CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.2 Thực trạng phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Vĩnh Phúc
2.2.2 Tiêu chí định lượng đánh giá thực trạng phát triển cho vay KHDNNVV
Hình 2-3: Dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Về quy mô dư nợ khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc, quy mô dự nợ cho vay khách hàng DNNVV tại chi nhánh đang có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của chi nhánh đạt 612 tỷ đồng tăng 129 tỷ tương ứng tăng 21,1% so với năm 2016;
Năm 2018 dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tăng 141 tỷ đồng tương ứng tăng 19% so với năm 2017 đạt 882 tỷ đồng. Năm 2019, dư nợ cho vay khách hàng DNNVV đạt 996 tỷ đồng tương ứng tăng thêm 114 tỷ ( tăng 12,9%). So với tốc độ tăng của tổng dư nợ chi nhánh, dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của chi nhánh Vĩnh Phúc có phần ổn định và đều hơn. Tuy nhiên về mặt tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV đang chỉ chiếm tỷ trọng trung bình từ 10% đến 13% so với tổng dư nợ trong khi đó dư nợ cho vay khách hàng thể nhân và cho vay khách hàng bán buôn lớn chiếm tỷ trọng rất cao so với cho vay khách hàng DNNVV. Điều này cho thấy Vietcombank Vĩnh Phúc đang thiếu sự đầu tư cho
6118 6524 7764
7651
9060
612 741 882 996 1000
10.0%
11.4% 11.4%
13.0%
11.0%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
14.0%
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000
2016 2017 2018 2019 2020
Tổng dư nợ SMEs Tỷ trọng
hoạt động phát triển cho vay khách hàng DNNVV tại khu vực trong khi dư địa phát triển của đối tượng khách hàng này vô cùng tiềm năng. Nguyên nhân của thực trạng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV đang chiếm tỷ trọng thấp tại Vietcombank Vĩnh Phúc đến việc trong suốt thời gian phát triển của tỉnh, Vietcombank Vĩnh Phúc đóng vai trò là một ngân hàng lớn, hỗ trợ về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong đó khách hàng trọng tâm là khách hàng lớn, khách hàng FDI… chính vì vậy dư nợ cho vay khách hàng lớn và khách hàng FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Trong suốt giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2014, Vietcombank Vĩnh Phúc tập trung phát triển tín dụng nói chung và cho vay nói riêng cho nhóm khách hàng này kết hợp với các dịch vụ thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thu được nguồn lợi nhuận lớn. Điều này khiến cho ngân hàng tập trung nguồn lực phát triển hiệu quả nhóm khách hàng này và chưa tập trung phát triển cho khách hàng DNNVV. Tuy nhiên từ năm 2014 trở đi, với sự ổn định trong phát triển khu công nghiệp và ổn định sản xuất thì số lượng khách hàng lớn mới cũng giảm dần. Cùng với đó sự phát triển mạnh mẽ DNNVV đã khiến Vietcombank nói chung và Vietcombank Vĩnh Phúc nói riêng phải thay đổi chiến lược cho vay nhằm hạn chế rủi ro tập trung và đa dạng hóa khách hàng.
Bên cạnh đó, năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc nói riêng và trên toàn Việt Nam nói chung tuy nhiên khi đánh giá dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tại Vietcombank Vĩnh Phúc lại cho thấy sự ổn định khi dư nợ cho vay khách hàng nhỏ và vừa tương đương so với năm 2019. Điều này cho thấy khả năng của các doanh nghiệp này khi ứng phó với những thay đổi của nền kinh tế một cách rất linh hoạt nhằm tạo ra nguồn thu mới từ hoạt động kinh doanh. Vietcombank Vĩnh Phúc cần phải tận dụng những đặc điểm và lợi thế này để phát triển hoạt động cho vay khách hàng DNNVV nhằm đa dạng hóa nguồn cho vay giảm thiểu rủi ro
tập trung của chi nhánh.
2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV trong giai đoạn 2016-2020 diễn biến ngược chiều so với biến đọng tổng dư nợ của chi nhánh.
