II. CÁC HOẠT ĐỘNG NCKH TẬP THÊ THÔNG DỤNG CỬA GIẢNG VIÊN
Để thống nhất việc đưa ra yêu cầu và xác định tiêu chí đánh giá hoạt
*
động NCKH của giảng viên, trước hết, cần phải xác định các hoạt động NCKH cụ thể của giảng viên, dưới những góc độ khác nhau.
Nếu căn cứ vào hình thức biểu hiện, hoạt động NCKH tập thể của giảng viên thường được biểu hiện bằng bốn hình thức:
- Tổ chức các hoạt động NCKH tập thể (chủ biên sách, chủ nhiệm đề tài, thiết kể chương trình và tổ chức hội thảo khoa học, thiết kế và tổ chức viết các số tạp chí chuyên đề...);
- Giúp việc cho người tổ chức nghiên cứu (thư ký, phó chủ nhiệm đề tài);
- Tham gia các công trình NCKH tập thể (cộng tác viên.. hoặc - Hợp tác nghiên cứu (đồng tác giả).
Đối với các công trình tương đổi lớn, có nhiều người tham gia (ví dụ một đề tài khoa học) thì vai trò của mỗi người thường được xác định là người tổ chức, giúp việc cho người tổ chức hay các cộng tác viên tham gia nghiên cứu.
Vai trò, vị trí của các đổi tượng này trong quá trình NCKH tập thể khác nhau nên yêu cầu và tiêu chí đánh giá các hoạt động của họ cũng phải khác nhau.
Nếu giảng viên thực hiện cách thức NCKH tập thể với vị trí là người tổ chức nghiên cứu thì công việc của họ thường khó hơn so với NCKH cá nhân và so với vị trí của người tham gia do họ phải phát hiện đề tài, thiết kế chương trình và kế hoạch nghiên cứu, tìm cộng tác viên có chất lượng, tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, thẩm định sơ bộ và tổng hợp kết quả nghiên cứu, chịu trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí... Như vậy, họ là người giữ vai trò quyết định đối với quá trình nghiên cứu, đối với chất lượng hoạt động nghiên cứu nên yêu cầu và tiêu chí đánh giá hoạt động của họ phải khác hẳn đối với các chủ thể khác và đây là chủ thể đặc trưng nhất của NCKH tập thể.
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
Nếu giảng viên tham gia NCKH tập thể với tư cách là người giúp việc cho người tô chức thì mức độ tham gia hoạt động N C K H của họ phụ thuộc vào sự phân công của giảng viên tổ chức nghiên cứu đề tài. Đối tượng này không thông dụng, chỉ xuất hiện trong các chương trình, đề tài NCKH. Trên bình diện chung nhất, phó chủ nhiệm, thư ký đề tài không chỉ giúp chủ nhiệm về các công việc có tính sự vụ, thủ tục mà có thể tham gia cả công tác tổ chức nghiên cứu, công tác chuyên môn trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài.
Vì vậy, ở những cấp độ nhất định, cũng nên đánh giá chất lượng của hoạt động này như đổi với một công việc của người NCKH, như một thành tích NCKH của giảng viên. Tuy nhiên, xác định yêu càu cụ thể đối với hoạt động của đối tượng này chủ yếu là việc của người tổ chức nghiên cứu, trên cơ sở các yêu cầu đối với người tổ chức nghiên cứu. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi không có mục riêng đề cập đến yêu cầu đối với người giúp việc cho người tổ chức nghiên cứu.
Nếu giảng viên chỉ tham gia NCKH tập thể với tư cách là cộng tác viên, người được đặt bài viết theo sự phát kiến và thiết kế của người khác (là chủ trì) thì hoạt động của họ khác hẳn hoạt động của người tổ chức. Tuy yêu cầu đối với hoạt động này có những khác biệt so với yêu cầu đối với hoạt động NCKH cá nhân nhưng tính chất công việc của họ rất gần gũi với tính chất công việc của cá nhân NCKH. Mức độ đầu tư cho công việc này cũng tương đương với việc viết các bài báo khoa học cá nhân. Một chuyên đề trong một đề tài NCKH tập thể, trong nhiều trường hợp, có thể chuyển đổi thành một bài báo khoa học cá nhân độc lập. Do vậy, đây vừa là chủ thể đặc trưng của hình thức NCKH tập thể, vừa giúp cho hoạt động NCKH tập thể và NCKH cá nhân có thể được đánh giá trong một khung thống nhất.
