PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.6. Phân tích tình hình tài chính c ủa Công ty
2.2.6.2. Các ch ỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và cơ cấu tài chính
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và cơ cấu tài chính của Công ty giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm
2016
So sánh
2015/2014 2016/2015 2016/2014
+/- % +/- % +/- %
1. Hệ số vòng quay các khoản
phải thu Vòng 0.40 2.57 1.82 2.17
542.30 - 0.74 - 28.98 1.42
356.15
2. Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 452.56 4.39 2.12 -
448.17 - 99.03 - 2.27 -51.65 -
450.44 - 99.53
3. Kỳ thu tiền bình quân Ngày/Vòng 899.86 81.98 169.56 -
817.88 - 90.89 87.59
106.84
-
730.30 - 81.16
4. Số ngày dự trữ hàng tồn kho Ngày/Vòng 0.80 81.98 169.56 81.18
10,205.40 87.59
106.84
168.77
21,215.96
5. Hệ số nợ so với VCSH Lần 0.61 0.55 0.23 - 0.06 - 9.24 - 0.32 -57.75 - 0.38 - 61.65 6. Hệ số nợ so với tổng TS Lần 0.38 0.36 0.19 - 0.02 - 5.94 - 0.17 - 46.78 - 0.19 - 49.94
7. Tỷ suất tự tài trợ Lần 0.62 0.64 0.81 0.02
3.63
0.17
25.96
0.19
30.53
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Hệ số vòng quay các khoản phải thu
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hệ số vòng quay các khoản phải thu biến động tăng giảm qua 3 năm, một phần do doanh thu thuần và các khoản phải thu tăng giảm qua mỗi năm. Cụ thể là:
Năm 2014, hệ số vòng quay là 0.40 vòng có nghĩa là bình quân cứ 1 triệu đồng khoản phải thu thì thu được 0.40 triệu đồng doanh thu. Năm 2015, hệ số vòng quay là 2.57 vòng có nghĩa là bình quân cứ 1 triệu đồng khoản phải thu thì thu được 2.57 triệu đồng doanh thu. Hệ số vòng quay năm 20105 so với năm 2014 tăng 2.17 vòng tương ứng tăng 542.30%. Năm 2016, hệ số vòng quay là 1.82 vòng có nghĩa là bình quân cứ 1 triệu đồng khoản phải thu thì thu được 1.82 triệu đồng doanh thu. Năm 2016 so với năm 2015 hệ số vòng quay này giảm 0.74 vòng tương ứng giảm 28.98%. Hệ số vòng quay khoản phải thu giảm cho thấy tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp giảm, đây là một biểu hiện không tốt. Năm 2016 so với năm 2014 hệ số này tăng 1.42 vòng tương ứng tăng 356.15%.
- Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là hệ số phản ánh năng lực quản lý HTK là tốt hay xấu qua các năm. Công tác quản lý HTK là một bước vô vùng quan trọng, nếu hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của HTK là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng HTK thấp. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà mức độ HTK cao hay thấp sẽ tương ứng là xấu hay tốt.
Năm 2014, số vòng quay HTK là 452.56 vòng, đến năm 2015 giảm xuống còn 4.39 vòng hay giảm 448.17 vòng tương ứng giảm 99.03% so với năm 2014. Đến năm 2016, số vòng quay HTK là 2.12 vòng. Năm 2016 so với năm 2015 hệ số này giảm 2.27 vòng tương ứng giảm 51.65%. Năm 2016 so với năm 2014, số vòng quay HTK giảm 450.44 vòng tương ứng giảm 99.53%.
Điều này cho thấy thời gian lưu trữ HTK của doanh nghiệp giảm dần qua 3 năm cho thấy một biểu hiện tốt khi HTK cần ít thời gian hơn để quay một vòng. Ta có thể thấy số vòng quay HTK tăng và số ngày một vòng quay giảm chứng tỏ HTK của doanh nghiệp được chu chuyển liên tục trong suốt quá trình kinh doanh.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Kỳ thu tiền bình quân: Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
Năm 2014, kỳ thu tiền bình quân là 899.86 ngày/vòng có nghĩa là doanh nghiệp mất đến 899.86 ngày thu hồi vốn. Đến năm 2015 kỳ thu tiền bình quân là 81.98 ngày/vòng. Năm 2015 so với năm 2014 chỉ tiêu này giảm 817.88 ngày/vòng tương ứng với giảm 90.89 %. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ thời gian và khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp có biểu hiện tốt, doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa. Đến năm 2016 kỳ thu tiền bình quân là 169.56 ngày/vòng, tăng so với năm 2015 là 87.59 ngày/vòng tương ứng với tăng 106.84%. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn chậm, khả năng bị chiếm dụng vốn nhiều, mất rất nhiều ngày cho một vòng quay các khoản phải thu. Công ty cần chú ý về chỉ tiêu này nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu tư kinh doanh. Năm 2016 so với năm 2014 giảm 730.30 ngày/vòng tương ứng với giảm 81.16%.
- Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Năm 2014, số ngày dữ trữ HTK là 0.80 ngày, đến năm 2015 tăng lên 81.98 ngày tăng so với năm 2014 là 81.18 ngày tương ứng với tăng 10,205.40%. Do số vòng quay HTK giảm 99.03 vòng nên số ngày dự trữ mất nhiều thời gian hơn. Năm 2016 so với năm 2014 số ngày dự trữ tăng lên 168.77 ngày tương ứng với tăng 21,215.96%.
Năm 2016 so với năm 2015, số ngày dự trữ HTK tăng 87.59 ngày tương ứng tăng 106.84%. Nguyên nhân do số vòng quay HTK giảm. Điều đó chứng tỏ rằng số lượng sản phẩm được bán ra ngày một ít, hàng bị ứ đọng. Đây là dấu hiệu xấu của Công ty, một phần làm giảm doanh thu và lợi nhuận.
- Hệ số nợ so với VCSH: Chỉ tiêu này phản ánh tính cân bằng giữa nợ vay và VCSH, thể hiện cơ cấu tài chính của Công ty. Nhìn chung hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy NPT chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính.
Năm 2014 hệ số nợ này là 0.61 lần, đến năm 2015 là 0.55 lần giảm 0.06 lần so với năm 2014 tương ứng giảm 9.24%. Năm 2016 hệ số này là 0.23 lần, năm 2016 so với năm 2015, hệ số này giảm 0.32 lần tương ứng giảm 57.75%. Năm 2016 so với năm 2014, hệ số này giảm 0.38 lần tương ứng với giảm 61.65%.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
- Hệ số nợ so với tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Qua 3 năm, ta thấy răng hệ số nợ của Công ty giảm, cho thấy Công ty có khả năng tự chủ tài chính khá tốt. Cụ thể là:
Năm 2014 hệ số nợ là 0.38 lần. Năm 2015 hệ số nợ là 0.36 lần, năm 2015 so với năm 2014 hệ số này giảm 0.02 lần tương ứng giảm 5.94%. Sang đến năm 2016 hệ số nợ là 0.19; năm 2016 so với năm 2015 hệ số này giảm 0.17 lần tức là giảm 46.78%;
năm 2016 so với năm 2014 giảm 0.19 lần tương ứng giảm 49.94%. Nếu hệ số tăng Công ty mức độ độc lập tài chính thấp, doanh nghiệp ít có cơ hội để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ so với tài sản cao. Đây được xem là dấu hiệu tốt của Công ty vì hệ số này có xu hướng giảm qua 3 năm. Như vậy Công ty cần sử dụng một cách có hiệu quả và tránh gây nặng nợ.
- Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ qua 3 năm có xu hướng tăng lên, cụ thể là: Năm 2014, tỷ suất tự tài trợ là 0.62 lần, có nghĩa là cứ 1 triệu đồng vốn hoạt động có 0.62 triệu đồng VCSH. Năm 2015, tỷ suất tự tài trợ là 0.64 lần, có nghĩa là cứ 1 triệu đồng vốn hoạt động có 0.64 triệu đồng VCSH. Năm 2015 so với năm 2014 chỉ tiêu này tăng 0.02 lần tương ứng tăng 3.63%. Năm 2016, chỉ tiêu này là 0.81 lần có nghĩa là cứ 1 triệu đồng vốn hoạt động có 0.81 triệu đồng VCSH. Năm 2016 so với năm 2015 chỉ tiêu này tăng 0.17 lần tương ứng tăng 25.96%. năm 2016 so với năm 2014 tỷ suất tài trợ tăng 0.19 lần tương ứng tăng 30.53%.
Nếu tỷ suất tự tài trợ càng cao thì tỷ suất nợ càng thấp, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc với các chủ nợ. Hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ suất tự tài trợ càng nhỏ thì khả năng đảm bảo tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về mặt tài chính càng giảm. Như vậy ta thấy, tỷ suất mặc dù tăng nhưng còn thấp nên Công ty cần sử dụng nhiều vốn đi vay.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế