Chiến lược kinh doanh - Chiến lược tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chiến lược tái cấu trúc tài chính công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 20 - 24)

Chương 1: Doanh nghiệp và chiến lược tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

1.2.2. Chiến lược kinh doanh - Chiến lược tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh:

Có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh.

Luận văn thạc sĩ

Chương 1

Theo quan điểm coi chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh, M.

Porter cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh” ; còn K.Ohmae lại cho rằng: “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại điều thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định ranh giới của sự thoả hiệp”

Theo quan điểm coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù quản lý, Alfred Chandker cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là xác định mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt các mục tiêu đó”; còn William J.Glueck đưa ra khái niệm: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”

1.2.2.2. Phân loại chiến lược kinh doanh:

Theo phạm vi: + Chiến lược tổng quát.

+ Chiến lược bộ phận.

Theo nội dung: + Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng.

+ Chiến lược tập trung vào các yếu tố then chốt.

+ Chiến lược tạo ra các ưu thế tương đối.

+ Chiến lược sáng tạo tiến công.

Dựa vào căn cứ xây dựng chiến lược có thể chia ra:

+ Chiến lược dựa vào khách hàng.

+ Chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh.

+ Chiến lược dựa vào thế mạnh của Công ty.

Căn cứ vào các hoạt động tiếp thị, chiến lược có thể chia ra:

+ Chiến lược sản phẩm.

+ Chiến lược giá.

+ Chiến lược phân phối.

+ Chiến lược giao tiếp khuếch trương.

Luận văn thạc sĩ

Chương 1 22

1.2.2.3. Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Nhu cầu taí cấu trúc và tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp:

a/Trình tự hoạch định chiến lược kinh doanh:

Bước 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Bước 2: Lập ma trận SWOT để xác định điểm mạnh(S), điểm yếu (W), những cơ hội (O), những nguy cơ (T). Từ ma trận này giúp ta phát triển bốn loại chiến lược:

- Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (S/O) - Chiến lược điểm yếu - cơ hội (W/O) - Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (S/T) - Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (W/T) Bước 3: Hình thành chiến lược:

- Đưa ra chiến lược tổng quát.

- Đưa ra chiến lược bộ phận dựa vào ma trận SWOT.

- Đưa ra các giải pháp thực hiện ý đồ chiến lược đã đề ra.

- Đưa ra các biện pháp cụ thể để triển khai giải pháp (thực chất là các kế hoạch hành động).

- Tính hiệu quả kinh tế của biện pháp.

- Quyết định áp dụng biện pháp để triển khai ý đồ chiến lược.

Trình tự hoạch định chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Hình 1.1. Sơ đồ qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp Chiến lược tổng

quát

Tối đa hoá lợi nhuận Chiến lược bộ

phận

Bảo đảm an toàn trong kinh doanh

Tạo thế lực trên thị trường

Chiến lược

Chiến

lược Chiến lược

Chiến lược

Luận văn thạc sĩ

Chương 1

b/ Chiến lược tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp:

Căn cứ theo nội dung của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, ta có thể thấy rằng chiến lược tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa những khả năng tiềm tàng. Để khai thác tối đa những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp ta phải dựa trên việc phân tích, đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp với những điểm mạnh, những cơ hội, những điểm yếu, những nguy cơ để có thể đề ra chiến lược, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. Chẳng hạn như giải pháp đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, giải pháp xâm nhập thị trường, giải pháp phát triển thị trường, giải pháp phát triển sản phẩm,...

c. Sự cần thiết phải tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp với các diễn biến của nền kinh tế-xã hội:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và kinh tế hội nhập luôn luôn biến động và phức tạp kéo theo hàng loạt

Luận văn thạc sĩ

Chương 1 24

các vấn đề mà doanh nghiệp phải tính tới như: nhu cầu của thị trường, khả năng của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước; tình hình chính trị, xã hội trên thế giới; tiềm năng nội lực của doanh nghiệp như: vốn, tài sản, lao động, thương hiệu. Trong điều kiện ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhất là khi nền kinh tế đất nước hội nhập vào AFTA thì tính cạnh tranh càng quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển được các Công ty cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ chính sách đầu tư thích hợp; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm; Sử dụng có hiệu quả đồng vốn;

Tinh giảm bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, tinh thông nghiệp vụ, chú trọng và luôn cải tiến phương pháp bán hàng ... tất cả điều đó cho mục tiêu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm kích thích người mua từ đó mà củng cố thị trường hiện có, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh... đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên tái cấu trúc lại toàn diện các mặt hoạt động của mình. Tài chính với chức năng nhạy cảm nhất so với các yếu tố khác, là bức tranh phản ảnh kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là một điểm nút rất quan trọng cần phải được tái cơ cấu lại một cách hợp lý, thường xuyên để định hướng cho các yếu tố khác sắp xếp lại sau.

Chúng ta đều biết rằng đối với một doanh nghiệp hoạt động tài chính xuyên suốt hầu hết các hoạt động . Do đó vấn đề tái cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp đều được xuất phát từ việc tái cấu trúc hầu hết các mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm tận dụng có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có của đơn vị để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Một trong những công việc chủ yếu của tái cấu trúc tài chính chính là công tác hoạch định tài chính trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chiến lược tái cấu trúc tài chính công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)