YÊU CẦU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 112 - 117)

CÁC CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN

II. YÊU CẦU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

1. Yêu cầu đổi mới hoạt động chuẩn bị bài giảng

Khâu chuẩn bị giáo án bài giảng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giảng dạy bời lẽ nó thể hiện năng lực xác định mục tiêu, thiết kế nội dung bài giảng, khả năng sắp xếp khối lượng kiến thức cơ bản và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; khả năng xác lập mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của sinh viên, dự kiến các dạng hoạt động mà sinh viên cần phải thực hiện (nghe giảng, thảo luận, làm bài tập, hoạt động nhóm...), khả năng sử dụng các phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, tạo ra và xử lý các tình huống liên quan đến thực tiễn...

của người giảng viên.

Với đặc điểm đào tạo theo tín chì, sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự. Muốn tự học trên lớp có hiệu quả, sinh viên phải tự chuẩn bị bài trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng, vì thế hệ thống danh mục học liệu và nội dung các tài liệu cô đọng, đầy đủ, dễ hiểu mà giảng viên cung cấp cho sinh viên là vô cùng cần thiết. Chuẩn bị bài giảng theo đề cương môn học do bộ môn xây dựng và thông qua là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi giảng viên.

- Yêu cầu đặt ra đối với giáo án:

+ Nội dung bài giảng, đề cương bài giảng phải rõ về mục tiêu, đảm bảo tính thiết thực, hữu ích, và phù hợp với trình độ của sinh viên;

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

+ Bài giảng phải được cấu trúc với thời gian khoa học, hợp lý, tránh tình trạng “ cháy giáo án”;

+ Trong bài giảng, phải đề cập, nhấn mạnh những thông tin quan trọng, thông tin cập nhật;

+ Nội dung bài giảng phải tương ứng với phương pháp mà giảng viên sẽ áp dụng (thuyết trình, socrat, case study, giải quyết vấn đề...).

- Cần khuyến khích và yêu cầu giảng viên dành nhiều thời gian cho hoạt động chuẩn bị bài giảng, vì đây là hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng giảng dạy của giảng viên.

- Một trong những yêu cầu đổi mới hoạt động chuẩn bị bài giảng là phải có quy trình kiểm tra giáo án để đảm bảo rằng tất cả các giảng viên đều chuẩn bị bài giảng theo đúng quy định và tiêu chuẩn chuyên môn.

2. Yêu cầu đổi mới hoạt động lên lớp

2.1. Khi lên lớp, với vai trò nhà giáo, giảng viên phải là người được trang bị 4 nhóm kiến thức/kỹ năng sau:

- Kiến thức sâu về chuyên ngành luật và các môn học mà mình giảng dạy là tiền đề đầu tiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên;

~ Kiến thức về môi trường hoạt động của mình là trường đại học với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu nguồn lực, các chương trình đào tạo... Đây là khối kiến thức nền tảng cho hoạt động dạy học, giúp giảng viên giảng dạy di đúng định hướng và có ý nghĩa xã hội;

- Kiến thức nghiệp vụ về tâm lý, xã hội học, sư phạm để hoạt động dạy học cùa giảng viên phù hợp với đối tượng dạy học là sinh viên;

- Kiến thức và kỹ năng về tin học, ngoại ngữ: giúp cho giảng viên nhanh chóng tiếp cận được thông tin phục vụ giảng dạy, tra cứu tài liệu, lấy bài, lấy tin, trao đổi với sinh viên, thực hiện giao lưu quốc tế...

2.2. Giảng viên muốn có kiến thức chuyên môn phải rèn luyện, cập nhật kiến thức một cách toàn diện để có đủ bản lĩnh thực hiện vai trò chủ đạo của mình với tư cách là chù thể của hoạt động sư phạm nói chung và hoạt động

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

giảng dạy nói riêng. Giảng viên cân có vôn sông, kinh nghiệm xã hội phong phú để tiếp cận và chinh phục sinh viên - những người có nhiều hoài bão nhất.

