Kiểm soát việc hoạch định chiến lược tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược tái cấu trúc tài chính công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 112 - 120)

Chương 3: Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Công ty liên hợp thực phẩm

3.4. Vận dụng để hoàn thiện công tác hoạch định tài chính của Công ty Liên hợp thực phẩm Hà tây

3.4.4. Kiểm soát việc hoạch định chiến lược tài chính của Công ty

Kiểm soát việc hoạch định chiến lược là một hoạt động quản lý không thể thiếu được đối với doanh nghiệp. Quá trình kiểm soát bao gồm một loạt các hoạt động tác nghiệp mà Công ty sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra của mình.

Cũng như các doanh nghiệp khác, chu trình kiểm soát hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược tài chính của Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây cần tuân theo chu trình P.D.C.A (chu trình W.Edwards Deming) như sau:

Quá trình này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục theo vòng lặp với xu hướng ngày càng hoàn thiện ở mức độ cao hơn. Toàn bộ các công việc trong chu trình được thực hiện trong trạng thái động, điều đó có nghĩa là từ khâu lập kế hoạch (Plan) đến khâu thực hiện (Do) qua khâu kiểm tra (Check) đến khắc phục (Action) phải được diễn ra lặp đi lặp lại theo “vòng xoáy trôn ốc”. Có thể mô tả quá trình kiểm soát hoạch định chiến lược trong hình 3.1:

Hình 3.1. Quá trình kiểm soát hoạch định chiến lược ở Công ty qua các năm

Luận văn thạc sĩ

Chương 3

Ghi chú: - P0, P1,..., Pn dự báo kế hoạch năm kế hoạch và các năm tiếp theo trong định hướng chiến lược phát triển của Công ty. Các chỉ số 0,1,2,...n tương ứng là việc thực hiện, kiểm tra và hành động khắc phục.

Luận văn thạc sĩ

Chương 3 114

Thực hiện quá trình kiểm soát là nhằm phát hiện, từ đó có giải pháp ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phát hiện ra và phát triển nhân tố mới giúp cho việc thực hiện những mục tiêu chiến lược. Chẳng hạn thông qua hệ thống các chỉ tiêu trong Bảng tổng hợp số liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính, quá trình kiểm soát sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình của đơn vị , từ đó xác định: cần phải tác động vào khâu nào ?, tác động vào lúc nào ?, tác động như thế nào ?,... để có thể đưa lại hiệu quả kinh tế mong muốn trong quản lý sản xuất, kinh doanh, từ đó cải thiện được các chỉ tiêu tài chính của Công ty.

Mặt khác, vì các chỉ tiêu tài chính thường có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và không có chỉ tiêu nào đứng độc lập, riêng rẽ vì vậy đòi hỏi trong các giải pháp đưa ra cần quan tâm, tập trung giải quyết các chỉ tiêu chủ yếu giữ vai trò chi phối các chỉ tiêu khác. Có làm được như vậy thì sự tác động mới đạt được hiệu quả mong muốn. Ví dụ: trong hệ thống các chỉ tiêu tài chính của Công ty thì chỉ tiêu Vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu Lợi nhuận trên doanh thu là các chỉ tiêu tài chính chủ yếu giữ vai trò chi phối. Do đó trong quá trình tái cấu trúc Công ty cần có ưu tiên cho việc tái cấu trúc các mặt hoạt động nào có thể tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu này, có như vậy hiệu quả của việc tái cấu trúc mới đạt kết quả mong muốn.

Đối với Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây, căn cứ các phân tích ở phần trên, kết hợp với việc xem xét các chỉ tiêu tài chính vừa thực hiện có thể thấy rằng cần phải ưu tiên tái cấu trúc theo thứ tự sau:

Thứ nhất, tái cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm , chính sách bán hàng để tăng vòng quay hàng tồn kho. Đây phải được coi là điều kiện tiên quyết giúp Công ty cải thiện những chỉ tiêu tài chính còn lại.

Thứ hai, tái cấu trúc các mặt tổ chức, kỹ thuật, công nghệ và nguồn vốn,...

nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận.

