Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận diện gian lận báo cáo tài chính bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết ở việt nam (Trang 63 - 66)

Thực tế hiện nay, hành vi gian lận thường rất khó bị phát hiện bởi các hành vi này luôn được che giấu. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu chúng ta có thể phát hiện ra chúng thông qua các dấu hiệu của ba yếu tố: Động cơ/ Áp lực; Cơ hội;Thái độ.

4.6.1 Động cơ/ Áp lực

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự biến động bất thường của suất sinh lời trên tài sản và đòn bẩy tài chính là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sự bất ổn này dẫn đến áp lực từ bên ngoài hay nói cách khác là sự kỳ vọng của bên thứ ba dẫn đến gian lận báo cáo tài chính. Vì vậy, người sử dụng báo cáo tài chính cần chú ý đến sự biến động mức độ sinh lời trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính qua các năm, từ đó so với số bình quân của ngành. Điều 117 (điều a, khoản 2) Luật doanh nghiệp, được quốc hội (2005) ban hành, quy định thành viên Ban quản trị doanh nghiệp được trả thù lao công việc và tiền thưởng dựa trên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp thường có xu hướng điều chỉnh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhằm cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là luôn ổn định, lợi nhuận luôn vượt chỉ tiêu đề ra và khi đó họ sẽ nhận được mức thù lao cũng như mức tiền thưởng cao (DeFond & Jibambalvo, 1991; DeAngelo & cộng sự, 1994; Summers & Sweeney, 1998).

Trong nghiên cứu này, ta thấy mức độ sinh lời trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính tỷ lệ nghịch với mức độ gian lận báo cáo tài chính. Điều này cho thấy, suất sinh lời trên tài sản và đòn bẩy tài chính là một trong những yếu tố quan trọng giải thích hành vi gian lận trên báo cáo tài chính. Do đó, để hạn chế cũng như ngăn chặn hành vi gian lận báo cáo tài chính này, các doanh nghiệp cần gia tăng hiệu quả giám sát, xây dựng cơ chế lương thưởng, thù lao cho ban lãnh đạo một cách hợp lý.

4.6.2 Cơ hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khoản phải thu tác động cùng chiều với hành vi gian lận báo cáo tài chính và kết quả này đúng với kỳ vọng ban đầu được xây dựng, mức độ gian lận báo cáo tài chính càng cao khi khoản phải thu càng nhiều. Điều này cho thấy, để đáp ứng mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp thường chi phối các khoản

Trang 54 phải thu một cách chủ quan nhằm tác động đến báo cáo tài chính (Summer & cộng sự, 1998; Loebbecke & cộng sự, 1989). Thêm vào đó, nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn các doanh nghiệp thường có xu hướng đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.

Rủi ro được thể hiện thông qua việc bán chịu hàng hóa (giao hàng trước, nhận tiền sau) và các khoản phải thu này rất có thể trở thành các khoản phải thu khó đòi, ngược lại nếu không bán chịu hàng hóa các doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng hay nói cách khác là mất đi lợi nhuận. Thông thường, các khoản phải thu khó đòi xẩy ra chủ yếu là do doanh nghiệp chủ quan trong việc lựa chọn khách hàng bán chịu.

Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp cần phải có chính sách bán chịu phù hợp với từng nhóm khách hàng, xem xét khả năng thanh toán của họ thông qua các hợp đồng kinh tế đã được ký kết trước đó. Đồng thời, các hợp đồng mua bán cần quy định sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng (như yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị đơn hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với mức lãi suất quá hạn của ngân hàng). Do sự phức tạp của các khoản phải thu, khi sử dụng báo cáo tài chính (nhất là nhà đầu tư, ngân hàng) chúng ta cần chú ý đến sự biến động của các khoản phải thu qua các năm.

4.6.3 Thái độ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố thái độ có tương quan với hành vi gian lận báo cáo tài chính. Vì vậy, các đối tượng sử dụng cần dựa vào sự thay đổi kiểm toán viên độc lập của doanh nghiệp qua các năm cũng như dựa vào kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước đây để đánh giá sự trung thực của nhà quản lý trong việc công bố thông tin trên báo cáo tài chính. Kiểm toán viên độc lập (bên thứ ba) với vai trò là một quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt của hiện tại và là người cố vấn sáng suốt cho tương lai. Ý kiến của kiểm toán viên độc lập (trung thực hay không trung thực) sẽ tạo được niềm tin cho những người quan tâm đến báo cáo tài chính (cơ quan nhà nước, cơ quan thuế, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư). Thêm vào đó, ngoài chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm toán viên còn có chức năng khác là tư vấn. Ban lãnh đạo doanh nghiệp không thể kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mình, vì vậy bảng nhận xét của kiểm toán viên độc lập (thuộc nhóm Big 4) sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện được những sai sót, những

Trang 55 sai phạm có thể do cố ý hay vô ý (kiểm toán do doanh nghiệp tự lập), hạn chế và ngăn chặn các tổn thất và từ đó phát hiện ra những thế mạnh tài chính nội tại trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực quản lý doanh nghiệp.

4.6.4 Quy mô của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ thường dễ xảy ra gian lận hơn so với các doanh nghiệp lớn. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu được xây dựng. Kết quả này cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ thường có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu hơn so với các doanh nghiệp lớn, doanh ngiệp nào có hệ thống kiểm soát nội bộ càng yếu thì nguy cơ xẩy ra gian lận càng nhiều (O’Reilly & cộng sự, 1998). Vì vậy, để hạn chế hành vi gian lận, doanh nghiệp cần tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả.

Trang 56

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Nhận diện gian lận báo cáo tài chính bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết ở việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)