Chương 1: Doanh nghiệp và chiến lược tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.2.5. Phân tích các báo cáo tài chính
1.2.5.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập cung cấp những thông tin rất hữu ích cho việc đánh giá sức mạnh tài chính khả năng thanh khoản, rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp . Nhưng thật không dễ dàng để có thể xác định một cách chính xác những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty mà chỉ bằng cách xem xét qua các báo cáo này. Thông qua phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh giá khá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời các tỷ số tài chính không chỉ cho thấy các mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo tài chính, mà chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các khoản mục đó của doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn và so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Giá trị trung bình ngành là trung vị các giá trị của các doanh nghiệp trong ngành bởi vậy nó thay đổi theo từng thời điểm tính toán.
a. Các tỷ số thanh khoản .
Có hai tỷ số thanh khoản quan trọng nhất là tỷ số luân chuyển tài sản lưu động và tỷ số thanh toán nhanh.
1/ Chỉ tiêu luân chuyển tài sản lưu động (Chỉ tiêu thanh toán) The Current Ratio-Rc.
Tỷ số này được xác định bằng công thức : Tài sản lưu động
Rc =
Các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ số này dùng để đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn (thường dưới 1 năm). Tỷ số luân chuyển lài sản lưu động cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể luân chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ
Luận văn thạc sĩ
Chương 1
ngắn hạn. Khi giá trị của tỷ số này giảm (tiến về giá trị O) thì chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng . Khi tỷ số luân chuyển tài sản lưu động có giá trị cao (trên giá trị 1 ) cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên. tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều nợ phải đòi ... Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp .
Mặt khác, trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản , bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Bởi vậy, cần phải quan tâm tới tỷ số thanh toán nhanh.
2. Chỉ tiêu thanh toán nhanh ( The quick Ratio- Rq )
Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể luân chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cần thiết.
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Rq =
Các khoản nợ ngắn hạn
Các tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và các khoản phải thu. Do các loại hàng hóa thông thường tồn kho (trừ những hàng hoá đặc biệt có xu hướng biến động giá tăng) có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất khá nhiều thời gian nên không được tính vào tỷ số này.
b. Các chỉ tiêu hoạt động:
3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ration- RI )
Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu.
Luận văn thạc sĩ
Chương 1 36
Độ lớn của quy mô tồn kho tùy thuộc vào sự kết hợp của khá nhiều yếu tố như: ngành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu, mùa vụ ...
Tỷ số này được tính theo công thức sau : Doanh thu thuần
RI =
Hàng hoá tồn kho
4. Kỳ thu tiền bình quân ( Avarage Collection - ACP )
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 VNĐ hàng hóa bán ra được thu hồi . Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau :
Doanh thu thuần (l năm) N (số vòng quay các khoản phải thu) =
Các khoản phải thu bình quân (l năm)
Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 365 x
Doanh thu thuần 365
= N
Nếu số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi ngược lại nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, do Công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới số ngày thu tiền bình quân cao .
5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (năng suất của 1 đồng TSCĐ) The Fixed assets Utilization
Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp. Công thức tính tỷ số này như sau:
Luận văn thạc sĩ
Chương 1
Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =
Giá trị tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán, tức là nguyên giá của tài sản cố định khấu trừ phần hao mòn tài sản cố định được cộng dồn đến thời điểm tính .
6. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (năng suất của 1 đồng tài sản)-The total assets utilization Ratio- TAU
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Công thức tính tỷ số này như sau:
Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản =
Tổng tài sản
Tổng tài sản là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán. Bởi tài sản cố định chiếm một phần rất quan trọng trong tổng tài sản của doanh nghiệp, do đó tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp được tính toán dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán .
c. Các chỉ tiêu công nợ:
7. Tỷ số nợ ( Debt Ratio- RD )
Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp Tổng số nợ
RD =
Tổng tài sản có
Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính . Các khoản nợ ngắn hạn gồm các khoản phải trả, các hóa đơn mua hàng phải thanh toán, các khoản nợ lương, nợ thuế, nợ tiền điện,
Luận văn thạc sĩ
Chương 1 38
nước, bảo hiểm ... Các khoản nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn dài hơn 1 năm như nợ vay dài hạn. trái phiếu, kỳ phiếu, giá trị tài sản thuê mua.
Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng giá trị toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của bảng cân đối tài sản .
8. Khả năng thanh toán lãi vay (Times Interest Earned Ratio-RT)
Chi phí trả lãi vay là một khoản chi tương đối ổn định và có thể tính toán trước. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để chi trả lãi vay là thu nhập trước thuế và trả lãi. Bởi vậy, tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp .
Công thức tính tỷ số này được thiết lập như sau : EBIT
Rt =
Chi phí trả lãi
Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT ) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Nếu khoản tiền này quá nhỏ hay có giá trị nhỏ hơn 1 hoặc giá trị âm (-), thì doanh nghiệp khó có thể trả được lãi. Mặt khác tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chi phí trả lãi bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi của các khoản vay trung, dài hạn và tiền lãi của các hình thức vay mượn khác như trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu .
9. Khả năng thanh toán các chi phí ổn định ( RCF )
Tỷ số thanh toán nợ vay tập trung vào yếu tố liền lãi vay và bỏ qua nhiều khoản chi tiêu ổn định khác. Còn tỷ số về khả năng thanh toán các chi phí ổn định đo lường số lượng thu nhập hoạt động được sử dụng để chi trả cho các khoản chi phí ổn định nh chi phí trả lãi vay, các nghĩa vụ theo hợp đồng, khế - ước vay mượn ... Tỷ số này được tính theo công thức sau :
EBIT + Tiền thuê phải trả RCF =
Luận văn thạc sĩ
Chương 1
Quỹ thanh toán nợ Tiền trả lãi + Tiền thuê phải trả +
1 - T
Bởi tiền thuê trả cho người cho thuê được khấu trừ vào thu nhập như một khoản chi phí hoạt động nên nó phải được cộng vào EBIT để trang trải cho các chi phí ổn định.
Bên cạnh tiền trả lãi, các chi phí ổn định còn có các khoản tiền thuê phải trả trong kỳ cộng với quỹ thanh toán nợ được đưa về trước thuế, bởi khi trích lập chúng là thu nhập sau thuế .
d. Các chỉ tiêu doanh lợi:
10. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần trên doanh thu (Doanh lợi của 1 đồng doanh thu)-Net Profit Margin on Sales -Rp
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác.
Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả kinh doanh hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công thức tính được thiết lập như sau :
Lợi nhuận thuần
Rp = x 100 Doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần là khoản lời ròng sau khi đã khấu trừ hết các chi phí và nộp thuế lợi tức .
11. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (Doanh lợi của 1 đồng tài sản)- Net Return on assets Ratio-Rr.
Chỉ liêu lợi nhuận trên tổng số vốn đầu tư dùng để đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tỷ số này được tính như sau :
Lợi nhuận thuần
Luận văn thạc sĩ
Chương 1 40
Rr = x 100
Tổng tài sản
12. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu.
Công thức tính được thiết lập như sau : Lợi nhuận thuần
RE = x 100