2.3. Truyền đạt kiến thức là cả một nghệ thuật. Không ít người đã ví giảng viên như là người nghệ sĩ trên bục giảng, chính vì thể giảng viên phải luôn tự làm mới mình về tư duy, về kiến thức, về kỹ năng truyền thụ và sử dụng phương tiện hiện đại dạy học. Nếu giảng viên nào chỉ trung thành với giáo trình môn học thì kiến thức giảng dạy còn chậm hơn cả những truy cập của sinh viên trên mạng. Giảng viên nào luôn tìm cái mới để truyền nhiệt huyết cho bài giảng thì bầu không khí trong lớp học luôn sổng động, việc tiếp thu kiến thức của sinh viên sẽ trở nên nhẹ nhàng, bài giảng sẽ có chất lượng cao.

2.4. Trong hoạt động dạy-học theo học chế tín chỉ, sinh viên đà trở thành trung tâm.

Trong giờ giảng, giảng viên không truyền đạt một chiều, không sử dụng tất cả thời gian trên lớp để giảng giải, giải thích bài học mà dành rất nhiều thời gian cho sinh viên trực tiếp tham gia vào bài giảng. Sinh viên tự phát hiện ra vấn đề bằng nhiều con đường khác nhau. Giảng viên tổng kết đánh giá, kết luận, khẳng định, khái quát lại các vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của từng vấn đề kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy hiện đại như: máy tính xách tay, projecteur, băng hình...

Khồng có cách giảng tích cực chung cho tất cả các môn học và cho tất cả các giảng viên cũng như không có phương pháp tự học chung cho tất cả mọi người, vấn đề cốt lõi là mỗi giảng viên - nhà giáo bằng sự nỗ lực của mình để tìm ra phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả nhất để rèn luyện cho sinh viên của mình không chỉ tiếp nhận các kiến thức có sẵn mà còn biết cách tự học, tự tìm tài liệu, tự khám phá ra những kiến thức mới, để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội, vươn lên phát triển và khẳng định mình.

2.5. Khi lên lớp, giảng viên có thể tiến hành việc thuyết giảng, seminar, hướng dẫn sinh viên làm việc nhóm. Trong bối cảnh thực hiện chương trình đào tạo theo tín chỉ, yêu cầu chung đối với tất cả các hoạt động này là người giảng viên phải thể hiện được khả năng hướng dẫn sinh viên tự học.

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

- Đ ô i v ớ i hoạt đ ộ n g thuyêt g iả n g , g iả n g v iê n cân h ọ c đ ư ợc khả năng

trình bày khái quát bài giảng, với những điểm nhấn vào những nội dung quan trọng, trong thời lượng giảng dạy ngày càng thu hẹp.

- Đối với hoạt động seminar, yêu cầu đặt ra đối với giảng viên là:

+ Chủ động nêu các vấn đề thời sự hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên tham gia thảo luận;

+ Phải khuyến khích, động viên được sinh viên nêu câu hỏi, trình bày quan điểm riêng của mình;

+ Nêu vấn đề để sinh viên suy nghĩ, tranh luận;

+ Có kỹ năng hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên tranh luận với nhau, có định hướng, cuối cùng là tự giải quyết được câu hỏi đặt ra mà không bị áp đặt bởi câu trả lời của giảng viên.

- Giảng viên phải áp dụng được phương pháp giảng dạy phù hợp với loại hoạt động lên lớp của mình; học hỏi được phương pháp giảng dạy tiên tiến (giải quyết vấn đề, case study).

3. Yêu cầu đổi mới hoạt động tư vấn, giúp đỡ sinh viên học tập Đào tạo theo tín chỉ là nhà trường công khai hoá mọi thông tin về đào tạo, đầu các học kỳ, sinh viên đăng ký các học phần, môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình. Để giúp sinh viên lựa chọn các môn học phù hợp và đăng ký được lịch học đúng sức học của mình, nhà trường phải lựa chọn trong đội ngũ giảng dạy những giảng viên có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về chương trình đào tạo của ngành, có tâm huyết nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao làm cố vấn học tập để giúp đỡ sinh viên.

