2.1. Nội dung pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại
Nhằm giúp người khiếu nại thực hiện tốt quyền khiếu nại và giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự tác động của các quyết
12 Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011
định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật nói chung và cụ thể là đối với các quyết định thu hồi đất có chứa đựng nội dung bồi thường, cũng như là các hành vi thực hiện công tác bồi thường thu hồi đất của các cá nhân có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ, Luật Khiếu nại năm 201113 đã quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại cũng như quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại như sau:
* Về quyền của người khiếu nại:
Thứ nhất, tự mình khiếu nại, trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại, trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Đây là một trong những quyền rất quan trọng của người khiếu nại. Người khiếu nại có thể tự mình thực hiện quyền khiếu nại hoặc vì lý do nào đó ủy quyền cho người khác thực hiện quyền này.
Thứ hai, nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một trong những quy định mới của Luật Khiếu nại năm 2011 so với trước đây.
Nếu như theo Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây, người khiếu nại chỉ có quyền
“nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại” thì nay ngoài quyền này họ còn được “ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Ngoài ra, để phù hợp với các quy định của Luật trợ giúp pháp lý, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ
13 Điều 12, Điều 14, Điều 15 Luật Khiếu nại năm 2011
giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Những quy định mới này giúp cho người khiếu nại (vốn là bên yếu thế và ít hiểu biết về pháp luật hơn so với một bên là cơ quan nhà nước) bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, người khiếu nại được tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại. Đây cũng là quy định mới so với Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây. Trong trường hợp người khiếu nại vì lý do nào đó không thể tham gia đối thoại thì có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia. Người đại diện hợp pháp này có thể là người được ủy quyền thực hiện việc khiếu nại ngay từ đầu hoặc chỉ được ủy quyền ở giai đoạn tham gia đối thoại.
Thứ tư, được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Quy định mới này rất quan trọng giúp người khiếu nại tiếp cận với các thông tin liên quan đến việc giải quyết khiếu nại. Nếu như trước đây, Luật Khiếu nại, tố cáo chỉ quy định người khiếu nại được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trong thực tiễn, người khiếu nại thường gặp khó khăn khi thực hiện quyền này và thường khó tiếp cận với các thông tin về việc giải quyết khiếu nại. Nay, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định rõ: người khiếu nại được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập. Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp người khiếu nại dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền, tránh được các cản trở từ phía các cơ quan nhà nước.
Thứ năm, yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Tương tự như trên, quy định này cũng tạo điều kiện rất nhiều cho người
khiếu nại trong việc tiếp cận các thông tin, tạo thuận lợi cho việc giải quyết khiếu nại.
Thứ sáu, yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Trong thực tiễn, có những quyết định hành chính đang trong quá trình bị khiếu nại, nếu thi hành ngay có thể sẽ gây hậu quả khó khắc phục. Ví dụ: Quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở ... Do vậy, luật quy định người khiếu nại có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp, đồng thời Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong trường hợp này phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Thứ bảy, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó. Theo đó, người khiếu nại có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho việc khiếu nại của mình là đúng và giải trình để bảo vệ ý kiến của mình.
Thứ tám, nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại. Quyền này của người khiếu nại liên quan đến trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc gửi văn bản thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
Thứ chín, được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm;
được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đây là quyền rất quan trọng của người khiếu nại và đó cũng chính là mục đích của việc khiếu nại.
Căn cứ làm phát sinh khiếu nại xuất phát từ việc người khiếu nại cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vì vậy, khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận việc khiếu nại là đúng thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ phải được khôi phục, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước.
Thứ mười, khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính; người khiếu nại được quyền rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
* Về nghĩa vụ của người khiếu nại:
Thứ nhất, khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết. Việc khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết rất quan trọng bởi cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính chỉ thụ lý giải quyết những vụ việc khiếu nại theo đúng thẩm quyền. Do vậy, để tránh mất thời gian, công sức của chính mình, người khiếu nại cần nghiên cứu các quy định của pháp luật về khiếu nại để biết vụ việc của mình thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào để gửi đơn hoặc đến khiếu nại.
Thứ hai, trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó. Việc thực hiện nghĩa vụ này rất quan trọng bởi nó giúp cho việc giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Người khiếu nại cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu bởi trong trường hợp người khiếu nại nếu cố tình khiếu nại sai sự thật hay lợi dụng việc khiếu nại để xâm phạm lợi ích của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011.
Để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước, về nguyên tắc, các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành kể cả trong trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính đó bị khiếu nại. Tuy nhiên, để tránh trường hợp có những quyết định hành chính bị khiếu nại mà việc thi hành quyết định ấy có thể gây hậu quả nghiêm trọng thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.
Thứ tư, chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Về nguyên tắc, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được thi hành ngay, ngoài các chủ thể khác, người khiếu nại là một trong những đối tượng có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định nói trên, Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định người khiếu nại được thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Quy định này là nhằm bảo đảm sự thống nhất trong việc ghi nhận các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 với các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền và lợi ích của người khiếu nại.
* Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các quyền: Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại; quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011.
Nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu:
Thứ nhất, tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết vụ việc giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc tòa án yêu cầu.
Thứ hai, giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Ngoài ra, người giải quyết khiếu nại lần đầu có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
Người giải quyết khiếu nại có các quyền: Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm cơ sở giải quyết khiếu nại; quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn; triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại; trưng cầu giám định; tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết.
Người giải quyết khiếu nại có các nghĩa vụ: Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết; kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại, tòa án yêu cầu.