CÁC CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN
II. YÊU CÀU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG
C Á C G IỜ L Ê N LỚ P C Ủ A G I Ả N G V IÊ N L U Ậ T C Ủ A T R Ư Ờ N G Đ Ạ I HỌC
LUẬT HÀ NỘI
Theo chúng tôi, chất lượng các giờ lên lớp phải được hiểu là hiệu quả các giờ lên lớp của giảng viên.
Hiệu quả các giờ lên lớp của giảng viên luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản sau: người dạy, chương trình giảng dạy, người học, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Do đó, khi xác định yêu cầu đặt ra đối với việc đánh giá hiệu quả các giờ lên lớp của giảng viên luật, cần nhấn mạnh các yêu cầu sau:
- Yêu cầu đặt ra đối với người dạy (1)
- Yêu cầu đặt ra đối với chương trình giảng dạy (2) - Yêu cầu đặt ra đối với người học (3)
- Yêu cầu đặt ra đối với cơ sở vật chất phục vụ dạy và học (4) Các yêu cầu nêu trên cũng được xác định từ nhiều góc độ, tùy theo:
- Trình độ của người dạy (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư);
- Người tham gia hoạt động đánh giá (sinh viên; đồng nghiệp, giới chuyên gia; lãnh đạo nhà trường; chính bản thân người dạy);
- Hình thức dạy học (thuyết giảng, seminar hay hướng dẫn sinh viên làm việc nhóm);
- Trình độ của người học (cử nhân, cao học hay tiến sĩ);
- Loại hình đào tạo (chính quy văn bằng 1, chính quy văn bằng 2 hay tại chức).
1. Yêu cầu đặt ra đối với người dạy
1.1. Yêu cầu về nội dung bài giảng: Trình bày những kiến thức cơ bản, cập nhật, hiện đại.
1.2. Yêu cầu về kỹ năng xây dựng bài giảng
Người dạy cần phải có cách thức để xác định tương đối chính xác năng lực của người học để xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ của người học và có định hướng để người học phát triển khả năng của mình.
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
Trong thực tiễn, giảng viên luật của Trường Đại học Luật Hà Nội thường gặp các đối tượng người học có năng lực, trình độ rất đa dạng. Mỗi giảng viên đéu phải vừa giảng cho sinh viên chính quy văn bằng 1, chính quy văn băng 2, vừa phải giảng cho học viên tại chức, cao học. Nếu giảng viên xác định được trình độ của người học thì sẽ xây dựng được bài giảng với chất lượng phù hợp với người học. Nội dung bài giảng ở tầm cao hơn hay thấp hơn trình độ của người học đều ảnh hưởng tới chất lượng của giờ giảng. Trong trường hợp này, chất lượng “phù hợp” nghĩa là chất lượng tốt.
1.3. Yêu cầu về kỹ năng truyền đạt
Thứ nhất: Người dạy phải diễn đạt bài giảng một cách dễ hiểu.
Các kiến thức về pháp luật rất đa dạng, bao gồm: những vấn đề lý luận, học thuyết; các quy định pháp luật thực định; các án lệ;... Có những kiến thức rất trừu tượng, hoặc những kiến thức thể hiện thực tiễn pháp luật cực kỳ phức tạp, đòi hỏi người dạy phải diễn đạt được một cách đom giản, dễ hiểu. Muốn làm được điều này, người dạy phải hiểu vấn đề một cách rất sâu sắc, nắm được thực tiễn.
Yêu cầu này đặt ra đối với mọi đối tượng tham gia đánh giá chất lượng giờ giảng, mọi hình thức dạy học, mọi trình độ và loại hình đào tạo, mọi phương pháp dạy học.
Thứ hai: Có kỹ năng sử dụng thành thạo nhiều phương pháp giảng dạy (thuyết trình, socrates, case study, giải quyết vấn đề, bài tập tình huống,...)
Mỗi hình thức dạy học (giảng lý thuyết, seminar, hướng dẫn sinh viên làm việc nhóm) đòi hỏi giảng viên phải áp dụng kết hợp những phương pháp khác nhau. Kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học là yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy.
Thứ ba: Sử dụng được công nghệ thông tin (IT) phục vụ hoạt động giảng dạy. Đây không phải là yêu cầu số 1 đặt ra đối với người dạy nhưng cũng góp phần làm tăng khả năng truyền đạt bài giảng.
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
1.4. Yêu câu vê khá năng phát triên của người dạy
Thứ nhất: Tiếp thu và xử lý kịp thời những phản hồi từ phía học viên để hoàn thiện chất lượng bài giảng.
Thứ hai: Chất lượng bài giảng phải dựa trên nền tàng các kết quả nghiên cứu khoa học của cá nhân người dạy.
Giàng viên giỏi là người vừa “nói giỏi”, vừa nghiên cứu khoa học giỏi.
Chất lượng bài giảng không chỉ phụ thuộc giọng nói tốt, “khẩu khiếu” hay
“tài ăn nói” của giảng viên. Nếu giảng viên chỉ nói những lời chau chuốt, ngôn từ gây ấn tượng nhưng nội dung “rỗng tuếch” thì chi đáp ứng nhu cầu của học viên trình độ thấp và họ cũng sẽ chóng chán. Hoạt động nghiên cứu khoa học là yêu cầu rất quan trọng đối với người dạy. Giáo sư Roald Hoffman, Trường Comell, Hoa Kỳ, đã diễn đạt mối quan hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học như là một ‘Vũ điệu phức tạp”.(1)
Thứ ba: Người dạy có khả năng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nhanh chóng.
Hiệu quà của bài giảng cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dạy.
Giảng viên “có kinh nghiệm” không có nghĩa là giảng viên lớn tuổi hay giảng viên đã giảng dạy nhiều năm. Kinh nghiệm của người dạy có thể được tích lũy nhanh chóng, nếu người dạy rất tích cực trong hoạt động giảng dạy, tham gia giảng dạy nhiều đối tượng học viên với nhiều chương trình giảng dạy.
Những giảng viên có kinh nghiệm sẽ có khả năng nắm bắt nhu cầu của người học, từ đó điều chỉnh nội dung bài giảng, phương pháp truyền đạt sao cho phù hợp với đòi hỏi của người học.
2. Yêu cầu đặt ra đổi vói chương trình giảng dạy
- Chương trình giảng dạy, đề cương môn học phải phù hợp với trình độ ng;ười học.
về yêu cầu này, chương trình giảng dạy đối với học viên tại chức được xây dựng ở mức độ đơn giản nhất. Tiếp đến là đối tượng sinh viên hệ chính quy văn bằng 1, văn bằng 2, cao học.
(1). Nguồn: http//www.clt.cornell.edu, Corneỉỉ University Teaching Evaluation Handbook.
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
- Chương trình giảng dạy cơ bản, cập nhật, hiện đại.
- Hệ thống học liệu phong phú.
3. Yêu cầu đặt ra đối với ngưòi học
- Sau mỗi giờ giảng của giảng viên, người học phải có kết quả học tập tốt.
- Thái độ của người học đối với bài giảng/môn học: hào hứng, thích thú, say mê bài giảng/môn học.
4. Yêu cầu đăt ra đối với cơ sở vât chất phuc vu day và hoc• • r • • • • / •
- Dễ dàng tiếp cận học liệu (giáo trình, tài liệu tham khảo).
- Có thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
- Phòng học tốt.