Giai đoạn 2016-2017, dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tăng 21,01%
cao hơn 14,44 điểm % so với năm 2016. Điều này cho thấy chi nhánh đang tạo đà phát triển cho vay khách hàng DNNVV tương đối tốt và mang lại kết quả tích cực. Giai đoạn 2017-2018, tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tương đương với tốc độ tăng trưởng của cho vay khách hàng DNNVV khi cả hai đều đạt tốc độ tăng trưởng là gần 19%. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế mở rộng và tăng trưởng mạnh do đó tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều phát triển do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp không chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tăng lên với tốc độ ngang nhau.
Hình 2-4: Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc)
2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020
Tổng dư nợ 6.64% 19.01% -1.46% 18.42%
SMEs 21.08% 19.03% 12.93% 0.40%
6.64%
19.01%
-1.46%
18.42%
21.08%
19.03%
12.93%
0.40%
-5.00%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
AXIS TITLE
Giai đoạn 2018-2019 ghi nhận sự biến động ngược chiều khi dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc tăng tưởng ở mức 12,93% trong khi tăng trưởng dư nợ toàn chi nhánh chỉ ở mức thấp -1,46%.
Điều này có thể được giải thích thông qua việc tái cơ cấu nguồn vốn của các khách hàng bán buôn lớn trên địa bàn khiến cho dư nợ của khách hàng FDI suy giảm mạnh đồng thời việc phát sinh thêm khoản nợ xấu của một khách hàng FDI khiến cho toàn bộ dư nợ của Vietcombank Vĩnh Phúc suy giảm mạnh. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng DNNVV vẫn duy trì ở mức cao; tuy một bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên kết với các doanh nghiệp FDI hoặc các công ty có quy mô lớn tuy nhiên việc tái cơ cấu nguồn vốn-tài sản của các công ty này không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2020 cho thấy cơ cấu của dư nợ cho vay tác động đến tổng dư nợ toàn chi nhánh. Năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch Covid 19 do đó đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng nặng nề khi không thể mở rộng kinh doanh cũng nhu duy trì sản xuất như bình thường. Điều này khiến cho tăng trưởng dư nợ trong năm 2020 đối với khách hàng DNNVV chỉ tăng 0,4% trong khi đó tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh tăng 18,42%
đến từ tăng trưởng dư nợ từ khách hàng FDI cũng như khách hàng thể nhân.
Tóm lại tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời do chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ do đó không có tác động cân bằng trong trường hợp các nguồn cho vay khách chịu ảnh hưởng ngược chiều. Ngoài ra giai đoạn 2019-2020, do tác động của dịch Covid 19, cho vay khách hàng DNNVV gặp những khó khăn nhất định từ các biện pháp phòng dịch như cách ly xã hội, gián đoạn của chuỗi cung ứng trong và ngoài nước khiến cho tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng
DNNVV suy giảm mạnh so với giai đoạn trước năm 2019. Đây là hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc và cần có biện pháp khắc phục.
2.2.2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay
a) Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV phân theo hình thức cho vay Về tổng thể, cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc đang theo đúng định hướng của VCB Hội sở chính định hướng. Giai đoạn 2016-2020, VCB và Vietcombank Vĩnh Phúc nói riêng duy trì định hướng phát triển cho vay trên cơ sở đảm bảo vốn vay và mang lại hiệu quả cao, không tăng trưởng nóng hoặc nâng cao khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Điều này đã định hướng chi nhánh Vĩnh Phúc luôn tập trung phát triển các hình thức cho vay có độ an toàn cao. Giai đoạn 2016-2020, chi nhánh tập trung cho vay ở hình thức có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay. Cụ thể giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng trên 85% cho thấy chi nhánh đang phát triển tối đa hình thức cho vay này.
Bảng 2-3: Dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 phân theo hình thức cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
2016 2017 2018 2019 2020
SMEs 612 741 882 996 1000
Có TSĐB 601 712 827 907 924
Không có TSĐB 11 29 55 89 76
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc)
Hình 2-5: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 phân theo hình thức cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Tuy việc phát triển hình thức cho vay có TSĐB giúp ngân hàng kiểm soát được nguồn vốn vay của mình cũng như hạn chế được tổn thất trong trường hợp phát sinh nợ xấu (bằng hình thức thanh toán nợ xấu bằng phát mại tài sản đảm bảo) nhưng điều này lại gây ra sự khó khăn cho các khách hàng DNNVV khi họ tìm kiếm các khoản vay không quá lớn và ngắn hạn nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Việc yêu cầu tài sản đảm bảo đối với các khoản vay ngắn hạn, giá trị khoản vay nhỏ khiến cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa ít tìm đến các sản phẩm của Vietcombank Vĩnh Phúc
b) Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV phân theo sản phẩm cho vay
Cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc đang tập trung vào một số sản phẩm nhất định gồm: cho vay ngắn hạn và Tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp.
