Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI

1.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay là hoạt động cốt lõi nhất của ngân hàng thương mại để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó cho vay khách hàng DNNVV cũng nằm trong hoạt động cho vay chung của ngân hàng thương mại. Theo đó khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay.

Dựa vào khái niệm trên, hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của ngân hàng thương mại có thể được khái quát là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là DNNVV theo đó bên cho vay cấp hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục

đích xác định trong một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.2.2 Phân loại cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với các khoản cho vay, ngân hàng có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm mục tiêu quản lý nguồn vốn cho vay một các hiệu quả, phát hiện sớm các rủi ro tiềm tàng từ đó có biện pháp ứng phó thích hợp.

Phân loại theo thời hạn vay:

Theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý khoản vay một cách tốt hơn về mặt thời gian đối với các khoản vay khách hàng DNNVV như thời hạn giải ngân, thời gian thu nợ… Từ đó ngân hàng có thể quản lý thanh khoản một cách hiệu quả hơn.

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống chủ yếu phục vụ mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu sử dụng vốn ngắn hạn của DNNVV.

Trung và dài hạn là các khoản vay từ 1 đến 5 năm đối với các khoản vay trung hạn và trên 5 năm đối với các khoản vay dài hạn. Mục đích chủ yếu của các khoản vay này là phục vụ nhu cầu đầu tư mua sắm trụ sở, xe cộ hoặc tài sản cố định phục vụ kinh doanh, sản xuất.

Phân loại theo đối tượng khách hàng:

Có 2 loại là cho vay đối với khách hàng pháp nhân và cá nhân trong nước, cho vay đối với cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Với cách phân loại này ngân hàng dễ quản lý khoản mục cho vay theo đối tượng vay vốn. Hình thức này đặc biệt giúp ngân hàng dễ tiếp cận, dễ khai thác tiềm năng của nhiều đối tượng khách hàng đồng thời tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

Phân loại theo loại tiền:

Có 2 loại là cho vay bằng đồng nội tệ và cho vay bằng ngoại tệ. Với hình thức này ngân hàng dễ quản lý được lượng ngoại tệ tồn tại trong ngân hàng,

kiểm soát được lượng cung tiền ngoại tệ ra nền kinh tế nhằm hạn chế tình trạng ngoại tệ hóa nền kinh tế. Tuy nhiên các khoản vay bằng ngoại tệ ít phổ biến hơn do các quy định tương đối chặt của ngân hàng nhà nước, do đó các khoản vay bằng ngoại tệ được các doanh nghiệp thay thế bằng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh như các hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ hoặc các hình thức bảo lãnh hoặc tài trợ bằng ngoại tệ.

Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay:

Có 2 loại cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có tài sản đảm bảo. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng dễ dàng giải ngân với các điều kiện ít chặt chẽ hơn và lãi suất linh hoạt hơn so với cho vay không có tài sản đảm bảo. Do các khoản vay không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp) sẽ chịu nhiều rủi ro mất vốn hơn do đó lãi suất và điều kiện thường rất chặt chẽ và lãi suất kém hấp dẫn hơn.

1.2.3 Nguyên tắc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Như đã trình bày ở trên, cho vay khách hàng DNNVV là một bộ phận của hoạt động tín dụng của ngân hàng, do đó hoạt động cho vay khách hàng DNNVV cần phải tuân thủ những nguyên tắc như cho vay khách hàng nói chung:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách

hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.

Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.

- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn:

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền.

Hơn nữa, bản chất của quan hệ cho vay là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định, vốn vay phải được hoàn trả theo nguyên tắc cả gốc và lãi.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)