Bắt đầu từ việc thống nhất nội hàm các khái niệm sử dụng, chúng tôi cho rằng:
Nghiên cím khoa học là quá trình xem xét, tìm hiểu để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hoặc rút ra những hiểu biết mới về hệ thống các tri thức đã được tích luỹ, những quy luật khách quan của đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy... nhàm giúp cho con người có khả năng làm chủ tri thức, cải tạo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghiên cứu khoa học pháp lý là quá trình x e m x ét, tìm hiểu để nắm vững, giải quyết các vấn đề có tính pháp lý của đời sống xã hội hoặc rút ra những hiểu biết mới về hệ thống tri thức pháp lý đã được tích luỹ, hệ thống các quy luật khách quan của đời sống xã hội có ảnh hưởng đến việc điều
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
chỉnh và áp dụng pháp luật... nhàm giúp cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, hoạt động quản lý xã hội bàng pháp luật của nhà nước và công tác giảng dạy của nhà trường ngày càng hiệu quả hơn.
Nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội là tổng hợp các hoạt động NCKH pháp lý (nói trên) và hoạt động NCKH khác (khoa học giáo dục, tâm lý, lý luận chính trị...) nhằm đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức giảng dạy và phục vụ xã hội của Trường đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật thực định, nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và thực thi pháp luật.
Có nhiều cách để phân loại hoạt động NCKH của giảng viên. Nếu căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia nghiên cứu một công trình khoa học thì có thể phân thành NCKH cá nhân và NCKH tập thể.
Hoạt động nghiên cứu khoa học có tính tập thê của giảng viên là hoạt động nghiên cứu khoa học do giảng viên của Trường tham gia với nhiều nhà nghiên cứu khác ở trong và ngoài Trường với tư cách là người tổ chức nghiên cứu hoặc là người tham gia nghiên cứu.
Như vậy, về lực lượng, NCKH tập thể phải có nhiều người cùng chung sức, với những vai trò khác nhau (tổ chức hay tham gia) để hoàn thiện một công trình tương đổi lớn, theo yêu càu của nhiệm vụ nghiên cứu, với những phần việc khác nhau hoặc dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, trong điều kiện cho phép về kinh phí và thời gian. Những người cùng nghiên cứu này thường có quan hệ gắn bó về chuyên môn, về tổ chức và/hoặc về mục đích nghiên cứu đề tài.
Bản chất của việc NCKH tập thể khác với NCKH cá nhân ở điểm: có sự tổ chức và phối hợp của nhiều người. Trong nhóm nghiên cứu, mỗi người tham gia với những vai trò và vị trí khác nhau, ở những góc độ khác nhau, có sự tổ chức, họp tác và thẩm định nội bộ... để đạt được kết quả chung tốt nhất.
Song, trong quan hệ với người đánh giá sản phẩm thì cả nhóm là một bên chủ thể thống nhất: người có sản phẩm chung đang được đánh giá, trong đó, người
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
tổ chức nghiên cứu (chủ biên giáo trình, chủ nhiệm đề tài...) là người đại diện, người chịu trách nhiệm chính.
Chất lượng hoạt động nghiên cícu khoa học tập thể của giảng viên là giá trị, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học tập thể đó. Nó làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học tập thể của giảng viên trở thành có ích lợi, có tác dụng, có ý nghĩa, có giá trị... đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn trong giảng dạy và học tập tại Trường cũng như trong công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, phục vụ cộng đồng... Vì vậy, các hoạt động NCKH của giảng viên nói chung và NCKH tập thể của giảng viên, nói riêng, phải tạo ra được những kết quả nhất định.
Yêu cầu đổi với chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học là những vấn đề chung, cần thiết, được xác định trước để hoạt động NCKH của giảng viên phải hướng tới, phải thực hiện nhàm đảm bảo chất lượng công trình nghiên cứu. Như vậy, do tính chất của hình thức NCKH tập thể, các yêu cầu này phải bao gồm hai loại: yêu cầu đối với người nghiên cứu và yêu cầu đối với công trình nghiên cứu.
Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học tập thể là những tính chất, dấu hiệu ờ những phương diện khác nhau, mức độ khác nhau... làm căn cứ để đo lường mức độ đạt được về chất lượng hoạt động NCKH tập thể, trên cơ sở đó, xếp loại (hoặc xác định tương quan) chất lượng hoạt động NCKH của người giảng viên.
Như vậy, yêu cầu và tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH luôn có mối liên hệ với nhau. Thông thường, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động thường được quy định cụ thể từ những yêu cầu chung đối với hoạt động đó;
không nên xác định những tiêu chí để đánh giá những vấn đề không đặt ra trong yêu cầu. Khi đánh giá, cần phải đánh giá toàn diện xem đối tượng được đánh giá có thực hiện các yêu cầu đặt ra không, mức độ thực hiện, đáp ứng từng vêu cầu đến đâu... Ngược lại, các yêu cầu cần được xác định khái quát ở nhiều phương diện để người nghiên cứu hướng các hoạt động và kết quả
.d ocu -tra c .d ocu -tra c
nghiên cứu của mình đến việc đáp ứng các yêu cầu đó. Trên cơ sở đó mà đảm bảo chất lượng hoạt động NCKH.
Việc đánh giá chất lượng hoạt động NCKH phụ thuộc rất lớn vào kết quả đạt được của nó. Trong NCKH tập thể, việc mỗi cá nhân thực hiện tốt các yêu cầu đối với công việc cụ thể của mình cũng đều nhằm mục đích tạo ra kết quả nghiên cứu chung tốt nhất. Mặc dù mỗi đối tượng tham gia quá trình NCKH tập thể có thể có những yêu cầu riêng, phụ thuộc vào vị trí của họ nhưng nếu đánh giá hoạt động NCKH tập thể theo các tiêu chí riêng đối với từng đối tượng thì không họp lý vì cả nhóm nghiên cứu phải theo một kế hoạch chung, tạo ra một kết quả chung thống nhất, “như một đội bóng”.
Việc đánh giá chất lượng hoạt động của người tổ chức hay người tham gia NCKH tập thể (có thực hiện đúng các yêu cầu đối với họ hay không) không phải nhằm mục đích đánh giá quá trình làm việc của họ mà người được đánh giá phải thể hiện qua kết quả nghiên cứu và người đánh giá phải đo lường chất lượng các kết quả nghiên cứu đó.
Mặt khác, khó có thể kết luận hoạt động NCKH tập thể có chất lượng khi nó không hoặc chưa tạo ra sản phẩm nghiên cứu, cũng không thể đánh giá hoạt động nghiên cứu có chất lượng tốt khi kết quả nghiên cứu không tốt. Do tính chất tập thể của việc NCKH nên cũng không thể đánh giá chất lượng hoạt động của từng cá nhân khi công trình nghiên cứu tập thể chưa được đánh giá.
Vì vậy, đánh giá chất lượng hoạt động NCKH tập thể của giảng viên có nghĩa là đánh giá giá trị chung của quá trình NCKH tập thể, thể hiện thông qua việc đánh giá chất lượng của kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở các thành tích NCKH tập thể (và NCKH cá nhân) đạt được, có thể đánh giá tổng họp chất lượng hoạt động NCKH của mỗi giảng viên. Vì vậy, tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động NCKH tập thể của giảng viên (trong nghiên cứu này) sẽ được thiết lập theo hai bước:
- Đánh giá chất lượng kết quả hoạt động NCKH tập thể (chất lượng công trình nghiên cứu) để xác định thành tích NCKH cho các cá nhân tham gia; và
.d ocu -tra c .d ocu -tra c