601 712 827 907
924
11 29 55 89
76
86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100%
2016 2017 2018 2019 2020
Có TSĐB Không có TSĐB
Bảng 2-4: Dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 phân theo sản phẩm cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng 2016 2017 2018 2019 2020
SMEs 612 741 882 996 1000
Cho vay ngắn hạn 187 287 309 402 478
Tài trợ vốn lưu động 206 255 298 341 421
Cho vay đầu tư TSCĐ 118 139 158 160 50
Tài trợ dự án 51 41 61 68 25
Cho thuê tài chính 50 19 56 25 26
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2016-2020: Năm 2017 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng 100 tỷ tương đương tăng 53,48% so với năm 2016 đạt giá trị 287 tỷ đồng. Năm 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn khách hàng DNNVV đạt 309 tỷ đồng tăng 7,76% so với năm 2017, nguyên nhân là do trong giai đoạn này các ngân hàng cạnh tranh bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó các sản phẩm cho vay ngắn hạn bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi đa dạng các sản phẩm cho vay từ nhiều bên. Đến năm 2019 nhờ việc xác định lại mục tiêu thị trường cũng như có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh mà dư nợ khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc có sự thay đổi tích cực theo đó năm 2019 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 402 tỷ đồng tăng 30,1% so với năm 2018. Đến năm 2020 dư nợ cho vay ngắn hạn khách hàng DNNVV tăng trưởng 18,91% so với năm 2019 đạt giá trị 76 tỷ đồng.
Cho vay tài trợ vốn lưu động chiếm tỷ trong cao thứ hai trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tại Vietcombank Vĩnh Phúc. Giai đoạn 2016- 2020, cho vay tài trợ vốn lưu động tăng trưởng đều với mức tăng trung bình 72
tỷ đồng/năm. Năm 2020, cho vay tài trợ vốn lưu động tăng 80 tỷ đồng đạt giá trị 421 tỷ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng này là sau quá trình cách ly xã hội doanh nghiệp cần nguồn vốn đền bù đắp vào dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp từ đó khôi phục sản xuất kinh doanh trở lại.
Hình 2-6: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 phân theo sản phẩm cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Đối với cho vay TSCĐ: được phân loại thành 2 loại sản phẩm chính là cho vay mua ô tô doanh nghiệp và đầu tư mua sắm tài sản cố định. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016-2019 cho thấy các doanh nghiệp mở rộng mua sắm TSCĐ cũng như mua sắm xe phục vụ doanh nghiệp. Chứng minh cho hiện tượng này là việc dư nợ cho sản phẩm này chiếm tỷ trọng tương đối cao:
năm 2016, 2017 là 19% năm 2018 là 18% và đến năm 2019 là 16%. Tuy nhiên đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 cũng như quá trình tái khởi động kinh doanh khiến cho doanh nghiệp chưa tập trung mua sắm trang thiết bị, TSCĐ mà thay vào đó là vay các khoản vay nhằm tạo đòn bẩy khôi phục kinh doanh nhanh nhất.
31%
39%
35%
40%
48%
34%
34%
34%
34%
42%
19%
19%
18%
16%
5%
8%
6%
7%
7%
3%
8%
3%
6%
3%
3%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
2016 2017 2018 2019 2020
Cho vay ngắn hạn Tài trợ vốn lưu động Cho vay đầu tư TSCĐ Tài trợ dự án Cho thuê tài chính
Các sản phẩm cho thuê tài chính hay Tại trợ dự án biến động không đều qua các năm do chiến lược kinh doanh của VCB chưa tập trung phát triển những sản phẩm này đồng thời những đối tượng vay thường có hoạt động sản xuất kinh doanh nhạy cảm với thị trường do đó việc bị ảnh hưởng mạnh là điều không tránh khỏi.