Thứ ba, cải tiến phương thức bán hàng nhằm cải thiện chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân tạo ra cơ sở cho việc tăng khả năng thanh toán của Công ty.

Luận văn thạc sĩ

Kết luận

PHẦN KẾT LUẬN

Qua đánh giá của các tổ chức kinh tế thế giới chúng ta thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt nam đang bộc lộ những điểm yếu thể hiện trên các mặt: tính cạnh tranh thấp, phát triển sẽ không bền vững nếu không có những điều chỉnh kịp thời,...Trừ một vài doanh nghịêp còn nhìn chung các doanh nghiệp Việt nam phát triển còn chậm, chưa bắt kịp trình độ chung của khu vực và thế giới; điều này rất nguy cơ nếu một khi chúng ta bước vào thời kỳ xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan theo lộ trình hoà nhập. Những mặt yếu kém của các doanh nghiệp Việt nam thể hiện ở các mặt, đó là: về công nghệ, về trình độ, về năng suất lao động, về chất lượng sản phẩm và về thị trường.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, Doanh nghiệp Việt nam muốn tồn tại và phát triển phải có bước cải tổ triệt để cơ cấu của mình nhằm thích ứng những biến động của thị trường, vươn lên đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên chỉ những thay đổi của Doanh nghiệp là chưa đủ mà đòi hỏi phải có sự đổi thay trong môi trường kinh doanh với những giải pháp đồng bộ về kinh tế, chính trị , xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô.

Để tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, ở tầm vĩ mô đòi hỏi phải tạo lập được môi trường pháp lý thông thoáng, bình đẳng, rõ ràng, thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp. Thống nhất thực hiện theo Luật Doanh nghiệp chứ không nên để tình trạng phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác. Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, có chuyên môn, có kỹ thuật và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Ở góc độ các doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng được chiến lược sản xuất-kinh doanh thích hợp dựa trên cơ sở nghiên cứu các dự báo về xu hướng phát triển của thị trường nhằm mục tiêu đưa doanh nghiệp mình đi lên có vị thế xứng đáng trên thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp cần tích cực tham gia hoạt động của các hiệp hội ngành, nghề để vừa tạo được sự hợp tác

Luận văn thạc sĩ

Kết luận 116

cùng phát triển, từ đó giảm bớt đối thủ cạnh tranh, cộng đồng trong việc bảo vệ lẫn nhau trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Thường xuyên tái cấu trúc các mặt hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những phân tích môi trường kinh doanh, những nguy cơ tiềm ẩn cũng như những biến động diễn ra của thị trường nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Mọi cơ sở để định ra những thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp cần dựa trên việc hoạch định tài chính. Ngay từ xa xưa các thế hệ cha ông đã đúc rút ra một loạt các nguyên tắc trong kinh doanh: “Buôn tài không bằng dài vốn”,

“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”... trong đó đều nêu bật vai trò tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, sự khéo léo trong vận dụng, ứng xử trước diễn biến của môi trường kinh doanh. Ngày nay, một doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình trên thương trường cần phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, có cơ cấu tổ chức sản xuất phù hợp, có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài của mục tiêu chiến lược và cuối cùng là phải có nguồn tài lực dồi dào,... Để đảm bảo thực hiện những điều kiên trên đòi hỏi phải có nguồn vốn, nguồn vốn này có thể là huy động từ nội tại của doanh nghiệp vừa có thể là nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp. Việc huy động theo tỷ lệ nào, huy động vào thời điểm nào, từ nguồn nào với khối lượng bao nhiêu là nhiệm vụ của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp xuất phát từ việc hoạch định tài chính.

Nhìn chung công tác hoạch định tài chính của các doanh nghiệp Việt nam thời gian qua chưa làm được nhiều. Với những thành tựu của gần 20 năm đổi mới cho ta bức tranh toàn cảnh của Việt nam đang trên đà phát triển song cũng đã bộc lộ những nét yếu kém, thiếu tính bền vững. Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là các doanh nghiệp vẫn còn mang nặng tư duy bao cấp trong mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt trong công tác quản lý tài chính. Hệ quả tất yếu là sau một thời gian đã có một số doanh nghiệp do làm tốt công tác hoạch định tài chính nên đã vượt qua và trụ vững trong khi một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn

Luận văn thạc sĩ

Kết luận

về vốn, thậm chí mất cân đối nghiêm trọng về tài chính. Việc vận hành của các doanh nghiệp này trong lĩnh vực tài chính luôn bị động ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển theo định hướng chung của doanh nghiệp.

Để sẵn sàng hoà nhập, các doanh nghiệp của chúng ta đang dần dần nhận thức được vai trò của công tác hoạch định tài chính trong việc tạo ra điều kiện cần thiết cho việc xây dựng vị thế của doanh nghịêp trên thương trường. Các doanh nghiệp này đã và đang ứng dụng các phương pháp khoa học trong công tác dự báo sản phẩm, xu thế của thị trường, xu thế giá cả, dự kiến giá thành, nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh,... để từ đó tiến hành hoạch định tài chính cho doanh nghiệp trong trong trung hạn và ngắn hạn sao cho đạt được kết quả tốt nhất.

Xây dựng chiến lược tái cấu trúc tài chính của Doanh nghiệp là việc đề ra mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính thông qua việc dự kiến chi tiết các chỉ tiêu tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dự kiến các nguồn vốn đảm bảo cho các chỉ tiêu tài chính đó. Chỉ có thông qua việc tái cấu trúc tòan diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp một các liên tục là cơ sở cho tái cấu trúc tài chính, chính vòng lặp này giúp cho doanh nghiệp vào dần quĩ đạo phát triển.

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế thị trường nếu không có chiến lược, không có sách lược thì doanh nghiệp chỉ có thể như “mò mẫm”, như dò tìm chứ đừng nói đến việc phát triển. Như vậy muốn phát triển lâu dài, phát triển bền vững doanh nghiệp cần phải có chiến lược phát triển lâu dài trong tổng thể ngành và từ đó hoạch định cho từng bước phát triển. Doanh nghiệp cần sử dụng công cụ hoạch định tài chính với vai trò trung tâm điều phối các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp và do đó phải được coi trọng một các liê tục, thường xuyên công tác này.

Xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu sau thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội vào thực tế doanh

Luận văn thạc sĩ

Kết luận 118

nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài “ Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây”.

Đề tài mô tả khái quát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua kể từ khi thành lập. Đề tài đề cập đến môi trường kinh doanh, những cơ hội- những thách thức của doanh nghiệp, những khó khăn- thuận lợi trong quá trình hoạt động của công ty, đề cập đến cơ sở lý luận về tái cấu trúc các mặt hoạt động và công tác hoạch định tài chính của doanh nghiệp phù hợp điều kiện, diễn biến của thị trường.

Kết quả của đề tài là sự nỗ lực cố gắng của bản thân song sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy các cô, sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp. Nhân đây tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS, Tiến sĩ Trần Trọng Phúc- khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.

Luận văn thạc sĩ

Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản – NXB thống kê năm 2001.

2. Giáo trình cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp – TS. Nghiêm Sĩ Thương – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – 1997.

3. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp – TS. Phan Thị Ngọc Thuận – NXB Khoa học và Kỹ thuật năm 2003.

4. Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự toán nhu cầu tài chính doanh nghiệp – PTS Đào Xuân Tiên; PTS Vũ Công Ty; ThS Nguyễn Viết Lợi – NXB Tài chính – 1996.

5. Khoa học quản lý và hoạt động kinh doanh – PGS.TS Đỗ Văn Phức – NXB Khoa học kỹ thuật – 2003.

6. Giáo trình quản lý chiến lược – TS Nguyễn Văn Nghiến – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – 2003.

7. Các số 10, 11, 12, 13 – Tạp chí Nhà quản lý – Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

8. Các số liệu, tài liệu cập nhật cụ thể của Công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây từ năm 2000 đến 6/2005.

Một phần của tài liệu Chiến lược tái cấu trúc tài chính công ty liên hợp thực phẩm hà tây (Trang 112 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)