân về khiếu nại và giải quyết khiếu na ̣i

Thứ tư, cần hoàn thiện cơ chế phối hợp phân công trách nhiệm giữa các cơ quan giải quyết khiếu nại

KẾT LUẬN

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Trong bố i cảnh đất nước ta đã và đang thực hiện mở rộng dân chủ trực tiếp thì quyền khiếu na ̣i càng được Nhà nước khuyến khích thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củ a công dân; đồ ng thời thông qua giải quyết các vu ̣ việc khiếu na ̣i của người dân, Nhà nước cũng thấy được những bất cập, ha ̣n chế trong chủ trương, chính sách, pháp luật để tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hơ ̣p với thực tiễn phát triển củ a đất nước; phát hiện những hành vi vi pha ̣m pháp luật của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ để xử lý, chấn chỉnh ki ̣p thời, từng bước làm trong sa ̣ch bộ máy, phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoa ̣t động quản lý nhà nước.

Khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tu ̣c khiếu nại và giải quyết khiếu na ̣i hành chính đề nghi ̣ chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu na ̣i hành chính xem xét la ̣i các quyết đi ̣nh hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết đi ̣nh kỷ luật cán bộ, công chức khi ho ̣ có căn cứ cho rằ ng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm pha ̣m đến quyền và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp củ a mình. Khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một dạng của khiếu na ̣i hành chính. Theo đó, người có đất bi ̣ thu hồi theo quy đi ̣nh của pháp luật khiếu na ̣i và pháp luật đất đai, đề nghi ̣ chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu na ̣i hành chính xem xét la ̣i quyết đi ̣nh hành chính về

bồ i thường, hỗ trợ và tái đi ̣nh cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc hành vi hành chính củ a cán bộ công chức trong quá trình giải quyết công việc trên lĩnh vực bồ i thường, hỗ trơ ̣ và tái đi ̣nh cư khi ho ̣ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm pha ̣m đến quyền và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp củ a mình. Khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh hải dương (Trang 81 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)