2.2.2.4 Số lượng khách hàng
Bảng 2-5: Số lượng khách hàng DNNVV và dư nợ trung bình của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: khách hàng, Tỷ đồng 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng khách hàng mới 31 36 41 46 51
Dư nợ trung bình/khách hàng 19,7 20,6 21,5 21,7 19,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc)
Số lượng khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng đều cụ thể giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 5 khách hàng/năm. So sánh với dư nợ trung bình/từng khách hàng có thể thấy từ năm 2016-2019 dư nợ trung bình có xu hướng tăng từ 19,7 tỷ đồng lên 21,7 tỷ đồng . Khách hàng của Vietcombank Vĩnh Phúc chủ yếu đang tập trung đến 80% số lượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ trong đó chủ yếu là công nghiệp hỗ trợ.
Các doanh nghiệp này nằm trong chuỗi cung ứng của các khách hàng bán buôn của Vietcombank Vĩnh Phúc.
So sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh có thể thấy cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc đang có chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng. Thông qua số liệu từ bảng 2.6, có thể thấy khối các ngân hàng thương mại nhà nước trong suốt giai đoạn 2016-2020 vẫn đang tập trung phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn và chưa đầu tư phát triển cho vay khách hàng DNNVV do đó số lượng khách hàng mới đều gia
tăng chậm điển hình như Vietcombank và Vietinbank. Trong khi đó BIDV với truyền thống là ngân hàng cho vay phát triển đối với doanh nghiệp do đó vẫn duy trì số lượng khách hàng ở mức cao. Bên cạnh đó với các ngân hàng thương mại cổ phần như MBBank, Techcombank, trong giai đoạn từ năm 2016-2017 số lượng khách hàng DNNVV bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ và bứt phá khi số lượng doanh nghiệp tăng hơn 100%. Từ giai đoạn 2018-2020 do sự bùng nổ của khu vực kinh tế tư nhân với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cùng với sự thay đổi chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần đã giúp các ngân hàng này tăng trưởng nhanh chóng về số lượng khách hàng mới trên địa bàn.
Hình 2-7: So sánh số lượng khách hàng DNNVV mới của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị: khách hàng
(Nguồn: Tác giả tự thu thập, Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Có thể thấy Vietcombank Vĩnh Phúc đang chưa thực sự tập trung vào phát triển cho vay đối tượng khách hàng DNNVV tuy nhiên với những yêu
0 100 200 300 400 500 600
Vietcombank Vĩnh Phúc Vietinbank Vĩnh Phúc BIDV Vĩnh Phúc MBBank Vĩnh Phúc Techcombank Vĩnh Phúc
Vietcombank Vĩnh Phúc
Vietinbank Vĩnh Phúc
BIDV Vĩnh Phúc
MBBank Vĩnh Phúc
Techcombank Vĩnh Phúc
2020 51 35 209 557 498
2019 46 29 198 236 256
2018 41 33 121 165 202
2017 36 21 101 89 129
2016 31 14 87 24 21
cầu mới của chiến lược kinh doanh cũng như thay đối của thị trường thì chi nhánh cần nhanh chóng cải thiện tình trạng này để củng cố vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng trong khu vực.
c) Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV theo thời gian vay vốn Do Vietcombank Vĩnh Phúc tập trung vào các khoản vay ngắn hạn do đó giai đoạn 2016-2020 ghi nhận sự tăng trưởng đối với các khoản vay ngắn hạn.
Những khoản vay ngắn hạn của Vietcombank Vĩnh Phúc chiếm phần lớn là các khoản vay có TSĐB do đó mức độ an toán với các khoản vay này vô cùng tốt. Bên cạnh đó cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng kiểm soát vốn tốt hơn.
Hình 2-8: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 phân theo thời hạn vay
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Giai đoạn 2016-2020 ghi nhận mức tăng trưởng cho vay ngắn hạn khi năm 2017 tăng 64 tỷ so với năm 2016 tương ứng tăng thêm 25,5%. Năm 2018 cho vay ngắn hạn đạt 315 tỷ đồng tăng 116 tỷ tương ứng tăng 36,83% so với năm 2017; Năm 2019 tăng thêm 118 tỷ đồng đạt giá trị 549 tỷ đồng và đến năm 2020 cho vay ngắn hạn đạt giá trị 618 tỷ đồng tăng 12,57% so với năm 2019.
Về mặt tỷ trọng, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 40% lên mức trên 60% tổng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV của chi nhánh. Điều này là do
2016 2017 2018 2019 2020
Trung và dài hạn 361 426 451 447 382
Ngắn hạn 251 315 431 549 618
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%