CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.4.2. Thực hiện kiểm toán
Các KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát về khoản mục nợ phải trả người bán khi rủi ro kiểm soát được đánh giá là nhỏ hơn rủi ro có thể chấp nhận được nhằm mục đích đánh giá tính hiện hữu, sự tồn tại, sự liên tục của hệ thống kiểm soát
Một số thử nghiệm kiểm soát liên quan đến nợ phải trả người bán thường được áp dụng:
- Căn cứ vào các nhật kí liên quan để kiểm tra các nghiệp vụ ghi chép trên sổ chi tiết nợ phải trả người bán nhằm mục đích là xem xét có đúng của các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ chi tiết bằng cách đối chiếu chúng với các nhật ký có liên quan (nhật ký chứng từ thanh toán hay nhật ký chi quỹ). Thử nghiệm này thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết nợ phải trả người bán và kiểm tra ngược lại đến nhật ký liên quan. Công việc này có thể tiến hành trước ngày kết thúc niên độ.
- Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết nhằm mục đích là xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có hữu hiệu đối với nghiệp vụ mua hàng, thanh toán hay không. KTV sẽ lựa chọn một số sổ chi tiết của người bán rồi truy hồi về nhật ký và xem xét toàn bộ chứng từ gốc (đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán,…) của các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ chi tiết này. Thử nghiệm này cũng có thể thực hiện theo một chiều hướng khác, đó là lựa chọn một số nghiệp vụ trên nhật ký và theo dõi việc ghi chép chúng trên sổ chi tiết. Cách này sẽ cho phép KTV kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi chép từ nhật ký lên các sổ chi tiết.
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua hàng, thực hiện các kiểm tra như kiểm tra về sự xét duyệt các nghiệp vụ, đối chiếu giữa đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng và hóa đơn của người bán về số lượng, giá cả,…kiểm tra việc ghi chép lên sổ sách
- Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản phải trả người bán và với các chứng từ có liên quan. Thử nghiệm được thực hiện bằng cách chọn ra một số khoản chi trên nhật ký và đối chiếu ngược trở về các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn và các séc chi trả. Trong khi xem xét những tài liệu này, KTV sẽ có cơ hội để kiểm tra các thủ tục kiểm soát về chi tiền.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV cần đánh giá lại rủi ro kiếm soát cao hay thấp để tiến hành các thử nghiệm cơ bản tiếp theo. Rủi ro kiếm soát là thấp khi HTKS của đơn vị hữu hiệu, KTV sẽ giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. Và ngược lại, rủi ro kiểm soát cao, KTV sẽ tăng cường kiểm tra các thử nghiệm cơ bản
1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết trong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán.
a. Thủ tục phân tích
Để đảm bảo tính hợp lý cho khoản nợ phải trả người bán, KTV có thể tính một số chỉ tiêu dưới đây và so sánh với năm trước để nhận dạng các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân. KTV tiến hành thực hiện các công việc:
- So sánh tỷ lệ nợ phải trả người bán phát sinh trong kỳ với giá trị mua hàng trong kì - So sánh số dư nợ phải trả người bán năm nay so với năm trước để xem sự biến động
tăng giảm
- So sánh tỷ lệ số dư phải trả cuối kì với tổng nợ ngắn hạn người bán của năm nay so với năm trước để xem xét khả năng có những khoản nợ nào chưa ghi sổ hay đã ghi sổ nhưng thực tế chưa xảy ra. Thường KTV sẽ kiểm tra những nghiệp vụ phát sinh vào đầu kì kế toán sau.
- Phân tích các tỷ suất: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tự tài trợ.
- Từ đó nếu có chênh lệch, KTV phải tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân của chênh lệch có thể do sai sót của khâu kế toán hoặc khâu phân tích, có thể do trong năm tài chính, tình hình kinh tế có nhiều biến động. KTV có thể phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, các nhà quản lý hiểu biết về tình hình tài chính để giải thích nguyên nhân b. Thủ tục kiểm tra chi tiết
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1.4: Thủ tục kiểm tra chi tiết
Thủ tục kiểm toán Mục tiêu kiểm toán
1. Đối chiếu bảng số dư chi tiết nợ phải trả với sổ cái và sổ chi tiết Ghi chép chính xác 2. Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả người bán.
3. Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan.
Hiện hữu, nghĩa vụ, đánh giá và phân bổ.
4. Kiểm tra bảng chỉnh hợp nợ phải trả với bảng kê hóa đơn hàng tháng của người bán.
5. Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép.
Đầy đủ
6. Xem xét việc trình bày và thuyết minh các khoản phải trả trên BCTC
Trình bày và thuyết minh
Giáo trình Kiểm toán tập 2, Nhà xuất bản Kinh tế Tp Hồ Chí Minh
a. Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả để đối chiếu sổ cái và sổ chi tiết
Mục đích là để xác minh xem số liệu nợ phải trả trên BCTC có thống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chi tiết hay không. Ngoài ra, qua bảng số dư chi tiết, KTV cũng tiến hành chọn mẫu để thực hiện các thử nghiệm khác:
KTV yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả vào thời điểm khóa sổ, sau đó kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái và các sổ chi tiết. Nếu số liệu trên bảng không thống nhất với sổ cái hoặc các sổ chi tiết, cần phải tìm hiểu nguyên nhân. KTV có thể phối hợp nhân viên của đơn vị để tìm kiếm sai sót và đề nghị bút toán điều chỉnh thích hợp.
Lưu ý: Sự thống nhất số liệu của bảng này với sổ sách chưa phải là bằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả (vì hóa đơn vào thời điểm cuối năm vẫn có thể không được ghi chép đúng kỳ trên cả sổ chi tiết lẫn sổ cái).
b. Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả người bán.