Nếu hai người cùng tham gia nghiên cứu, là đồng tác giả một công trình, ví dụ: cùng viết chung một bài báo khoa học, một cuốn sách tham khảo... thì thường không cần xác định vai trò của mỗi người là người tổ chức hay người tham gia nghiên cứu. Trong trường hợp này, họ là đồng tác giả của công trình
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
chung, là những người hợp tác nghiên cứu. Do tính tập thể ở trường hợp này rất đơn giản, có thể quy về các NCKH cá nhân nên trong bài viết này, chúng tôi không đề cập yêu cầu và tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH của họ.
Nếu căn cứ vào mục đích hướng tới của hoạt động NCKH tập thể của giáng viên1 thì có thể chia hoạt động này thành các loại: viết sách, nghiên cứu các đề tài khoa học, tổ chức và tham gia viết các tham luận hội thảo khoa học, tổ chức và viết các bài báo khoa học cho các số tạp chí chuyên đề... (Tuy nhiên, một sổ trong các sản phẩm nêu trên vẫn có thể là kết quả của việc NCKH cá nhân). Cụ thể, các mục đích nghiên cứu NCKH tập thể có thể là:
Viết sách chuyên môn, bao gồm(2):
Sách chuyên khảo: Là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề, được sử dụng để dạy đại học, sau đại học;
Giáo trình: Là sách đã được một cơ sở giáo dục đại học, sau đại học duyệt làm tài liệu chính thức trong giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên, có nội dung phù hợp với chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo quy định;
Sách tham khảo: Là sách có nội dung để tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập cho một phần nội dung chương trình đào tạo đại học, sau đại học (do Bộ giáo dục và đào tạo quy định);
Sách hướng dẫn: Là sách sử dụng trong thực hành, giải bài tập tình huống của giảng viên và sinh viên, (gồm cả từ điển chuyên ngành).
Nghiên cứu chương trình, đề tài khoa học: Đó là các chương trình, đề tài ngiiên cứu các cấp, có quyết định giao hoặc có hợp đồng chính thức giữa cơ quan có thẩm quyền với chủ nhiệm đề tài và có biên bản nghiệm thu, đánh giá của hội đồng theo quy định chung. Các cấp độ của đề tài khoa học thường bao gồm: cấp cơ sở (cấp trường), cấp bộ và cấp nhà nước.
Tô chức và tham gia hội thảo khoa học: Các hội thảo khoa học được coi
(1). rham khảo Điều 8 Quyết định 64/2008/Q Đ cúa Bộ giáo dục và đào tạo ngày 28/11/2008 về chế độ làm việc cũa giàng viên.
(2). rham khảo Tài liệu tập huấn công tác xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư của Bộ giáo dục và đào:ạo tháng 6/2006.
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
là một công trình NCKH tập thể khi nó được in thành kỷ yếu; có thể bao gồm các hội thảo cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp bộ ngành, cấp trường và cấp khoa.
Như vậy, các hội thảo khoa học không in kỷ yếu lưu trữ thì không được tính điểm trong đánh giá.
Viết các tạp chí chuyên đề: Các tạp chí chuyên đề có thể được xem là một công trình NCKH tập thể nếu đó là số tạp chí có chủ đề về một nội dung chuyên sâu nào đó, có sự tổ chức nghiên cứu của một nhóm tác giả có liên quan đến nhau về chuyên môn, tổ chức hoặc cùng quan tâm đến chuyên đề đó.
Với các mục đích nghiên cứu và hình thức thể hiện đa dạng của các sản phẩm NCKH tập thể nêu trên, mỗi mục đích nghiên cứu, mỗi loại sản phẩm nghiên cứu (ví dụ hội thảo khoa học) còn được phân ra những cấp độ khác nhau (ví dụ hội thảo cấp quốc gia, cấp ngành, cấp trường, cấp khoa...).
Những yếu tố đó cũng phản ánh mức độ và chất lượng khác nhau của hoạt động NCKH tập thể của giảng viên tổ chức và tham gia.