Chương 3: Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Công ty liên hợp thực phẩm
3.2. Nội dung tái cấu trúc tài chính của Công ty Liên hợp thực phẩm
3.2.3. Tái cấu trúc lại vốn
Vốn đầu tư của Dự án đầu tư xây dựng nhà nấu bia và lắp đặt thiết bị nấu bia tự động vừa hoàn thành đối với Công ty là tương đối lớn: 5 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn tự có của Công ty tham gia đầu tư vào Dự án chỉ vào khoảng 1,7
Luận văn thạc sĩ
Chương 3
tỷ đồng, số còn lại là vốn vay, vốn chiếm dụng của nhà cung cấp,... Vì vậy trong giai đoạn đầu khi đưa Dự án vào hoạt động sẽ không tránh khỏi sự mất cân đối về vốn, nếu không có cơ sở chứng minh, thuyết phục các tổ chức tín dụng về khả năng thu hồi vốn, hoàn trả nợ và hiệu quả của Dự án thì việc Công ty vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong thời gian tới rất khó khăn. Mặt khác khi xuất hiện sự mất cân đối về vốn đòi hỏi Công ty phải tái cơ cấu lại vốn cho phù hợp.
Việc tái cơ cấu này được thực hiện theo các chiến lược kinh doanh được đề cập ở phần trên, cụ thể như sau:
-Với chiến lược đầu tư: theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, Công ty có đủ điều kiện để chuyển hướng việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng sang vay từ nguồn hỗ trợ đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất thấp (0,56%/tháng) để giảm chi phí trả lãi tiền vay cho nguồn vốn hoạt động trong chương trình đầu tư. Nếu mục tiêu đầu tư qui hoạch tổng thể thì nhu cầu vốn phục vụ cho chương trình này của Công ty sẽ vào khoảng 10 đến 15 tỷ đồng với chu kỳ thực hiện không dưới 8 tháng, một áp lực không nhỏ về vốn đối với Công ty.
-Với chiến lược gia công bia cho các nhà máy bia, các khách hàng khác, Công ty sẽ không bị động về vốn vì toàn bộ vốn mua nguyên liệu là vốn của các khách hàng. Công ty chỉ cần rất ít một lượng vốn lưu động để phục vụ việc chế biến (vì vòng quay của vốn đối với hoạt động chế biến thường rất ngắn). Đi theo hướng nhận gia công cho khách hàng Công ty sẽ ít bị rủi ro trong kinh doanh, dĩ nhiên đi theo hướng này thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp vì hiệu suất sinh lợi của hoạt động gia công thường thấp hơn nhiều so với kinh doanh thương mại. Điều này cũng là dễ hiểu đối với một doanh nghiệp hoạt động trên thương trường nhưng lại phù hợp với thực tế của Công ty (khách hàng trong và ngoài nước chưa phong phú, ổn định bằng các đơn vị bạn).
-Tuy nhiên, khi thị trường Bia trong nước có sự chuyển biến mới theo hướng mở rộng thì lúc đó Công ty phải tái cơ cấu lại nguồn vốn mới có đủ vốn
Luận văn thạc sĩ
Chương 3 86
để hoạt động (lúc này Công ty phải tăng cường nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại bù đắp lượng vốn thiếu hụt của mình).
Trên đây là những hoạch định trong lương lai, thực tế hiện nay Công ty đang phải đối mặt với những khó khăn về vốn, vì ngoài vốn thực đầu tư cho Dự án xây dựng nhà nấu bia và lắp đặt dây truyền nấu bia tự động hơn 5 tỷ, Công ty còn phải vay từ các Ngân hàng và công nhân một khoản vốn lưu động gần 2 tỷ đồng/năm để mua trữ hàng hóa phục vụ công tác sản xuất và tiêu thụ nội tỉnh (mức tồn kho bình quân những năm qua là trên 4 tỷ đồng/năm trong khi vốn của Công ty chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 50%). Mặt khác đặc thù của kinh doanh bia là theo mùa vụ nên số vòng quay của vốn thường thấp. Với số vốn hoạt động hầu như là vốn vay của ngân hàng và công nhân, trong điều kiện lãi suất cho vay cao như hiện nay ( ~ 0,7 /tháng) thì hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ rất khó khăn nếu tình trạng hàng hoá tồn kho lại lặp lại như những năm vừa qua.
Đứng trước áp lực về vốn vay, Công ty cho rằng: cần nhanh chóng thực hiện phương án cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước (theo kế hoạch đang triển khai, Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây sẽ hoàn thành việc cổ phần vào năm 6/2005), có như vậy thì mới có thể giải quyết được phần nào khó khăn về vốn. Bởi vì, sau khi cổ phần hoá, Công ty sẽ thay đổi một cách cơ bản về cơ cấu vốn của mình. Khi cổ phần hóa thì theo quy định về ngành nghề Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối 49%, số cổ phần ưu đãi bán cho CB-CNV Công ty dự kiến tối đa chỉ đạt khoảng 14 % (thay vì 30% như qui định) và như vậy trong tình hình hiện nay theo đánh giá của Công ty số 37% cổ phần còn lại là rất khó bán rộng rãi ra công chúng, khi đó để hoàn tất chương trình cổ phần hóa của Công ty, công ty sẽ phải xem xét đến việc vận động các Nhà cung cấp, các đơn vị bạn hàng (mà có khả năng) mua hết số cổ phần này hoặc chào bán một phần cho các thành phần kinh tế khác,... Cơ cấu vốn sau khi cổ phần hóa dự kiến: Nhà nước nắm giữ 49 %, cổ phần ưu đãi chiếm khoảng 14% và cổ phần của các khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty, của các bạn hàng sẽ tham gia là khoảng
Luận văn thạc sĩ
Chương 3
37%. Như vậy, thông qua việc cổ phần hóa sẽ làm thay đổi một cách cơ bản cơ cấu vốn của Công ty. Tỷ trọng vốn phải vay của ngân hàng và công nhân sau khi cổ phần hoá sẽ giảm mạnh. Điều này có nghĩa Công ty không còn gánh nặng về việc trả nợ lãi vay trong chu kỳ kinh doanh của mình nữa.
Với việc tái cơ cấu vốn như trên sẽ cho phép Công ty giảm bớt chi phí tài chính bình quân hàng năm xấp xỉ khoảng 1,5-2 tỷ đồng (trong tổng số chi phí tài chính dự kiến 4 tỷ đồng/ năm cho các năm tài chính 2006 và 2007).