Bên cạnh đó, giảng viên có thể thực hiện công tác tư vấn cho sinh viên về nghề nghiệp, học thuật, tự học, tự nghiên cứu, về lựa chọn các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án.

Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên trong quá trình thực hiện các bài tập cá nhân/tuần, bài tập nhóm/tháng, bài tập lớn/học kỳ, sinh viên sẽ thực sự làm việc để hiểu bài, khắc sâu kiến thức, tạo được thói quen tích cực, chủ

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

động, tự khám phá, biết kiềm chế, biết lắng nghe, biết trình bày trước tập thể về các vấn đề khoa học, xã hội... từ đó trở thành người chủ động, năng động và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu. Như vậy học tập theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức bằng nhiều phương pháp:

tự học, học ở thầy, học ở bạn, học trong tài liệu học tập... Điều này một lần nữa lại khẳng định các hoạt động giảng dạy của người thầy rất quan trọng cần được quan tâm và đổi mới.

Yêu cầu đối với giảng viên trong hoạt động tư vấn, giúp đỡ sinh viên học tập:

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (IT) để tăng cường hoạt động tư vấn cho sinh viên, mở trang web, chat của bộ môn, của cá nhân để sinh viên có điều kiện liên lạc với giảng viên, bộ môn chuyên môn, giúp cả sinh viên lẫn giảng viên tránh lãng phí thời gian gặp gỡ và đi lại.

- Quan tâm đến sự tiến bộ của sinh viên. Có định hướng kịp thời đối với những sinh viên gặp khó khăn trong học tập và tiếp thu kiến thức.

4. Yêu cầu đỗi m ối hoạt đ ộn g giáo dục đạo đ ứ c, ý th ứ c tể chức kỷ luật cho sinh viên

Trong môi trường sư phạm, hoạt động giảng dạy bao gồm cả việc “dạy chữ” lẫn “dạy người”. Đối với sinh viên, việc giáo dục đạo đức không thể thực hiện được bằng hình thức “rao giảng” mà phải bàng tấm gương của chính các thầy cô giáo. Để giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho sinh viên, bản thân người giảng viên phải có tư cách, đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật. Yêu cầu đối với giảng viên là:

- Có tác phong mô phạm giản dị, có phẩm chất cống hiến trong công việc;

- Thực hiện đúng quy chế đào tạo;

- Tuân thủ giờ giấc giảng dạy đúng tiến độ, lịch trình;

- Yêu người và yêu nghề.

5. Yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sin h viên

- Trung thực công bằng, phản ánh đúng năng lực của sinh viên;

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

- Hâu hêt các môn học tô chức thi theo hình thức trắc nghiệm hoặc thi trên máy vi tính.

* Tính khả thi của các yêu cầu đôi mói nêu trên

Các yêu cầu đổi mới nêu trên phải gắn liền với lợi ích của giảng viên, nhà trường và xã hội. Nếu không sẽ không thể thực hiện được bất kỳ cuộc cải cách nào.

Ở Hoa Kỳ, vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, khi thực hiện đổi mới hoạt động giảng dạy, các trường đại học đã sử dụng các tiêu chí đánh giá giảng viên để quyết định chế độ đãi ngộ với giảng viên. Các giảng viên được đánh giá tốt sẽ được hưởng quy chế làm việc lâu dài. Trong khi đó, các giảng viên bình thường chỉ được làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Từ đó tạo ra sự phấn đấu rất lớn đối với giảng viên. Các giảng viên đều phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội - một trường đại học công lập, liệu có thể thực hiện được những đổi mới hay không? Các giảng viên có động lực gì để tự đổi mới mình hay không? Đề tài cần đưa ra các giải pháp thực hiện để việc đổi mởi hoạt động giảng dạy mang tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)