Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán AFA (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHU TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TROGNG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA

3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA

a. Đối với Hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc đánh giá tốt hệ thống KSNB sẽ giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống kSNB của đơn vị. Vì vậy, ngoài việc thiết lập các bảng câu hỏi cần có thêm những giải pháp mới. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, sau đây là những ý kiến đề xuất :

- Bên cạnh việc sử dụng những bảng hỏi cho cuộc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, công ty nên kết hợp sử dụng lưu đồ và 1 bảng mô tả tóm tắt về hệ thống KSNB của đơn vị sau khi phóng vấn Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng

 Lưu đồ: Sử dụng lưu đồ với những quy trình quan trọng như quy trình mua hàng, phải trả, trả tiền. Bằng việc sử dụng những ký hiệu đã được ghi chú cộng với hiệu ứng hình ảnh , màu sắc sẽ giúp cho các KTV có cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Qua việc nhìn vào lưu đồ sẽ giúp cho KTV có thể phát hiện được những sai phạm, rủi ro một cách nhanh nhất. Những đơn vị có quy mô lớn, thì việc áp dụng lưu đồ sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm đi khối lượng công việc.

 Bảng mô tả tóm tắt về hệ thống KSNB của đơn vị : Đối với Công ty ABC quy mô không lớn nên sau khi tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc/ Kế toan trưởng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập 1 bảng tóm tắt đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn nhất về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Việc này sẽ giúp các KTV có cái nhìn tổng quan hơn về Hệ thống KSNB của đơn vị

- Sự kết hợp giữa lưu đồ và bảng tóm tắt sẽ giúp cho KTV hiểu hơn về hệ thống KSNB của đơn vị để đưa ra được đánh giá chính xác nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Quá trình kiểm toán tại khách hàng, tùy vào quy mô hoạt động và tính xét đoán nghề nghiệp của KTV, các KTV sẽ lựa chọn phương hướng hiệu quả nhất để đánh giá hệ thống KSNB

b. Đối với thủ tục thử nghiệm kiểm soát

Như đã nêu trên ở mặt hạn chế của giai đoạn thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể thực hiện các Thử nghiệm Kiểm soát đối với khoản mục Nợ phải trả người bán :

- Kiểm tra xem yêu cầu mua hàng có được giám đốc phê duyệt hay không và bộ phận vật tư có thu thập bảng báo giá và lựa chọn nhà cung cấp có chất lượng tốt giá cả hợp lí

- Kiểm tra biên bản giao nhận hàng và số hàng thực nhận qua giấy báo từ thủ kho.

- KTV chọn mẫu nghiệp vụ trên sổ cái , sổ chi tiết phải trả người bán để kiểm tra đối chiếu với các hóa đơn, chứng từ đã đúng hay chưa về số lượng, giá tiền ….

- Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát cao hay thấp để tiến hành thực hiện thử nghiệm cơ bản.

c. Đối với thủ tục phân tích

Các KTV nên thực hiện thêm các thử nghiệm khác để có thể phát hiện ra các sai phạm nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng khi thực hiện thử nghiệm cơ bản. Sau đây là những đề xuất:

- So sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ qua các năm để phát hiện ra những điểm bất thường. Qua đó đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua các năm là như thế nào.

- Khi phân tích hệ số thanh toán và hệ số nợ nên so sánh với số liệu bình quân ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh để có thể thấy tình hình doanh nghiệp đang kinh doanh như thế nào, sau đó có thể đi vào kiểm tra chi tiết.

- So sánh số tiền phải trả người bán theo dự toán và thực tế có chênh lệch hay không . Kết hợp với các thông tin tài chính để tìm hiểu về khả năng chiếm dụng vốn của công ty nếu phát hiện có sai sót.

- Hệ số vòng quay khoản nợ phải trả người bán= Doanh số mua hàng thường niên/ Bình quân các khoản phải trả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong đó: Giá vốn hàng bán+ Hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ Doanh số mua hàng thường niên=

Bình quân các khoản phải trả

Số dư khoản phải trả năm trước + số dư khoản phải trả năm nay Bình quân các khoản phải trả=

2

Chỉ số vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Và ngược lại, nếu chỉ số vòng quay năm nay lớn hơn chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước.Việc chiếm dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, quan hệ thanh toán với người bán tốt hơn.Do đó, các KTV cần thu thập đủ chứng từ khi phát hiện có sai sót tránh trường hợp khai khống.

d. Đối với việc gửi thư xác nhận

- Đối với việc gửi thư xác nhận, ngay sau khi nhận được số liệu kiểm toán.KTV tiến hành gửi thư xác nhận và yêu cầu khách hàng hàng gửi lại thư xác nhận có phản hồi để KTV có thể kiểm tra đối chiếu đảm bảo hoàn thành trong thời gian kiểm toán.

- KTV cần gửi thư xác nhận đối với các nghiệp vụ có số dư bằng 0.Thủ tục này có thể giúp phát hiện được một số khoản phải trả không được ghi chép. KTV có thể tiến hành xem trên sổ chi tiết hoặc phỏng vấn khách hàng.

KTV phải tăng cường kiểm soát đối với quá trình gửi thư xác nhận.

Tuy vào xét đoán nghề nghiệp của mình mà KTV tiến hành thêm các hình thức xác nhận để có thể tiết kiệm được các chi phí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán AFA (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)