PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2. Các ch ỉ tiêu cần nghiêncứu khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.6. Chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của Công ty
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) Công thức: Htq = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Khả năng thanh toán tổng quát chính là chỉ số giữa các khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà quản trị rất quan tâm rằng doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn hay không.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phán ánh năng lực tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Nó cho biết 1 đồng đi vay của doanh nghiệp sẽ được bao nhiều đồng tài sản đảm bảo.
Trong đó:
+ Nếu Htq ≥ 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng và thừa khả năng thanh toán, khi đó tình hình của doanh nghiệp có tác động tốt và tích cực hơn. Nhưng nếu Htq ≥ 1 quá nhiều thì được xem là không tốt vì chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.
+ Nếu Htq < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này mà càng nhỏ thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản ngay, VCSH bị mất toàn bộ, giá trị tổng tài sản không đủ trả nợ.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
• Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht)
Công thức: Hht = 𝑇𝑆𝐿Đ 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Ý nghĩa: Khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn.
Trong đó:
+ Nếu Hht = 2 là hợp lý nhất vì như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh.
+ Nếu Hht < 2 chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp kém.
Nếu hệ số này Hht < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán dược hết các khản nợ đến hạn, đồng thời mất uy tín với các chủ nợ, lại vừa không có tài sản để dự trữ kinh doanh.
+ Nếu Hht > 2, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dư thừa. Nếu hệ số này Hht > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ động, hiệu quả kinh doanh là không tốt.
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hn)
Công thức: Hn= 𝑇𝑆𝐿Đ 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝐻𝑇𝐾 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Hoặc là Hn= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp không dựa vào việc kinh doanh.
Trong đó:
+ Nếu Hn = 1, chứng tỏ tỷ lệ này là hợp lý nhất vì doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán vừa có nhiều cơ hội do khả năng thanh toán đem lại.
+ Nếu Hn > 1, chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của công ty không tốt do tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
+ Nếu Hn < 1, chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của công ty gặp nhiều khó khan
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
• Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Hlv)
Công thức: Hlv= 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝐿ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đảm bảo vốn kinh doanh của đơn vị thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nguồn để trả nợ là lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi chí bán hàng.
• Khả năng thanh toán nợ dài hạn (Hndh)
Công thức: Hndh= 𝑇𝑆𝐶Đ 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
Ý nghĩa: Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian giới hạn 1 năm. Doanh nghiệp đi vay để đầu tư vào TSCĐ. Nguồn để trả nợ dài hạn chính là tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp.
Trong đó:
+ Nếu Hndh= 1 hoặc Hndh > 1, thì chứng tỏ khi đó các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng giá trị thuần của TSDH.
+ Nếu Hndh< 1, thì chứng tỏ doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động vốn để chuẩn bị thanh toán nợ gốc tiền vay đến hạn thanh toán như vay khác, lấy từ lợi nhuận sau thuế, cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn không tốt của doanh nghiệp.
1.2.6.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và cơ cấu tài chính
• Số vòng quay các khoản phải thu
Công thức: Số vòng quay các khoản phải thu = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢ầ𝑛 Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng và số dư bình quân các khoản phải thu.
• Số vòng quay hàng tồn kho (HTK)
Công thức: Số vòng quay hàng tồn kho = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝐻𝑇𝐾 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢ầ𝑛
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Đây là hệ số phản ánh năng lực quản lý HTK là tốt hay xấu qua các năm. Công tác quản lý HTK là một bước vô vùng quan trọng, nếu hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của HTK là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng HTK thấp. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà mức độ HTK cao hay thấp sẽ tương ứng là xấu hay tốt.
• Kỳ thu tiền bình quân (DOS)
Công thức: Kỳ thu tiền bình quân = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 Trong đó: Số ngày trong kỳ là 360 ngày.
Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh doanh nghiệp ít bị chiếm dụng và ngược lại. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét vào các chính sách của doanh nghiệp.
• Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Công thức: Số ngày dữ trữ hàng tồn kho = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Trong đó: Số ngày trong kỳ là 360 ngày.
Số vòng quay HTK cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu giữ. Sự tăng lên của HTK của công ty có thể cho thấy tiêu thụ của công ty giảm hay mức độ dự trữ HTK tăng lên, từ đó xác định mức độ cũng như xử lý kịp thời.
• Hệ số nợ so với VCSH
Công thức: Hệ số nợ so với VCSH = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Hệ số nợ trên VCSH giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có đủ nguồn lực để chi trả cho các hoạt động của mình.
Ý nghĩa: Nó cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản tài trợ bằng VCSH thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng NPT.
Trong đó:
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
+ Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại tài sản của doanh nghiệp xuất phát từ nguồn VCSH.
+ Nếu hệ số này càng nhỏ cho thấy NPT chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính.
Hệ số này càng lớn càng cho thấy khả năng gặp khó khăn trong việc giải quyết các khoản nợ hay phá sản càng lớn.
• Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn
Công thức: Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì có mấy đồng nợ phải trả.
• Tỷ suất tự tài trợ
Công thức: Tỷ suất tự tài trợ = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Ý nghĩa: Tỷ suất này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Trong đó:
+ Nếu tỷ suất tự tài trợ càng cao thì tỷ suất nợ càng thấp, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc với các chủ nợ. Hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.
+ Nếu tỷ suất tự tài trợ càng nhỏ thì khả năng đảm bảo tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về mặt tài chính càng giảm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế