Đánh giá các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2005

Một phần của tài liệu Chiến lược tái cấu trúc tài chính công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 108 - 111)

Chương 3: Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Công ty liên hợp thực phẩm

3.4. Vận dụng để hoàn thiện công tác hoạch định tài chính của Công ty Liên hợp thực phẩm Hà tây

3.4.2. Đánh giá các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2005

3.4.2.1. Chỉ tiêu luân chuyển tài sản lưu động (Chỉ tiêu thanh toán)

Khả năng thanh toán của Công ty vẫn ở mức thấp năm 2005 là 0,3649 và 2006 chỉ tiêu này vẫn chưa được cải thiện được bao nhiêu, chỉ đạt 0,9460

Nhận xét chung: Do đặc thù của mặt hàng: bia là mặt hàng theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất của Công ty không trùng với nhu cầu nhập hàng của khách, điều này cũng ảnh hưởng tới chỉ tiêu luân chuyển tài sản lưu động. Biện pháp để tăng khả năng thanh toán, một trong những biện pháp tiên quyết là phải tăng khả năng lưu chuyển hàng hóa trong kỳ bằng hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng, theo điều kiện trả trước tiền hàng cùng với biện pháp cải tiến sao cho nhanh gọn trong bán hàng và thanh toán .

3.4.2.2. Chỉ tiêu thanh toán nhanh

Nhìn vào mức độ của hệ số này năm 2005 là 0,1624 và trong năm 2O06 chỉ tiêu này chỉ đạt là 0,4374 .

Nhận xét chung: Mặc dù chỉ tiêu này có được cải thiện qua năm 2006 song vẫn ở mức thấp một phần do đặc thù của mùa vụ sản xuất không phù hợp với nhu cầu của các khách hàng. Đến năm 2006 theo cân đối thì lượng hàng tồn của các đơn vị còn lớn do đó dẫn đến nhu cầu đối với bia của Công ty vẫn chưa được cải thiện đáng kể cho dù Công ty đã bước đầu áp dụng những giải pháp toàn diện.

3.4.2.3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 5,6241 và năm 2006 chỉ tiêu này là 5,0245.

Nhận xét chung: Việc sản xuất theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng trong năm 2005 và các năm tiếp theo giúp cải thiện chỉ tiêu này so với các năm trước. Công ty sẽ không còn tình trạng chấp nhận mọi điều kiện bất lợi để tìm cách tiêu thụ hàng nhằm tránh tình trạng tồn kho một lượng bia lớn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh như các năm.

Luận văn thạc sĩ

Chương 3 3.4.2.4. Kỳ thu tiền bình quân

Nhận xét chung: tình hình thu hồi công nợ của Công ty năm 2006 sẽ có bước chuyển biến tốt hơn năm 2005, nhờ trong khâu thanh toán Công ty áp dụng những hình thức thanh toán linh hoạt, đồng thời việc cung cấp hàng theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng đi vào nề nếp trong Công ty nên hạn chế tối đa việc chiếm dụng vốn của các khách hàng. Năm 2005 kỳ thu tiền bình quân là 46 ngày, sang năm 2006 dự kiến chỉ tiêu này chỉ là 38,7 ngày.

3.4.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (năng suất của 1 đồng TSCĐ)

Năm 2005 với 1 đồng TSCĐ tham gia vào SX-KD đã tạo ra 3,9531 đồng doanh thu, sang năm 2006 với 1 đồng TSCĐ Công ty đã làm ra 1,6543 đồng.

Nhận xét chung: Sang năm 2006 hiệu quả sử dụng TSCĐ đã giảm, mức độ giảm tuyệt đối là 2,2988 đồng tương đương 58,15% là do Công ty đã có những giải pháp tập trung cho việc tiêu thụ hàng, giảm lượng tồn kho bằng cách đề ra kế hoạch sản xuất sát với nhu cầu thực tế của các nhà máy. Vì vậy mặc dù bắt đầu chính thức đưa dây chuyền vào hoạt động song do chủ động linh hoạt trong việc tiêu thụ nên từ năm 2006 và các năm tiếp theo chắc chắn chỉ tiêu này sẽ được cải thiện đáng kể.

3.4.2.6. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (năng suất của 1 đồng tài sản)

Nhận xét chung: Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty trong hai năm 2005 và 2006 vẫn ở mức chưa cao, Năm 2005 với 1 đồng tài sản tham gia vào SX-KD tạo ra được 1,7440 đồng doanh thu, Năm 2006 năng suất của một đồng tài sản đã giảm còn 1,0260 đồng với mức giảm 0,718 và tốc độ giảm 49,8%. Cũng như phân tích ở trên, sau khi áp dụng các giải pháp toàn diện trong đó đáng chú ý là giải pháp sản phẩm thì chỉ tiêu này của Công ty trong các năm tiếp theo chắc chắn sẽ có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn.

3.4.2.7. Tỷ số nợ

Năm 2005 tỷ số này là 157,49%, năm 2006 tỷ số này là 41,88%. So sánh giữa năm 2006 với năm 2005 ta thấy tỷ số này có giảm 115,61%.

Luận văn thạc sĩ

Chương 3 110

Nhận xét chung: Tỷ số nợ của Công ty ở mức tương đối cao chứng tỏ mức độ rủi ro kinh doanh còn lớn, nhưng bắt đầu có xu hướng giảm do Công ty đã có kế hoạch để giảm bớt các khoản nợ nhất là nợ đối với Ngân hàng và khoản nợ vay đầu tư đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu của mình.

3.4.2.8. Khả năng thanh toán lãi vay

Năm 2005 chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty là - 104,4 và năm 2006 dự kiến chỉ tiêu này là 143,9

Nhận xét chung: nhìn chung thì Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay. Năm 2006 khả năng thanh toán lãi vay của Công ty có được cải thiện hơn so với năm 2005. Đó là do Công ty giảm vốn vay ( bằng cách huy động các nguồn vốn khác thay thế, quay vòng vốn,...), cổ phần hoá đã sử lý lỗ của công ty cũng như áp dụng các biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện khả năng này.

3.4.2.9. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần trên doanh thu (doanh lợi của 1 đồng doanh thu)

Nhận xét chung: Rõ ràng là trong năm 2006 mặc dù doanh thu có cao hơn năm trước song do gặp nhiều biến động về giá cả, tình trạng tranh mua tranh bán, điều này đã đặt Công ty vào tình trạng tài chính rất khó khăn. Năm 2005 Công ty dự kiến sẽ bị lỗ do đó một đồng doanh thu đã bị lỗ -0,2869 đồng. Năm 2006 Công ty thực hiện một số giải pháp tập trung vào việc cơ cấu lại doanh nghiệp, một số giải pháp nhằm cải thiện các chỉ tiêu tài chính đã nêu trên nên đã bước đầu có lợi nhuận (tuy nhiên chỉ tiêu này của Công ty còn ở mức rất thấp).

Hy vọng rằng đây là bước khởi đầu, cùng với sự tiếp tục thực hiện tái cấu trúc lại của Công ty sẽ tạo đà cho các năm sau.

3.4.2.10. Tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (Doanh lợi của 1 đồng tài sản) Với 1 đồng tài sản sau kỳ kinh doanh năm 2005 Công ty không những không thu được lợi nhuận mà còn bị lỗ (0,5004) đồng ; sang năm 2006, nhờ thực hiện tốt các giải pháp để sao cho sử dụng tài sản có hiệu quả hơn nên một

Luận văn thạc sĩ

Chương 3

đồng tài sản của Công ty đã có thể làm ra 0,7299 đồng lợi nhuận. Sang các năm tiếp theo, sau khi thực hiện cổ phần hoá, Công ty muốn tồn tại thì áp lực phải thực hiện một loạt các giải pháp nhằm nâng cao chỉ tiêu này là rất lớn.

3.4.2.11. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Nhận xét chung: Qua số liệu phản ánh 2 năm 2005 và 2006 ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty còn ở mức rất thấp và còn thấp hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Năm 2005 do không đạt được lợi nhuận mà còn bị lỗ vốn trên vốn chủ sở hữu ở mức (-0,8705) đồng. Sang năm 2006 sau khi thực hiện cấu trúc lại các mặt hoạt động , chỉ tiêu này đã được cải thiện hơn và Công ty bước đầu có lãi là: 1,2560 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên như trên đã trình bày, khi đó các cổ đông của Công ty sẽ không dễ dàng chấp thuận mức thấp này đòi hỏi Công ty phải áp dụng mạnh mẽ các giải pháp đã định thì mới mau chóng cải thiện được tình hình.

Một phần của tài liệu Chiến lược tái cấu trúc tài chính công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)