Nội dung pháp luật hiện hành điều chỉnh về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai năm 2013; Luật Thanh tra
năm 2010; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Tố cáo năm 2011; Thông báo kết luận số 130/TB-TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị (Khóa X) công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: “Chương trình hành động Quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn”;
Nghị quyết 30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Theo đó pháp luật điều chỉnh về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm các nhóm quy phạm điều chỉnh là:
Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại là những quan điểm định hướng cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại cần phải nắm rõ khi giải quyết khiếu nại. Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 4 của luật, theo đó thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong những quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 liên quan đến quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng tuân thủ theo quy trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính nói chung, được pháp luật quy định bao gồm quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai với các bước trình tự thủ tục rõ ràng, có thể khái quát thành ba bước là: tiếp nhận đơn khiếu nại, thụ lý đơn khiếu nại và xác minh nội dung đơn khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhằm giúp người khiếu nại thực hiện tốt quyền khiếu nại và giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự tác động của các quyết định thu hồi đất trong đó có nội dung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hoặc các hành vi của các CBCC thực thi công tác này Luật Khiếu nại đã quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại. Đồng thời, bảo đảm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện hiệu quả bảo đảm nguyên tắc giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Thứ tư, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Pháp luật đất đai, pháp luật giải quyết khiếu nại và các ngành luật khác có liên quan quy định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất dựa theo chủ thể ban hành quyết định thu hồi đất. Cụ thể chia thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thành hai trường hợp: Trường hợp khiếu nại quyết định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu và trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu.
Kết luận Chương 1
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Trong bố i cảnh đất nước ta đã và đang thực hiện mở rộng dân chủ trực tiếp thì quyền khiếu na ̣i càng được Nhà nước khuyến khích thực hiện, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củ a công dân; đồ ng thời thông qua giải quyết các vu ̣ việc khiếu na ̣i của người dân, Nhà nước cũng thấy được những bất cập, ha ̣n chế trong chủ trương, chính sách, pháp luật để tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hơ ̣p với thực tiễn phát triển củ a đất nước; phát hiện những hành vi vi pha ̣m pháp luật của cán bộ, công chứ c khi thi hành công vu ̣ để xử lý, chấn chỉnh ki ̣p thời, từng bước làm trong sa ̣ch bộ máy, phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoa ̣t động quản lý nhà nước.
Khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tu ̣c khiếu nại và giải quyết khiếu na ̣i hành chính đề nghi ̣ chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu na ̣i hành chính xem xét la ̣i các quyết đi ̣nh hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết đi ̣nh kỷ luật cán bộ, công chức khi ho ̣ có căn cứ cho rằ ng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm pha ̣m đến quyền và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp củ a mình. Khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một dạng của khiếu na ̣i hành chính. Theo đó, người có đất bi ̣ thu hồi theo quy đi ̣nh của pháp luật khiếu na ̣i và pháp luật đất đai, đề nghi ̣ chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu na ̣i hành chính xem xét la ̣i quyết đi ̣nh hành chính về
bồ i thường, hỗ trợ và tái đi ̣nh cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc hành vi hành chính củ a cán bộ công chức trong quá trình giải quyết công việc trên lĩnh vực bồ i thường, hỗ trơ ̣ và tái đi ̣nh cư khi ho ̣ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm pha ̣m đến quyền và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp củ a mình. Khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một dạng của khiếu na ̣i hành chính do đó bên ca ̣nh những đặc điểm chung, nó có những đặc điểm riêng.
Theo đó pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khiếu kiện đối với quyết định hành chính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hoặc hành vi hành chính của CBCC thực hiện công tác này, nhằm bảo đảm quyền của người khiếu nại, bảo đảm pháp chế XHCN. Nội dung này được pháp luật hiện hành ghi nhận trong các văn bản Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai năm 2013; Luật Thanh tra năm 2010; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Tố cáo năm 2011; Thông báo kết luận số 130/TB-TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị (Khóa X) về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: “Chương trình hành động Quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết 30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể với bốn nội dung như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Thứ tư, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
CHƯƠNG 2