Gửi thư xác nhận thường thực hiện đối với tất cả các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị. Để nhận diện đối tượng này, KTV có thể xem trên sổ chi tiết hoặc phỏng vấn nhân
Trường Đại học Kinh tế Huế
viên của đơn vị. Mục đích của sự lựa chọn này này nhằm phát hiện những khoản phải trả không được ghi chép.
Ngoài ra, xin xác nhận với các nhà cung cấp không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng; các khoản phải trả có tính chất bất thường, các khoản phải trả cho các bên liên quan; các khoản phải trả được thế chấp bằng tài sản… Đây là những khoản phải trả có rủi ro cao tức có khả năng xảy ra sai lệch về số tiền hoặc khai báo.
c. Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc cà các tài liệu liên quan.
Đây là thủ tục nhằm kiểm tra tính có thực của các khoản phải trả. KTV chọn lựa một số khoản phải trả trên số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan, như chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho,…
Với những đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ thanh toán, việc kiểm tra khá thuận tiện vì các số dư chi tiết nợ phải trả đã thể hiện sẵn trong những hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền. Khi được thanh toán, đơn vị sẽ chuyển chứng từ thanh toán này sang hồ sơ chứng từ thanh toán đã trả tiền. Do công việc này tiến hành hằng ngày nên đơn vị cần lưu lại bảng kê chứng từ thanh toán chưa thanh toán vào thời điểm khóa sổ.
d. Kiểm tra bảng chỉnh hợp nợ phải trả với bảng kê hóa đơn hàng tháng của người bán.
Căn cứ bảng kê của người bán đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhân viên của đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên sổ chi tiết để lập một bảng chỉnh hợp, và thuyết minh sự khác biệt về số liệu (nếu có) giữa hai bên. Sự khác biệt này có thể do nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép của một bên, nhưng cũng có thể do khác biệt về thời điểm khóa sổ. Trong trường hợp đơn vị có tiến hành chỉnh hợp, KTV chỉ cần kiểm tra lại các bước chỉnh hợp xem có được thực hiện chính xác hay không.
Nếu đơn vị không tiến hành việc chỉnh hợp, KTV có thể tự thực hiện. Khi kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả là yếu kém, KTV cần kiểm tra sổ công văn đến để xem đơn vị đã nhận được mọi bảng kê của người bán hay chưa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
đơn vị vẫn chưa nhận được hoặc chưa ghi chép. Vì vậy cần lập danh sách các khoản hàng đang đi đường và căn cứ vào mức trọng yếu để điều chỉnh cho phù hợp.
Một mục đích khác của thủ tục này là đảm bảo sự ghi chép đúng kỳ của số dư nợ phải trả. Sự ghi chép đúng kỳ nợ phải trả có mối quan hệ chặt chẽ với việc khóa sổ hóa đơn mua hàng và giúp xác định số dư hàng tồn kho. Vì thế khi quan sát kiểm kê tồn kho vào thời điểm khóa sổ, KTV nên ghi chép lại số hiệu của các phiếu nhập kho cuối cùng, chúng sẽ được dùng để đối chiếu với những hóa đơn tương ứng của người bán trên bảng kê các khoản phải trả vào thời điểm khóa sổ.
e. Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép
Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: Thông qua việc xem xét các khoản thực chi vào đầu niên độ sau, KTV có thể phát hiện các khoản chi quỹ- ví dụ như các khoản tiền điện, tiền thuê nhà,…nhưng lại thuộc về chi phí của tháng cuối niên độ kiểm toán.
Để đảm bảo cơ sở dồn tích, các khoản chi phí này đáng lẽ phải được đơn vị tính vào chi phí của niên độ, đồng thời làm phát sinh các khoản phải trả vào cuối kỳ, thế nhưng họ lại ghi chép không đúng kỳ. Hậu quả là nợ phải trả cuối kỳ và chi phí của niên độ kiểm toán bị ghi thiếu một khoản, đồng thời số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng tương ứng.
Xem xét các tài liệu có khả năng chứa đựng các khoản nợ phải trả không được ghi chép:
- Các trường hợp hàng về nhưng chưa có hóa đơn hay hóa đơn đã về nhưng hàng chưa nhận được: KTV cần nghiên cứu các hồ sơ mua hàng dở dang của đơn vị.
- Các chứng từ thanh toán được phát hành sau thời điểm khóa sổ: KTV cần xem xét cẩn thận để phát hiện những khoản thực tế phát sinh trước thời điểm khóa sổ.
- Các hóa đơn của người bán nhận được sau ngày kết thúc niên độ: cần lưu ý vì có thể những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán nhưng hóa đơn chỉ được người bán gửi vài ngày sau khi đã gửi hàng, do đó chúng là nợ phải trả của niên độ này.
f. Xem xét việc trình bày và công bố các nợ phải trả nhà cung cấp trên báo tài chính.
Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên Nợ trên tài khoản phải trả người bán, ví
Trường Đại học Kinh tế Huế
dụ như trả thừa tiền cho người bán, ứng trước tiền cho người bán, trả lại hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền,…Những trường hợp này phải được trình bày trong khoản mục Nợ phải trả của Bảng cân đối kế toán để bảo đảm trình bày đúng về tình hình tài chính của đơn vị. Nếu đơn vị không thực hiện điều này và số tiền là trọng yếu, KTV phải lập bút toán đề nghị sắp xếp lại khoản mục.
- Các khoản nợ phải trả người bán trọng yếu đối với các bên liên quan cần được công bố trên thuyết minh BCTC
- Các khoản nợ phải trả người bán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp được công bố và tham chiếu với tài sản thế chấp.