Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh hải dương (Trang 69 - 72)

Vấn đề khiếu nại của công dân xuất hiện như một hiện tượng tất yếu củ a xã hội có giai cấp và chung quy nguyên nhân phát sinh khiếu na ̣i là chủ

thể có quyền khiếu nại với ý chí chủ quan của mình cho rằng cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền vận du ̣ng không đúng pháp luật và có hành vi vi phạm pháp luật. Việc khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng là một hiện tượng xã hội tất yếu. Khi người có đất bi ̣ thu hồ i nhận thấy (chủ quan) quyền và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của mình bi ̣ vi pha ̣m hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì họ thực hiện quyền khiếu na ̣i để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó;

đồng thời thực hiện quyền tham gia vào hoa ̣t động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vậy việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cần bảo đảm những yêu cầu cơ bản như sau: (i) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, (ii) nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, (iii) nguyên tắ c dân chủ , (iv) nguyên tắc tôn tro ̣ng sự thật khách quan, (v) nguyên tắc công khai minh bạch. (vi) nguyên tắc giải quyết khiếu nại phải ki ̣p thời, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý, (vii) nguyên tắc kết hợp giữa giải quyết khiếu na ̣i với tuyên truyền, giáo du ̣c, thuyết phu ̣c. Mặt khác, điều quan trọng hơn cả là pháp luật giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi

đất phải đảm bảo quyền khiếu nại được nêu trong quan điểm của Đảng và Nhà nước và thống nhất theo quy định pháp luật các thời kỳ.

Xuất phát từ tư tưởng “dân là gốc”, sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến việc thể chế hóa và thực hiện các quyền tự do, dân chủ ... Trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Chỉ sau một ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra lịch tiếp chuyện đại biểu nhân dân; ngày 23/11/1945 ký Sắc lệnh số 64/SL về Ban Thanh tra đặc biệt đã xác định một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Ban Thanh tra đặc biệt là

“nhận các đơn khiếu nại, tố cáo bằng đơn thư; phải chấp đơn, phải xử kiện cho nhân dân mỗi khi người ta đem tới”.

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta quy định các quyền tự do, dân chủ hoàn toàn của người dân Việt Nam như quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, bình đẳng trước pháp luật ... Cùng với việc ghi nhận với các quyền tự do cơ bản của nhân dân và để bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản đó, Hiến pháp năm 1946 còn quy định việc xây dựng các thiết chế của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc “Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hoà. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam ...”. Việc Hiến pháp năm 1946 ấn định các quyền và tự do cơ bản của công dân, cùng với bộ máy Nhà nước bảo đảm các quyền tự do dân chủ cơ bản đó đã tạo dựng điều kiện tiên quyết và nền tảng cơ bản hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thực tế.

Kế thừa và phát triển tư trưởng dân chủ của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã chính thức ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Đến Hiến pháp năm 1980, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã tiếp tục được củng cố thêm một bước. Điều 73 Hiến pháp năm 1980 xác định: “Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà

nước, tổ chức, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó ... nghiêm cấm việc trả thù người tố cáo”.

Đến Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã tiếp tục được hoàn thiện và có một bước phát triển mới. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”

Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được quy định cụ thể tại Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 (Pháp lệnh số 5- LCT/HDDNN ngày 27/11/1981 của Hội đồng Nhà nước). Ngày 07/5/1991, Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân được ban hành. Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 và được sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo vào các năm 2004 và 2005. Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định rõ “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” và Luật Tố cáo năm 2011 đã quy định rõ “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Như vậy có thể khẳng định rằng, quyền khiếu nại, tố cáo chính là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và đã được cụ thể hóa tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ.

Theo quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyền khiếu nại, tố cáo có liên hệ chặt chẽ với các quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của công dân và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo sẽ là phương tiện để công dân trực tiếp tham gia vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; là một hình thức đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ trực tiếp, một chế định của pháp luật về dân chủ trực tiếp để công dân thông qua đó thiết thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh hải dương (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)